Chuyển đến nội dung chính

ĐỀU LÀ NƯỚC PHIÊN THUỘC CỦA TRUNG QUỐC, TẠI SAO VUA VIỆT NAM CÓ THỂ XƯNG ĐẾ TRONG KHI VUA HÀN QUỐC CHỈ XƯNG VƯƠNG?


Từ cổ đại cho đến cận đại, Trung Quốc đều đóng vai là nước tông chủ của khu vực châu Á, các nước xung quanh trừ Nhật Bản ra đều đóng vai là nước phiên thuộc. Trong số đông những nước phiên thuộc của Trung Quốc thì Việt Nam và Hàn Quốc (Triều Tiên) là hai nước cảm lấy khái niệm đó cao nhất.
Nói đến nước phiên thuộc thì rất nhiều độc giả sẽ dễ hiểu lầm cho nên cần phải phổ cập khái niệm này một chút. Thật ra không phải cứ nói một nước này là phiên thuộc của một nước khác, mà là một triều đại nào đó của nước ấy trở thành phiên thuộc của triều đại nọ bên nước khác thôi. Lấy ví dụ như nhà Thanh của Trung Quốc, nhà Nguyễn của Việt Nam và nhà Triều Tiên của Hàn Quốc, như vậy nói cho chuẩn thì nhà Nguyễn của Việt Nam và nhà Triều Tiên (họ Lee) của Hàn Quốc là nước phiên thuộc của nhà Thanh bên Trung Quốc.
Các triều đại khác của Trung Quốc cùng với các triều đại khác của Việt Nam, của Hàn Quốc cũng là lẽ như nhau.

Nước phiên thuộc phải cúi đầu xưng thần với nước tông chủ, toàn bộ hệ thống tông và phiên chỉ cho phép là vua nước tông chủ xưng đế thôi, cho nên vua của các nước phiên thuộc không được xưng đế mà chỉ được xưng vương. Nhưng rất nhiều độc giả sẽ nhận ra dù là các triều đại ở Việt Nam đều thành nước phiên thuộc của các triều đại ở Trung Quốc nhưng vua của Việt Nam luôn xưng đế, trong khi các triều đại của Hàn Quốc cũng là nước phiên thuộc của các triều đại ở Trung Quốc nhưng lại luôn xưng vương.
Tại sao đãi ngộ của Việt Nam lại khác với vua Hàn Quốc vậy? Trung Quốc xưng đế sao lại đi cho phép vua Việt Nam xưng đế?

Đầu tiên phải nói là, quốc lực của Việt Nam không cùng đẳng cấp với quốc lực của Hàn Quốc. Từ năm 968, nhà Đinh thành lập ở Việt Nam bắt đầu trở thành một quốc gia độc lập, Tống triều Trung Quốc đã nhiều lần phái binh Nam hạ tính thu phục nước Việt Nam vừa mới độc lập nhưng lần nào cũng thất bại quay về. Sau này đế quốc Mông-cổ hùng mạnh sắp kế hoạch đem binh chinh phục Việt Nam nhưng cũng thất bại y như triều trước. Nhìn ngược lại quốc lực Hàn Quốc đi, vào thời nhà Cao Ly của họ Wang, Hàn Quốc bị đế quốc Mông-cổ chinh phục, bị buộc trở thành nước phiên thuộc; vào thời nhà Triều Tiên của họ Lee, Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm lược sém chút nữa là mất nước, may sao nhà Minh của Trung Quốc đứng ra bảo vệ nên mới phục quốc nổi; sau này nhà Triều Tiên lại bị triều Thanh chinh phục, bị ép phải cắt đứt mối quan hệ tông–phiên với nhà Minh, trở thành nước phiên thuộc của nhà Thanh.

Lại nữa, vị trí địa lý và môi trường của Việt Nam khác với Hàn Quốc. Trung tâm chính trị của các triều đại Trung Quốc đều nằm ở phương Bắc, mà Hàn Quốc thì nằm gần miền đông bắc Trung Quốc, với lại phần lớn là địa hình đồng bằng, nếu lỡ có xảy ra biến cố gì Trung Quốc có thể tức tốc điều động quân đội sang để hỗ trợ hoặc là đàn áp. Việt Nam thì cách xa trung tâm chính trị của các triều đại Trung Quốc, với lại phần lớn là địa hình núi rừng, Trung Quốc điều động quân đội sang Việt Nam không những khả năng bổ sung cấp cứu không kịp, với lại còn nhiều vấn đề như không quen với khí hậu thủy thổ, không thuộc địa hình, dẫn đến thua binh tổn tướng. Nhà Minh của Trung Quốc đã từng tạm thời thu phục Việt Nam nhưng về sau lại từ bỏ lần nữa, để cho Việt Nam độc lập, đó chính là lẽ này vậy.

Với thứ ba, thái độ của Việt Nam và Hàn Quốc đối với Trung Quốc khác nhau hẳn hoi. Hàn Quốc thì luôn cúi đầu xưng thần tâm phục khẩu phục Trung Quốc, nhưng Việt Nam thì bề ngoài như thần phục song trong lòng không phục Trung Quốc, luôn muốn ngang hàng với Trung Quốc. Bờ cõi Việt Nam thuở độc lập ban đầu chỉ có miền Bắc Bộ bây giờ thôi, nhưng dã tâm của Việt Nam thì không nhỏ, luôn mở rộng bờ cõi ra bên ngoài, đem miền Nam bỏ vào trong bản đồ luôn như ngày nay, hơn nữa còn buộc các nước nhỏ xung quanh phải thần phục mình. Cũng tức là nói Việt Nam ngoại trừ là nước phiên thuộc của Trung Quốc ra, tự mình cũng là nước tông chủ của các tiểu quốc xung quanh, ví như Chân-lạp, Chiêm Thành v.v…

Theo tác giả: Vô Hạ Đàm Ngu Lạc, đăng 07-07-2019, 360kuai
Nguyễn Thành Sang dịch Việt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th