Chuyển đến nội dung chính

TRIỀU NGUYỄN ĐÃ THÀNH LẬP NHƯ THẾ NÀO? VÀ CUỐI CÙNG ĐÃ DIỆT VONG NHƯ THẾ NÀO?

 1. Tiền thân vương triều

Quảng Nam quốc (1558–1777 Công nguyên) là tiền thân của triều Nguyễn, năm 1777 có lần đã bị triều Tây Sơn tiêu diệt. Quân chủ Quảng Nam quốc mặc dù là vị vương khác họ vốn là thuộc hạ của triều Hậu Lê, nhưng Lê hoàng không có một chút ảnh hưởng nào đến họ. Thực chất Quảng Nam quốc đã trở thành một vương quốc độc lập.

Năm 1558 Công nguyên, Nguyễn Hoàng mượn cớ trấn thủ Thuận Hóa và đã đặt nền tảng cho Nguyễn thị Quảng Nam quốc. Chính quyền chúa Nguyễn không đặt quốc hiệu là “Quảng Nam” (廣南), theo sử gia Trần Trọng Kim thời cận đại Việt Nam đã nói: “Cõi phương Nam bấy giờ tuy đã độc lập nhưng họ Nguyễn chỉ xưng chúa mà không xưng vương, và vẫn chưa đặt quốc hiệu. Tuy nhiên người ngoại quốc thường xưng lãnh địa chúa Nguyễn là Quảng Nam quốc, vì Quảng Nam có đất Hội An (Phí Phúc, Faifó) là nơi người Tàu và người các xứ khác ra vào buôn bán, cho nên mới gọi là Quảng Nam.”

Thời Nguyễn Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên đã xác lập Nguyễn Phúc là quốc tính. Về hậu kỳ Quảng Nam quốc, Nguyễn Thế Tông chìm đắm vào nữ sắc và sưu cao thuế nặng nên nhân dân bất mãn, càng khiến cho triều Tây Sơn có cơ hội phát động cuộc khởi nghĩa. Tháng 8 năm 1777 Công nguyên, Nguyễn Văn Huệ đánh vào Hương Đôi, vị chúa cuối cùng của Quảng Nam quốc là Nguyễn Phúc Dương cùng các đại thần bàn bạc chạy xuống Bình Thuận, nhưng chưa kịp bỏ trốn thì ngài với mười tám đại thần bọn Tống Phúc Hòa bị quân đội triều Tây Sơn giết chết.

2. Lập quốc xưng đế

Nguyễn Phúc Ánh (阮福映, 1762–1820) là người đã sáng kiến triều Nguyễn, gọi tắt là Nguyễn Ánh, thường gọi là vua Gia Long, là hậu duệ của tông thất Nguyễn vương Quảng Nam quốc.

Mùa xuân năm 1775 Công nguyên, quân đội họ Trịnh ở phương Bắc đánh chiếm Phú Xuân (nay là Huế), Nguyễn Phúc Ánh chạy trốn theo người chú là Nguyễn Phúc Thuần xuống phương Nam. Năm 1777 Công nguyên, Định vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương bị quân khởi nghĩa Tây Sơn sát hại tại Gia Định, chì có Nguyễn Phúc Ánh may mắn trốn thoát một mình, được các cựu thần họ Nguyễn suy tôn là Nguyên soái Nhiếp quốc chính tại Long Châu.

Năm 1780 Công nguyên, Nguyễn Phúc Ánh xưng vương tại Gia Định, cất lời thề khôi phục tổ nghiệp họ Nguyễn, đóng ở Sài Côn (Sài Gòn) chống lại với quân Tây Sơn. Năm 1782 bị quân Tây Sơn đánh bại, ngài phải lưu vong đến đảo Phú Quốc. Năm 1784 Công nguyên, ngài liên quân với Xiêm-la nhưng lại bị quân Tây Sơn đánh bại lần nữa, buộc phải lưu vong ở bên Xiêm-la. Sau này dưới sự giúp đỡ của truyền giáo sĩ Bá-đa-lộc người Pháp được nước Pháp viện trợ, năm 1786 Công nguyên, Bá-đa-lộc thay mặt Nguyễn Phúc Ánh cùng ký Điều ước Phàm-nhĩ-tái (Traité de Versailles) với chính phủ Pháp, quy định Pháp quốc phái binh viện trợ Nguyễn Phúc Ánh và sẽ được cảng Đà Nẵng (Hiện Cảng) và đảo Côn Lôn của Việt Nam. Song cuộc đại cách mạng Pháp bùng nổ tức thì đã khiến cho Điều ước chưa thể được thi hành. Bá-đa-lộc thấy chính phủ Pháp không chịu xuất binh nên đành tự tuyển mộ binh lính và sắm sửa khí giới liên kết với 20 vị giáo quan người Pháp quay về Việt Nam. Bất luận thế nào, Bá-đa-lộc cuối cùng cũng đã không phụ sự ủy thác, trải qua bao nhiêu gian nan cũng đem được ngoại viện về. Đây là một người Tây Dương đã dành trọn đời để phục vụ Nguyễn Phúc Ánh, cuối cùng giữa đường tòng chinh thì bệnh tử, được Nguyễn Phúc Ánh truy tặng là Thái tử Thái phó Bi Nhu quận công.

Năm 1789 Công nguyên, Nguyễn Phúc Ánh thừa cơ nội bộ quân Tây Sơn chia rẽ trở về nước đoạt lại Gia Định. Dựa vào đồn điền ở đất Gia Định, ngài luyện binh dưỡng sức và nhiệm dụng các sĩ quan Tây Dương huấn luyện quân đội, xây đóng tàu thuyền, đúc tạo súng pháo, nhờ chỉnh đốn nên sức chiến đấu đã tăng cao. Sau đó mới dần dần bình định toàn quốc.

Tháng 5 năm 1802 Công nguyên, Nguyễn Phúc Ánh xây đàn Nam Giao tế trời, tự xưng hoàng đế tại Phú Xuân, đổi niên hiệu là Gia Long (vì đất Gia Định và Vĩnh Long là những nơi đã ra sức cho họ Nguyễn chiến tranh phục quốc nên định niên hiệu là Gia Long), đóng đô ở Phú Xuân, và sai sứ sang Thanh triều Trung Quốc thỉnh cầu sách phong. Tháng 11 cùng năm, Nguyễn Phúc Ánh thống nhất Nam–Bắc, đại cáo võ thành. Sau khi dâng tù binh lên Thái miếu, vua Cảnh Thịnh và các con em tông thất của ông ta bị lăng trì xử tử, cho năm con voi xé xác. Như vậy mà vẫn chưa tiêu giải mối thù hận chất chứa lâu năm trong lòng của Nguyễn Phúc Ánh, ngài cho lấy đầu lâu của nam nữ cả họ nhà Nguyễn Tây Sơn tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ cất giam mãi mãi trong lao ngục, xương cốt thì hết thảy bị giã nát ra tro. Triều Tây Sơn tung hoành Nam–Bắc suốt 25 năm cũng từ đó tan tành theo mây khói.

3. Thời kỳ đầu vương triều

Triều Nguyễn chia cả nước làm 23 trấn và 4 dinh, tại Thăng Long lập Bắc Thành thống 11 trấn miền Bắc, miền Nam lấy thành Gia Định làm trung tâm thống hạt 5 trấn miền Nam, địa phận kinh kỳ Thuận Hóa lập 4 dinh trực lệ. Triều Nguyễn khởi nghiệp bằng vũ lực và cũng dùng vũ lực thống nhất Nam–Bắc nên địa vị của vũ nhân rất cao, thủ trưởng ở các trấn trong cả nước đều do vũ quan sung nhiệm, thủ trưởng trong triều cũng là Ngũ quân Đô thống chấp chưởng binh quyền. Quan chế của triều đình dựa trên cơ sở cựu chế triều Lê tham chiếu với thể chế triều Thanh, bãi bỏ chức Thừa tướng, cho lục bộ: Binh, Hình, Lễ, Công, Lại, Hộ chủ lý quốc chính, đặt Đô sát viện để giám sát bá quan. Về mặt pháp luật thì tham khảo chủ yếu theo Luật Đại Thanh để sửa chữa biên soạn thành 398 điều Luật thư Gia Long bao gồm nhiều phương diện về quân sự, tài chính, hình pháp… Nguyễn Phúc Ánh đề cao Nho học, ngài hạ lệnh xây dựng Quốc tử giám ở Huế, mở kỳ thi Hương để chọn sĩ quan văn nhân. Đồng thời, Nguyễn Phúc Ánh hạ lệnh cho quần thần biên soạn Đại Nam Nhất thống Dư địa chí, Đại Nam Nhất thống chí, Đại Nam thực lục v.v là những pho sách lớn thuộc dạng sử–địa quan phương, tất cả đều là có dụng ý phô trương khí phách của một vương triều thống nhất. Ngoài ra, trong thời gian tại vị Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất cân đong lường trong nước, hạ lệnh sửa đường đắp đê khắp các nơi, chế định lệ giảm thuế và lập kho lương ở các trấn để dự trữ chẩn tế cho những lúc thiên tai đói kém.

Vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn là Thánh Tổ Nguyễn Phúc Đảm, sử xưng là vua Minh Mạng, vì nguyên Đông cung Nguyễn Phúc Cảnh đã bệnh mất trong thời kỳ chiến tranh phục quốc nên theo thứ tự xếp thứ tư vua Minh Mạng kế vị, lúc bấy giờ đang ở tuổi 30 sung sức.

Vua Minh Mạng đã già dặn kinh nghiệm chính trị nhưng lại cố chấp tự cao, là kiểu đế vương phong kiến điển hình. Ngài rất mực tôn sùng Nho học và chăm lo chính sự, thường đốt đèn đọc tấu chương suốt đêm, mọi việc đều phải do vua ngự bút châu phê rồi mới được thi hành. Lúc sinh tiền Minh Mạng thường răn đe tả hữu: “Lòng người hay nghĩ đến việc trị chứ không muốn sinh sự gây biến. Nhưng vào lúc tuổi trẻ sung sức nếu không gây dựng gì cả thì đến khi luống tuổi sức yếu còn làm được gì nữa.” (thiên Cần chính trong Minh Mạng chính yếu) Ngài kế thừa con đường trị quốc của phụ thân, kiến quốc hiệu là Đại Nam (大南), một lòng muốn xây dựng Việt Nam trở thành một đại đế quốc cường thịnh giống như Thanh triều. Ngài uốn nắn lại hệ thống quan liêu các cấp trung ương lẫn địa phương, trung ương thì lập Nội các để lo các việc, lại noi gương Xu mật viện triều Tống và Quân cơ xứ triều Thanh thành lập Cơ mật viện để xử lý những chính vụ trọng đại, lại hoạch định quan chế cửu phẩm có chính có tòng; đổi các trấn địa phương thành tỉnh; đối với các dân tộc thiểu số thì áp dụng “cơ chế lưu quan,” do các phái viên triều đình giám sát cử chỉ của các tù trưởng. Triều Nguyễn từ thời Gia Long đã thi hành chế độ quân chủ tập quyền, đặt ra mô thức thống trị là “tứ bất” (bốn điều không lập), tức là: không lập Tể tướng, không đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong vương cho người ngoài họ. Các quyền lực lập pháp, tư pháp, giám sát, quân chính, chấp pháp đều nằm trong tay Hoàng đế.

4. Nước Pháp xâm lược

Từ khi Nha phiến chiến tranh giữa Trung–Anh bùng nổ, triều đình họ Nguyễn cũng cảm thấy “bọn mọi rợ lộng hành” (di địch xương cuồng), thời Minh Mạng trở đi mối quan hệ Pháp–Việt dần dần trở xấu, triều Nguyễn đã gặp phải sự thách thức của liệt cường Tây phương. Tháng giêng nông lịch năm 1847 (năm Thiệu Trị thứ 7), phái viên nước Pháp đến Việt Nam yêu cầu bỏ lệnh cấm giáo, khi ấy có một chiếc tàu cập đến Đà Nẵng cho rằng người Việt có ý muốn tập kích nên đã khai pháo bắn đánh chìm năm chiếc thuyền của Việt Nam. Sau sự kiện này Nguyễn đình tăng cường hải phòng, đặt bảy đồn lũy Trấn Dương ở Quảng Nam. Cùng năm, Anh quốc phái quân hạm đến Đà Nẵng đệ trình văn thư lên triều đình nhưng Nguyễn đình từ chối, trong lúc đang giằng co thì vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời, vua Tự Đức kế vị (ở ngôi từ năm 1847–1883). Trong những năm thời Tự Đức, Pháp quốc từng bước xâm phạm Việt Nam, từ năm 1856 (năm Tự Đức thứ 9) họ đã tấn công các nơi ở Đà Nẵng và Gia Định, đó là “khơi nguồn người Pháp chiếm Việt Nam.” Năm 1861 (năm Tự Đức thứ 14), quân Pháp dốc toàn lực xâm lược Nam Kỳ sau chiến sự với Trung Hoa. Năm 1862 (năm Tự Đức thứ 15), chúng buộc triều Nguyễn ký Điều ước Sài Gòn lần thứ nhất cắt nhượng Biên Hòa, Định Tường, Gia Định cho Pháp. Dưới áp lực quân sự của Pháp, từng có những chí sĩ cải cách như Nguyễn Trường Tộ đề xuất phương án với Tự Đức học tập kỹ thuật của Tây phương, cải thiện tố chất chính phủ v.v. tuy được vua Tự Đức chú ý nhưng gặp sự phản đối của quan viên trong triều và cũng bị bãi bỏ do Nguyễn Trường Tộ qua đời. Năm 1867 (năm Tự Đức thứ 20), Pháp xuất binh xâm chiếm ba tỉnh Tây Nam Kỳ (An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên), lại công hãm Hà Nội năm 1873 (năm Tự Đức thứ 26), Lưu Vĩnh Phúc nhận lời của Việt Nam đưa quân Cờ Đen liên hợp với quân Việt tác chiến, đánh cho quân Pháp đại bại ở vùng ngoại ô phía tây Hà Nội, chém đầu hơn một trăm người của thủ lĩnh Pháp – Thượng úy An-nghiệp (Garnier), thừa thắng thu phục Hà Nội. Sang năm, Việt Nam quốc vương trao cho ông chức Tam Tuyên Phó đề đốc, cho phép ông quản lý ba tỉnh Tuyên Hóa, Hưng Hóa, Sơn Tây. Nhưng quan viên Việt Nam lại có thái độ tiêu cực, đúng như sử gia Việt Cộng – Trần Huy Liệu – đã chỉ ra: “Quân Pháp tiến đến nơi nào thì quan lại triều Nguyễn ở nơi đó nghe tin đều đầu hàng.” Năm 1874 (năm Tự Đức thứ 27), Việt – Pháp ký kết Điều ước Sài Gòn lần thứ hai, nội dung là Pháp thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, còn triều Nguyễn thừa nhận toàn bộ Nam Kỳ là lãnh thổ của Pháp, cho mở các bến khẩu ở Hà Nội và Thi Nại tấn (tức thành phố Quy Nhơn) để thông thương, người Pháp vừa đoạt được lãnh thổ vừa giành lấy quyền đi lại và kinh doanh trong nước Việt Nam. Năm 1882 (năm Tự Đức thứ 35), Pháp lại xuất binh lần nữa để đánh Hà Nội, năm sau (1883 tức năm Tự Đức thứ 36, cũng là năm Hiệp Hòa thứ 1, rồi năm Kiến Phúc thứ 1) chiếm lĩnh cảng Thuận An, buộc triều Nguyễn ký kết Điều ước Thuận Hóa thừa nhận Việt Nam là nước bảo hộ của Pháp. Cùng lúc với việc triều đình họ Nguyễn từ từ nhường bước trước người Pháp, triều Thanh với nước Pháp đã triển khai cuộc chiến tranh Trung–Pháp về vấn đề Việt Nam, trong nước Việt Nam cũng dấy lên những cuộc đấu tranh chống Pháp kịch liệt.

5. Thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1885 Công nguyên, chiến tranh Trung–Pháp kết thúc, triều Thanh ký kết hòa ước với Pháp quốc, thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp đối với Việt Nam. Hai bên Pháp–Việt thông qua Điều ước Thuận Hóa lần thứ hai xác lập sự cai trị bảo hộ của Pháp quốc. Đến đây thì Việt Nam đã triệt để trở thành món đồ trong giỏ. Sau này không chỉ Bắc Kỳ và Nam Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp mà ngay cả Trung Kỳ của triều Nguyễn sở tại, tông thất họ Nguyễn cũng chỉ giữ được hoàng vị trên danh nghĩa chứ không có chủ quyền gì nữa.

Năm 1887 Công nguyên, thực dân Pháp chia cắt ba bộ phận của Việt Nam thành Nam Kỳ (Giao-chỉ-chi-na), Trung Kỳ (An Nam) và Bắc Kỳ (Đông Kinh). Nam Kỳ trở thành “lãnh địa trực hạt,” Đông Kinh là “đất bán bảo hộ,” Trung Kỳ là “đất bảo hộ.” Ba địa khu này gộp lại với nước Campuchia được gọi là “Liên bang Đông Dương” Pháp thuộc. Tổng đốc Pháp là đầu não của Liên bang, đóng tại Hà Nội. Năm 1893, Lào cũng được sáp nhập là lãnh địa bảo hộ của Liên bang. Năm 1899, Pháp ép Trung Quốc phải cho thuê Quảng Châu loan (nay là Trạm Giang, Quảng Đông), cũng được trực hạt vào Liên bang.

Sau khi Đại chiến Thế giới lần thứ hai bùng nổ, Nhật Bản thay thế địa vị thống trị của Pháp tại Đông Dương. Năm 1945 Công nguyên, sau khi Nhật Bản đầu hàng, nước Pháp là kẻ bị hại trong cuộc bành trướng của phát-xít đã quay trở lại với ý đồ tái khống chế khu vực này. Nhu cầu đấu tranh của chủ nghĩa phản thực dân chung đã đoàn kết nhân dân ba nước chặt lại với nhau. Năm 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hội nghị trung ương lần VI của Đảng Cộng sản Đông Dương (bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các chi bộ đảng Cộng sản được thiết lập tại Lào và Campuchia) đã đề xuất thiết tưởng thành lập “chính phủ Liên bang nước Cộng hòa Dân chủ Đông Dương.” Mục đích chính thành lập “Liên bang Đông Dương” lúc bấy giờ là gì là nhằm liên kết ba nước lại, đoàn kết nhất trí bắt tay đánh đuổi thực dân Pháp cút về quê. Năm 1954 Công nguyên dưới sự đại lực viện trợ của Trung Quốc, Việt Nam đã đánh đuổi người Pháp, Liên bang Đông Dương Pháp thuộc giải thể.  

6. Thời kỳ thân Nhật

Trong thời kỳ Đại chiến Thế giới lần thứ hai được chuyển sang cho Nhật Bản kiểm soát. Năm 1945 Công nguyên, sau Cách mạng tháng Tám tại Việt Nam, hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn bị ép thoái vị. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, niên hiệu Bảo Đại, thông thường được gọi là Việt Nam Bảo Đại đế.

Tháng 6-1940, trong thời gian Đại chiến Thế giới lần thứ hai, Pháp đầu hàng Đức, Nhật Bản thừa cơ đòi hỏi chính phủ Pétain thuộc chính quyền Vichy rằng Đông Dương Pháp thuộc không được cho phép Trung Hoa Dân Quốc lợi dụng đường sắt Vân Nam–Việt Nam để nhập khẩu vật tư, đồng thời phái khiển quân đội Nhật Bản đến Việt Nam phong tỏa biên cảnh Trung–Việt. Song quân chiếm lĩnh Nhật Bản chưa thể đuổi thực dân Pháp cai trị nên cũng cam kết không đụng chạm đến hoàng cung của Bảo Đại tại Huế. Nhưng năm 1944 Công nguyên, sau khi quân đồng minh Mỹ–Anh công chiếm Paris, chính phủ de Gaulle chuyển hướng phản đối các nước phe Trục, thế là đêm ngày 9-3-1945 quân đội Nhật Bản thực hiện kế hoạch của Mitaka (Mỹ Cao) lật đổ chính quyền của Pháp tại Đông Dương.

Sáng ngày 11-3-1945 Công nguyên (mùng 27 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 20 nông lịch), đại sứ Nhật Bản Yokoyama (Hoành Sơn) đến Huế cận kiến Bảo Đại tại điện Thái Hòa, lấy cớ “châu Á thuộc về người châu Á” cổ động Bảo Đại, thế là ngay chiều hôm đó Bảo Đại bèn triệu tập Lục bộ Thượng thư và vương công thân quý phát bố Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố bãi bõ điều ước bất bình đẳng mà Việt Nam đã ký với Pháp năm 1884, thoát ly nước Pháp bảo hộ, tuyên cáo Việt Nam thành lập quốc gia độc lập và tự chủ, đồng thời gia nhập “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á” (Đại Đông Á cộng vinh quyển) do Nhật Bản đứng đầu, quyết định hợp tác với chính phủ Nhật Bản.

Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau, 19-3 cùng năm, Thượng thư Phạm Quỳnh là người phụ trách soạn Tuyên ngôn Độc lập do có khuynh hướng thân Pháp nên vua Bảo Đại buộc phải cách chức ông dưới sức ép của người Nhật Bản. Mấy tuần sau, Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt cóc và giết hại. Bảo Đại lúc này hy vọng cựu Thượng thư Ngô Đình Diệm đang ngụ cư ở Sài Gòn quay trở lại chấp chính, nhưng sự đáp phục của người Nhật Bản là không được đi tìm Ngô Đình Diệm. Nhằm bù lấp chỗ trống chính trị của đất nước, ngày 17-4, giáo sư Trần Trọng Kim kiều cư Singapore trở về Việt Nam xuất nhậm Thủ tướng Nội các, thành lập một chính phủ thân Nhật và cũng là chính phủ Việt Nam đầu tiên được tổ chức theo mô hình hiện đại (nhưng không có quân đội và cảnh sát). Cùng lúc đó, người Nhật Bản lại âm thầm ủng hộ thân vương Cường Để đang ngấp nghé ngôi vua (hậu duệ trực hệ của Nguyễn triều Thế Tổ Gia Long đế), chờ một khi cần sẽ bài trừ Bảo Đại để ông lên nắm chính quyền.

Ngày 18-6 cùng năm, vua Bảo Đại tuyên bố thành lập Đế quốc Việt Nam thống nhất, bao gồm Đông Kinh Bắc Bộ, An Nam Trung Bộ và Giao-chỉ-chi-na Nam Bộ, thêm tôn hiệu là Việt Nam hoàng đế bệ hạ.

Đế quốc Việt Nam trên danh nghĩa là khôi phục toàn bộ chủ quyền lãnh thổ vốn có, bao gồm cả Nam Kỳ, nhưng về các phương diện ngoại giao bên trong, Đế quốc Việt Nam chỉ là chính quyền bù nhìn của quân Nhật. Nó không được quốc tế thừa nhận rộng rãi, cũng không có khả năng xử lý được gì ở trong nước, đặc biệt là sự bó tay bất lực trước nạn đói xảy ra tại Đông Kinh hồi bấy giờ.   

7. Diệt vong

Tháng 8-1945 Công nguyên, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật trở nên nguy ngập. Ngày 19-8 cùng năm, Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã cướp chính quyền tại Hà Nội, thành lập chính phủ Cách mạng lâm thời. Ngày 23-8 cùng năm, chính phủ Cách mạng lâm thời của Hồ Chí Minh đánh điện hàm đến Huế yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Lúc này đại sứ Nhật Bản Yokoyama kiến nghị Bảo Đại sử dụng quân lực Nhật Bản để có thể tiêu diệt Việt Minh một cách dễ dàng, nhưng Bảo Đại không chịu sử dụng sức mạnh bên ngoài để đồ sát người Việt Nam nên cự tuyệt kiến nghị của Yokoyama. Ngày 25-8 cùng năm, ông hạ chiếu tuyên bố thoái vị. Ngày 30-8 cùng năm, Bảo Đại cử hành nghi thức thoái vị trước Ngọ Môn của vương cung Huế, đem quốc tỷ và bảo kiếm tượng trưng cho quyền lực giao cho đại biểu Việt Minh Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận, ông tuyên bố: “Nguyện vi độc lập quốc chi dân, bất tác nô lệ đế vương.” Bảo Đại từ bỏ tư cách làm vua và tên họ Nguyễn Phúc Điển, đổi tên cũ là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. 2 ngày sau, ngày 2-9 cùng năm, chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập tại Hà Nội, Bảo Đại trở thành “công dân đứng đầu” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 11-10 cùng năm, Hồ Chí Minh tuyên bố Bảo Đại là “cố vấn tối cao” của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đế quốc Việt Nam và nhà Nguyễn tuyên bố diệt vong.

Đế quốc Việt Nam có một thực thi lớn về mặt giáo dục đó là đổi thứ tiếng dạy trong trường học hệ trung học từ tiếng Pháp thành tiếng Việt, điều này có ảnh hưởng thâm viễn đến Việt Nam hậu thế.

Nguồn: qulishi.com
Nguyễn Thành Sang dịch

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th