Khi tôi giao tiếp với các bạn bè người Việt Nam, độ mặn nồng trong cảm hứng về khái niệm “Việt” của đối phương thường làm cho tôi phát hoảng. Chẳng hạn mấy năm trước, tôi từng gặp một cụ già người Việt di cư sang Mỹ đã nhiều năm, mặc dù chưa được đi học bậc cao nhưng khá rành lịch sử. Nội mà ông cụ kể chuyện về những bộ tộc như Mân Việt, Lạc Việt trong số dân Bách Việt thôi cũng đủ khiến nhiều người miền Nam Trung Quốc phải vã mồ hôi hột. Nhưng tôi rất nhanh nhận thấy rằng đằng sau sự rành rẽ đó hình như ẩn chứa một thứ tình cảm rất đặc biệt, cho đến khi cụ hoài niệm về những ngày tháng Việt Nam đã “chia sông cai trị” với Trung Quốc (phải đấy, tôi không nhìn nhầm, là chia sông Trường Giang mà cai trị), tôi đã đơ người không hề nhẹ. Chuyện này cho dù là hoang đường nhưng lại có thể thấy rằng một số người Việt Nam có tưởng tượng một cách đầy mâu thuẫn về bờ cõi lịch sử của chính dân tộc mình, mà điều này có quan hệ rất lớn với những cảm xúc phức tạp của dân gian Việt Nam đối với ...
Đăng tất cả các bài viết, bài dịch có tính chất nghiên cứu học thuật của Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Sang.