Khi tôi giao tiếp với các bạn bè người Việt Nam, độ mặn
nồng trong cảm hứng về khái niệm “Việt” của đối phương thường làm cho tôi phát
hoảng. Chẳng hạn mấy năm trước, tôi từng gặp một cụ già người Việt di cư sang Mỹ
đã nhiều năm, mặc dù chưa được đi học bậc cao nhưng khá rành lịch sử. Nội mà
ông cụ kể chuyện về những bộ tộc như Mân Việt, Lạc Việt trong số dân Bách Việt
thôi cũng đủ khiến nhiều người miền Nam Trung Quốc phải vã mồ hôi hột.
Nhưng tôi rất nhanh nhận thấy rằng đằng sau sự rành rẽ
đó hình như ẩn chứa một thứ tình cảm rất đặc biệt, cho đến khi cụ hoài niệm về
những ngày tháng Việt Nam đã “chia sông cai trị” với Trung Quốc (phải đấy, tôi
không nhìn nhầm, là chia sông Trường Giang mà cai trị), tôi đã đơ người không hề
nhẹ.
Chuyện này cho dù là hoang đường nhưng lại có thể thấy
rằng một số người Việt Nam có tưởng tượng một cách đầy mâu thuẫn về bờ cõi lịch
sử của chính dân tộc mình, mà điều này có quan hệ rất lớn với những cảm xúc phức
tạp của dân gian Việt Nam đối với Trung Quốc suốt bao năm nay.
Triệu Đà là một ví dụ hợp lý. Ai cũng biết giới sử học
chính thức của các triều Việt Nam đều đưa Triệu Đà vào vương thống, xưng là vị
vua khai quốc của nhà Triệu. Chính quyền họ Triệu từng có chiến tích chống lại
thành công đại quân Nam hạ của Hán triều, cũng được nhiều người Việt Nam thậm
chí là các nhà sử học Việt Nam xem như là tiêu chí Việt Nam từng chia lằn ranh
chống chọi với Trung Quốc. Cùng lúc với điều này, phe sử gia khác lại cho rằng
Triệu Đà khi đó dẫn quân Tần đi xuống phía Nam đã có công chung sống với Bách
Việt, mà bản chất là Trung Quốc đã xâm nhập cố thổ Việt Nam (đất của Bách Việt).
Sở dĩ họ đưa ra kết luận như vậy có lẽ là liên quan đến những truyền thuyết dân
gian được lưu truyền qua vài thế hệ.
![]() |
Bản đồ nước Nam Việt mà trong lịch sử Việt Nam gọi là "nhà Triệu" |
Trong những truyền thuyết này, nhân vật thần thoại “Lạc
Long Quân” của Việt Nam là tổ của Bách Việt, hơn nữa sống trước thời Triệu Đà
cát cứ, hậu duệ của Lạc Long Quân từng kiến lập một quốc gia gọi là “nước Văn
Lang,” quốc quân thì gọi là “Hùng Vương.” (nay ở các phố phường thành thị của
Việt Nam đều có những con đường mang tên “Hùng Vương”), bờ cõi của nó rộng đến
mức khiến người ta ngỡ ngàng. Ví như sách Lĩnh
Nam Chích Quái viết là nước Văn Lang “phía đông giáp Nam Hải, phía tây giáp
Ba Thục, phía bắc đến hồ Động Đình, phía nam đến nước Hồ Tôn Tinh (tức Chiêm
Thành, miền Trung Việt Nam bây giờ.)”
Truyền thuyết này ngay cả chính những nhà sử học của
Việt Nam cũng cho rằng là nói vớ vẩn không thật, nhưng lại rất có sức sống
trong dân gian. Không cần rườm rà chi, tin rằng quý độc giả đã có thể nhìn thấy
mở đầu của những truyền thuyết và văn chương này được kể ra từ miệng cụ già ấy
dường như ra một vần. Trong kể chuyện lịch sử như thế dù Triệu Đà có được xem
là kẻ xâm lược ngoại lai hay là vị vua khai quốc của Việt Nam đều có thể cho ra
một “sự thật” Việt Nam từng chia lằn ranh chống chọi với Trung Quốc.
Việt Nam yêu cầu chủ quyền đối với Hoàng Sa (Trung Quốc
gọi là Tây Sa) cũng có viết bài mượn quan điểm “Việt Nam là tổ của Bách Việt” ở
một mức nhất định. Chẳng hạn trước khi chính quyền Nam Việt sụp đổ, họ từng xuất
bản cuốn Đặc khảo Hoàng Sa và Trường Sa,
trong đó họ tìm những ủng hộ cho yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Các vấn đề lịch sử được viết trong sách rất nhiều, trong đó bài Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển
Đông đã lên tiếng “đến đầu thời Tây Hán, ba quốc gia của người Việt là Đông
Việt, Mân Việt và Nam Việt đã thành lập tại bờ tây Nam Hải,” dưới sự phản kháng
do Triệu Đà lãnh đạo, “trên vùng biển Mân–Quảng không hề thấy thuyền binh của
nhà Hán qua lại,” ngược lại, “người Bách Việt đã sinh sống ở trên biển khơi,
đem văn hóa truyền đến các quần đảo ở ven bờ Biển Đông.”
Hiển nhiên lối trình bày đó có nhiều sơ suất, nhưng chỗ
yếu hại của nó là ở: cắt bỏ triệt để mối liên hệ hữu cơ giữa tộc Bách Việt với
Trung Quốc, sau đó đánh tráo tộc Bách Việt là “người Việt Nam,” từ đó đem hoạt
động của người Việt Nam tại Biển Đông đẩy lên sớm tới 2.000 năm trước. Bất chấp
cương vực hoạt động của người Bách Việt hồi đó tuyệt đại bộ phận đều nằm trong
phạm vi quản hạt của các triều đại Trung Quốc, trong con mắt của bộ phận người
Việt Nam, sự thật này cũng chỉ có thể chứng minh rằng người Hán đã xâm lược tộc
Bách Việt chứ không thể chứng minh là Trung Quốc đã khai thác và kiểm soát đối
với Biển Đông.
Ai nấy đều biết bờ cõi Việt Nam trong phần lớn lịch sử
đều chỉ giới hạn ở Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, còn Trung Bộ và Nam Bộ của Việt
Nam vốn trong lịch sử là thuộc Champa và Campuchia (thành phố Hồ Chí Minh tên
cũ là Sài Gòn, cái tên đó không phải tiếng Việt Nam mà là tiếng Khmer). Trong
đó Việt Nam với Champa lại là kẻ thù không dung thứ nhau như nước với lửa, mãi
đến thế kỷ 16 Việt Nam mới nuốt trọn nước Champa. Điều thú vị là ở trong Đặc khảo Hoàng Sa và Trường Sa, tác giả
lấy luôn hoạt động trên biển của người Chăm (người Chăm trong lịch sử thạo về
hàng hải, ngư nghiệp, đến ngày nay vẫn vậy) là hoạt động trên biển của người Việt
Nam, không tiếc lời khoe quốc lực cường thịnh của Champa hồi ấy (nhưng không hề
nhắc một chứng minh khiến Champa cường thịnh trong đó chính là người Chăm đã
không chỉ một lần đánh phá, cướp bóc đô thành Việt Nam), mục đích thực sự của
nó là nhằm mô tả quần đảo Hoàng Sa “vốn là khu ngư nghiệp của người Chăm, rồi
khi lãnh thổ nước Chăm sáp nhập vào bản đồ nước Việt, người Việt đã trở thành
người kế thừa đương nhiên của họ.” Chỉ là tác giả bài ấy hình như quên, nếu
tuân theo logic phê bình Trung Quốc (hoạt động tại Biển Đông của người Bách Việt
không liên quan gì với Trung Quốc, bất chấp vùng đất Bách Việt đã trở thành một
phần trong lãnh thổ Trung Quốc hơn hai ngàn năm rồi), thế thì hoạt động trên biển
của người Champa làm sao có thể bị kẻ xâm lược Việt Nam đến thế kỷ 16 mới đến
thôn tính họ kế thừa được? Nếu vẫn cố lấp lửng mối quan hệ giữa người Việt Nam
với Bách Việt, có thể được dùng để chứng minh quyền của người Việt Nam đối với
các đảo trên Biển Đông, thế thì di sản trên biển của người Champa không phải
nên để cho dân tộc Chăm sống rải rác ở các vùng châu Á được kế thừa mới đúng
sao?
Gần đây trong nước Việt Nam đã có khơi mào vụ tranh chấp
trên Biển Đông, người ta đã tấn công và gây tổn thương đến các doanh nghiệp có
bỏ vốn của Trung Quốc (kể cả Đài Loan) và nhân viên của họ, làm bừng dậy sự căm
phẫn của tất cả những người Trung Quốc. Nhưng đồng thời với sự căm phẫn, người
viết cũng rất phản đối những kiểu phẫn nộ phát tiết theo chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc hạ cấp gọi là “khỉ gió Việt Nam” hay “Nước Khỉ” (cách chửi như vậy so với
những người thuộc phe bản địa cực hữu ở Hồng Kông mắng du khách lục địa Trung
Quốc là “châu chấu” thì có khác gì nhau? Nên biết rằng không lâu trước đây,
“con khỉ” là từ ngữ sỉ nhục mà đám thực dân Âu–Mỹ hay dùng để gọi những người
da màu có luôn người Trung Quốc bên trong nữa.) Vấn đề Biển Đông là một cuộc
chiến kéo dài đến mấy thế hệ. Nhiệm vụ khẩn trương hơn có lẽ là nên khích lệ những
người Trung Quốc nào có quan tâm đến tranh chấp Trung – Việt với hòa bình khu vực
Đông Á bỏ chút thời gian tìm hiểu, xem xét và phân tích chính trị Việt Nam cũng
như động hướng dư luận trong nhân dân Việt Nam nỗ lực cung cấp hướng tới những
người Trung Quốc càng nhiều, có vậy người Trung Quốc mới có thể hiểu được vấn đề
và có giải pháp hay hơn trong cuộc chiến kéo dài này.
Theo tác giả:
Trương Lực, lấy hiệu Ẩm Mã Trường Giang, guancha.cn
Nguyễn Thành Sang dịch Việt
“汉儿学得胡儿语,却向城头骂汉人”
Trả lờiXóa现在的中国人种和从前的汉朝早已没有任何血缘关系,现在的越南和以前的南越也没有关系,都是民族主义思想下的文化继承罢了。
正如异族进入中原后喜欢把自己发明成中国的继承人,现代越南国家是窃取了五代十国藩镇领主割据后的土地,和其他节度使割据没什么区别。
不过越南处于边缘地带,向来是中央不重视的“瘴疠之地”。越南在五代十国割据成功之后,南越蛮族窃取了官僚化的北越政府,并把新的越南发明为被中国殖民了一千年的国家。其实之前那一千年的安南人根本不认为自己是一个国家,二征夫人和陈胜农民起义没有什么区别,都是越南的“民族主义”理论家为了证明越南国家合法性来源强行解释出来的历史。
在“民族国家”从欧洲诞生以前,根本不存在“越南民族”的集体认同,越南政权为了自己的政权合法性,强行解读历史,把颠覆中国安南割据政权得到的国家解释成被中国殖民一千年,引导越南人从小仇恨中国,仇视从来没有见过的人民,伤害的只有两国人民。