Nhà Nguyễn (Hán: 阮朝; Nôm: 家阮) là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, sử dụng quốc hiệu Việt Nam (越南, bãi bỏ quốc hiệu cũ Đại Việt năm 1804) từ năm 1802 đến năm 1839, năm 1839 Minh Mạng đế Nguyễn Phúc Kiểu đổi quốc hiệu là Đại Nam (大南). Thời kỳ nó cát cứ ở Quảng Nam là từ năm 1558–1777, thời kỳ sau khi thống nhất Việt Nam là năm 1802 – 1945. Tiền thân của nó là nước Quảng Nam họ Nguyễn (Nguyễn thị Quảng Nam quốc: 阮氏廣南國) của thời Trịnh–Nguyễn phân tranh, năm 1802 tiêu diệt nhà Tây Sơn chính thức dựng nước thống nhất Việt Nam. Đến năm 1945 vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại thoái vị, vương triều chính thức kết thúc.
Lịch sử nhà Nguyễn có thể được chia thành hai đoạn thời
kỳ: thời kỳ Độc lập và thời kỳ Thực dân. Thời kỳ Độc lập (1802–1858: gồm 56
năm), nhà Nguyễn đã có quyền cai trị tuyệt đối đối với Việt Nam, nhưng thế lực
của nước Pháp tại Đông Dương (Ấn-độ Chi-na) dần dần quật khởi đe dọa đến sự cai
trị của nhà Nguyễn, vào cuối thời kỳ Độc lập nhà Nguyễn bị chia cắt thành ba bộ
phận: Giao Chỉ Chi-na (tức Nam Kỳ), Đông Kinh (Bắc Kỳ) và An Nam (Trung Kỳ),
trong đó Giao Chỉ trở thành thuộc địa của nước Pháp, An Nam và Đông Kinh thì trở
thành nước bảo hộ của Pháp quốc, quyền lực của nhà Nguyễn kéo theo đó suy yếu.
Thời kỳ Thực dân (1858–1945, gồm 87 năm), thế lực thực dân Pháp dần dà đã chiếm
quyền cai trị Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn danh thì còn mà thực đã mất, thay
vào đó là chính phủ Đông Dương Pháp thuộc. Thời gian này Việt Nam đã trải qua
hai lần Đại chiến Thế giới, trong đó vào Đại chiến Thế giới thứ II Việt Nam từng
bị Nhật Bản chiếm lĩnh.
Ít nhất là bắt đầu từ đời thứ ba họ Nguyễn là Nguyễn
Phúc Nguyên, hoàng đế nhà Nguyễn không mang họ Nguyễn nữa, theo Nguyễn triều quốc
sử Đại Nam thực lục tiền biên quyển
2, “Hy Tông Hiếu Văn hoàng đế thực lục” đã chép: “Bắt đầu gọi quốc tính là họ
Nguyễn Phúc,” là thời kỳ vị lãnh tụ đời thứ ba chúa Nguyễn Quảng Nam Nguyễn
Phúc Nguyên. Vì vậy nói nghiêm ngặt thì quốc tính của nhà Nguyễn là họ kép Nguyễn
Phúc. Nguồn gốc của họ Nguyễn được hình thành thời Nguyễn Phu là người Nhữ Nam
đời Đông Tấn làm Thứ sử Giao Châu.
Định danh
Chính quyền họ Nguyễn hưng khởi phương Nam, cuối cùng
thôn tính Chiêm Thành và một phần Chân-lạp, và rồi sau nhiều năm thì nhất thống
toàn Việt. Từ khi Nguyễn Phúc Ánh thành lập nhà Nguyễn thống nhất rồi, lập tức
xưng thần với Thanh triều Trung Quốc, kiến lập mối quan hệ tông–phiên. Xuất
phát từ dụng ý muốn làm sáng tỏ cơ nghiệp họ Nguyễn nguồn cội lâu xa và chính đại
quang minh, Nguyễn Phúc Ánh đã nhấn mạnh chủ trương thay đổi quốc hiệu là “Nam
Việt” (南越). Song vua Gia Khánh triều
Thanh cho rằng “Nam Việt” trong lịch sử bao gồm Quảng Đông lẫn Quảng Tây, hàm
nghĩa mặt chữ không khớp với hiện thực chính quyền nhà Nguyễn chỉ cai trị đất
cũ Giao Châu, nên đã phủ quyết. Nguyễn Phúc Ánh lại không chịu thôi, cứ dây dưa
lần mãi, lại tuyên bố rằng nếu không đúng ý nguyện thì không nhận sách phong.
Cuối cùng Thanh triều áp dụng chủ trương chiết trung, đảo “Nam Việt” thành “Việt
Nam” và ban quốc hiệu mới này cho nhà Nguyễn, gán cho ý nghĩa là “chữ Việt đội
lên trên là bờ cõi đời trước, chữ Nam để sau là nói mới ban phiên phong.” Quốc
hiệu này được sử dụng cho tới nay và phát âm trong tiếng Việt trở thành “Vietnam”
trong tiếng Anh.
Gia Long
Tháng giêng năm thứ 3 (1804), sứ sách phong được Thanh
triều phái đi là Quảng Tây Bố chính sứ Tề-bố-sâm, Nam Ninh phủ đồng tri Hoàng Đức
Minh đem ấn tín và sắc thư sách phong Nguyễn Phúc Ánh làm “Việt Nam quốc vương”
vào Việt Nam. Từ đó, nhà Nguyễn bắt đầu quan hệ tông–phiên hai năm một lần cống,
bốn năm một lần đi sứ đối với triều Thanh. Nhưng Nguyễn Phúc Ánh vẫn không được
thỏa mãn lắm với quốc hiệu “Việt Nam,” nên năm 1812 (niên hiệu Gia Long thứ 12)
khôi phục quốc hiệu “Đại Việt.” Năm 1839, nhà Nguyễn lại thay đổi quốc hiệu lần
nữa, Minh Mạng đế Nguyễn Phúc Kiểu (con của Nguyễn Phúc Ánh) tuyên bố kiến hiệu
Đại Nam và hạ chiếu rằng:
Nước ta từ đời Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế (chỉ
Nguyễn Hoàng) đến phương Nam mở mang nền móng đã qua liệt thánh mở rộng thêm bờ
cõi, vỗ về đất Việt Thường, nên hiệu cũ trong nước là Đại Việt, các sách cũng đội
lên hai chữ này, vốn không hề quen dùng An Nam làm biệt danh của Đại Việt. Cho
đến hoàng tổ khảo Cao hoàng đế ta có trọn An Nam thì dựng quốc hiệu là Đại Việt
Nam quốc, nhưng các sách chỉ chép hai chữ Đại Việt, vốn không mâu thuẫn với lý.
Trước giờ cứ thịnh hành đã làm nên niên kỷ lịch số. Thế là những bọn quê mùa
không biết gì thấy các triều Trần và Lê nước An Nam cũng có tự dạng Đại Việt,
ngộ nhận đánh đồng, sinh bừa ý hồ nghi thì không cặn kẽ liên quan về quốc thể.
Trẫm xem xét các đời xưa từ Đường, Tống trở về trước phần nhiều là lấy đất hưng
vương để làm hiệu cho cả thiên hạ, đến đời Nguyên–Minh không thích theo lối
xưng cũ nên lấy mỹ tự làm quốc hiệu. Đến khi Đại Thanh vốn gọi là Mãn Châu, sau
lại đổi là Đại Thanh, đều vì tùy nghi theo thời gian nổi dậy theo việc nghĩa. Vậy
bản triều có cả phương Nam rồi cứ theo từng bước mở rộng ranh giới, một dải bên
đông đụng tới Nam Hải, bao tới Tây Minh. Hễ nơi đâu gióc tóc ngậm trầu đều là
thuộc vào bản đồ, bờ biển xó núi đều dồn vào bờ cõi. Tên gọi cũ là Việt Nam,
nay gọi là Đại Nam, càng làm rõ danh với nghĩa, mà chữ Việt cũng nằm ở trong
đó. Kinh Thi dạy: Nhà Chu tuy nước cũ nhưng mệnh đã đổi mới. Danh khớp với thực
thì đáng tin, cho phép nối quốc hiệu về sau. Tất cả chữ viết xưng hô lập tức
tuân hành theo đây. Chẳng hạn có gọi liền mạch là Đại Việt Nam quốc thì về lý
cũng giống vậy, vĩnh viễn không được gọi lại bằng hai chữ Đại Việt nữa, làm
niên lịch của năm nay đã ban hành rồi thì không cần thay đổi, nhưng phải sửa in
mấy ngàn tờ mặt lịch dâng hầu, ban cho các quan viên ngoài kinh để họ hay rõ đại
hiệu. Bắt đầu ngay từ năm Minh Mạng thứ 20, ta hãy sửa tự dạng Đại Nam mà ban
hành để cho chính danh xưng. Bá cáo gần xa để cùng nghe cho rõ.
Từ đó về sau, quốc hiệu chính thức của nhà Nguyễn định
là “Đại Nam đế quốc,” và đồng thời áp dụng quốc hiệu song hành “Đại Nam” hoặc “Đại
Việt Nam.”
Văn hiến
Sách Gia Khánh
trùng tu Nhất thống chí quyển 553 chép: “Đầu tiên, Nguyễn Phúc Ánh dâng biểu
xin ban phong bằng hai chữ Nam Việt. Hoàng thượng dụ cho các đại học sĩ rằng:
Cái tên Nam Việt được bao gồm rất rộng. Khảo trong tiền sử, Quảng Đông và Quảng
Tây nay cũng ở trong đó. Nguyễn Phúc Anh dẫu có An Nam nhưng cũng chẳng qua là
đất cũ Giao Châu, sao lại lấn gọi là Nam Việt được? Nước ấy có đất cũ Việt Thường
trước, có toàn cõi An Nam sau. Ban tặng quốc hiệu nên dùng hai chữ là Việt Nam,
để chữ Việt lên trước là bờ cõi đời trước của họ; lấy chữ Nam để ở sau là tỏ ý
mới ban phiên phong; vả lại Nam trong Bách Việt được ghi trong Thời Hiến thư, sửa An Nam thành Việt
Nam.”
Đại
Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ (năm Gia Long, Thế
Tổ Cao hoàng đế) quyển 23 chép: vua lại sai bọn người Lê Quang Định xin phong,
lại xin cải định quốc hiệu. Thư lược nói đời trước mở cõi Viêm Giao, ngày càng
rộng dần dần, bao trùm luôn cả những nước Việt Thường, Chân-lạp, kiến hiệu Nam
Việt truyền kế hơn 200 năm, nay quét sạch Nam phục, vỗ yên toàn Việt, nên lấy lại
hiệu cũ để chính danh khen. Hoàng đế nhà Thanh ban đầu cho rằng Nam Việt mặt chữ
tương tự với Đông Tây Việt (tức Lưỡng Quảng nay) nên không muốn cho. Vua lại
đáp thư giãi bày lần lữa, lại còn nói không chịu thì sẽ không nhận phong. Hoàng
đế nhà Thanh sợ làm mất lòng nước ta, bèn lấy tên nước là Việt Nam. Gửi thư nói
từ trước vỗ yên Việt Thường có xưng Nam Việt, nay lại được trọn cõi An Nam,
tuân theo danh hợp với thực thì nên theo bờ cõi được mở mang trước sau mà ban
tên đẹp, quyết định lấy chữ Việt để lên trước để tỏ là nước ta vâng theo cựu phục
mà khắc kế dấu tích đã có trước; lấy chữ Nam để ra sau biểu thị nước ta khai
thác Nam Giao mà có được tên gọi mới, danh xưng chính đại, ý chữ tốt lành, vả lại
có sự khác biệt rõ rệt với tên gọi cũ Lưỡng Việt của nội địa.
Nhận xét
Đăng nhận xét