Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NGUYỄN VỚI TRUNG QUỐC LÀ THẾ NÀO? NHÀ NGUYỄN CÓ VĂN HÓA RA SAO?

    Phương diện ngoại giao, nhà Nguyễn khôi phục quan hệ tông–phiên với Thanh triều Trung Quốc, với Pháp Quốc từ hảo trở thành ác, tích cực gia tăng sức ảnh hưởng tại bán đảo Đông Dương. Khi Gia Long đế mới lập quốc liền phái sứ sang Thanh cầu phong làm “Nam Việt quốc vương” ( 南越國王 ), Thanh triều Gia Khánh đế không tán thành hai chữ “Nam Việt” nên đã cải phong Nguyễn Phúc Ánh thành “Việt Nam quốc vương” ( 越南國王 ), thế là bắt đầu lấy “Việt Nam” làm quốc danh. Đối với Pháp Quốc, vì Gia Long đế trong thời chiến tranh khai quốc từng cầu trợ với người Pháp nên nhân sĩ Pháp tịch được ưu đãi trong nhà Nguyễn mới hồi đầu và cho phép thương thuyền Pháp Quốc đến Việt Nam mậu dịch. Nhưng đối với Điều ước Phàm-nhĩ-tái (Traité de Versailles) giữa Việt và Pháp thì Gia Long bảo rằng do chính phủ Pháp Quốc chưa hề thực hành nên bãi bỏ. Thời Minh Mạng cấm chỉ truyền giáo sĩ Âu châu truyền giáo tại Việt Nam, quan hệ Việt–Pháp trở nên tồi tệ, người Pháp Quốc đã có điều bất mãn với Minh Mạng nên phê b

TRIỀU NGUYỄN ĐÃ THÀNH LẬP NHƯ THẾ NÀO? VÀ CUỐI CÙNG ĐÃ DIỆT VONG NHƯ THẾ NÀO?

  1. Tiền thân vương triều Quảng Nam quốc (1558–1777 Công nguyên) là tiền thân của triều Nguyễn, năm 1777 có lần đã bị triều Tây Sơn tiêu diệt. Quân chủ Quảng Nam quốc mặc dù là vị vương khác họ vốn là thuộc hạ của triều Hậu Lê, nhưng Lê hoàng không có một chút ảnh hưởng nào đến họ. Thực chất Quảng Nam quốc đã trở thành một vương quốc độc lập. Năm 1558 Công nguyên, Nguyễn Hoàng mượn cớ trấn thủ Thuận Hóa và đã đặt nền tảng cho Nguyễn thị Quảng Nam quốc. Chính quyền chúa Nguyễn không đặt quốc hiệu là “Quảng Nam” ( 廣南 ), theo sử gia Trần Trọng Kim thời cận đại Việt Nam đã nói: “Cõi phương Nam bấy giờ tuy đã độc lập nhưng họ Nguyễn chỉ xưng chúa mà không xưng vương, và vẫn chưa đặt quốc hiệu. Tuy nhiên người ngoại quốc thường xưng lãnh địa chúa Nguyễn là Quảng Nam quốc, vì Quảng Nam có đất Hội An (Phí Phúc, Faifó) là nơi người Tàu và người các xứ khác ra vào buôn bán, cho nên mới gọi là Quảng Nam.” Thời Nguyễn Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên đã xác lập Nguyễn Phúc là quốc tính. Về hậu kỳ