Chuyển đến nội dung chính

NGỤY KINH LĂNG-NGHIÊM VÀ PHẢN BIỆN (phần 1)


NGỤY KINH

LĂNG-NGHIÊM

 

và Phản Biện

 

Tác giả.
BI TRÍ
&
PHỔ ĐỨC HẢI TRÀNG

 

Biên dịch và phản biện.
Nguyễn Thành Sang


 


NGỤY KINH LĂNG-NGHIÊM

楞嚴偽經

 


Tác giả: Vương Chí Cương (Bi Trí).

Việt dịch: Nguyễn Thành Sang (Diệu Trai).

 

Năm 2017

 

LỜI NÓI ĐẦU

Hai ngàn năm trăm năm trước, sau khi đức Phật nhập Vô dư Niết-bàn được 3 tháng, dưới sự cúng dường và che chở của vua A-xà-thế, năm trăm vị La-hán nhóm tôn giả Đại Ca-diếp tiến hành kết tập Pháp và Luật mà Phật đã thuyết, do tôn giả A-nan tụng ra Pháp tạng, do tôn giả Ưu-ba-li tụng ra Luật tạng.

Tỉ như:

“Tôn giả A-nan gộp tất cả những Pháp tạng như vậy. Có câu văn dài gom làm Trường A-hàm; có câu văn vừa gom làm Trung A-hàm; có câu văn tạp gom làm Tạp A-hàm, đó là căn tạp, lực tạp, giác tạp, đạo tạp, những điều như vậy gọi là Tạp; thêm một thêm hai thêm ba cho đến lên thêm trăm, đi lên theo từng số loại, gom lại gọi là Tăng Nhất A-hàm. Tạp Tạng tức là Bích-chi Phật hay A-la-hán tự nói nhân duyên bản hạnh, những bài kệ tụng như vậy gọi là Tạp Tạng… Tôn giả Ưu-ba-li liền suy nghĩ vầy: Nay ta kết tập Luật tạng thế nào.” (Luật)[1]

Pháp tạng còn được gọi là Kinh tạng, Bắc truyền Hán văn chỉ có bốn bộ Kinh A-hàm là: Kinh Trường A-hàm, Kinh Trung A-hàm, Kinh Tạp A-hàmKinh Tăng Nhất A-hàm, tương ứng với Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng BộTăng Chi Bộ của Kinh tạng tiếng Pāḷi, ngoài ra còn có Tiểu Bộ mà Bắc truyền chưa dịch, chính là Tạp Tạng.

Các bộ Kinh A-hàm[2] là nguyên thủy nhất, có thẩm quyền nhất, có đủ sức thuyết phục nhất rằng đó là Chính Pháp nguyên thủy của Phật, là điều mà bốn chúng tăng tục bất kể Nam truyền hay Bắc truyền, thậm chí mọi tông phái đều đồng tình, công nhận duy nhất là Kinh chân thật đáng tin nhất do kim khẩu Phật-đà nói ra, được sự che chở và hoằng truyền bởi chư thượng tọa Đại Bỉ-khâu chúng, đại đệ tử thượng thủ, các trưởng lão kì túc nòng cốt trong Tăng đoàn, là hạt nhân và là nền tảng của Phật Pháp.

Các hành đều là vô thường, là pháp sinh diệt biến dị, Chính Pháp Phật-đà lan truyền thế gian ắt cũng hưng quá thành suy, trở về tàn lụi. Ở trong Kinh–Luật, đức Phật đã từng nhắc đi nhắc lại rằng Chính Pháp trụ thế chỉ có 500 năm.

Tỉ như:

“A-nan! Nay Chính Pháp chỉ trụ năm trăm năm.” (Luật)[3]

“A-nan! Nếu không cho người nữ được chí tín, xuất gia, sống không nhà và học đạo trong Chính Pháp này, Chính Pháp sẽ trụ một ngàn năm. Nay mất đi năm trăm năm, chỉ còn có năm trăm năm.” (Kinh Trung A-hàm)[4]

Đức Phật cũng từng ghi nhận Chính Pháp sẽ vì sự xuất hiện của nhiều “ngụy kinh” mà biến đổi thành Tượng Pháp tương tự.

Tỉ như:

“Có những món châu báu giả tương tự có mặt trên thế gian, châu báu giả ra đời thì món quý báu thật mất đi. Như vậy, này Ca-diếp, khi Chính Pháp của Như Lai muốn diệt thì có Tượng Pháp tương tự sinh ra. Tượng Pháp tương tự xuất thế gian rồi thì Chính Pháp sẽ diệt.” (Kinh Tạp A-hàm)[5]

Lịch sử phát triển đúng như lời đức Phật đã tiên tri, sau khi Phật nhập diệt 500 năm dần dần đi vào thời kỳ Tượng Pháp, hóa ra Tượng Pháp “Đại thừa,” thậm chí càng thay đổi thêm, nhất là trở thành “Đại thừa Bí mật” tức “Mật thừa” Lạt-ma giáo, trở nên hưng khởi và lan rộng nơi đời, cùng với đó là phong trào ngụy tạo Kinh Phật trải qua gần một ngàn năm, không chỉ mặc tình bịa đặt nhiều loại ngọc giả không rõ ràng tức là Ngụy kinh Tượng Pháp tương tự, đã vậy còn có chuyện cực kỳ cong vạy, dè bỉu Chính Pháp “Kinh A-hàm” Đại thừa của đức Phật là “Tiểu thừa.” Kèm theo đó châu báu giả tức ngụy kinh tương tự cứ tiếp nối mà hoành hành ở đời, châu báu thật tức là Kinh A-hàm Chính Pháp của Phật dần dần bị ngọc giả thay thế mà ẩn chìm, thậm chí đến nay gần 2.000 năm những Phật tử đọc qua Kinh A-hàm ít như sao buổi sớm, đúng như lời tiên tri của Phật “Tượng Pháp tương tự xuất thế gian rồi thì Chính Pháp sẽ diệt.”

Tuy nhiên, Phật Pháp Đại thừa thật sự thù thắng nhất của đức Phật chỉ có các bộ Kinh A-hàm và Tứ đế–Bát Chính đạo được nói trong đó.

Tỉ như:

“Pháp nghĩa tối thắng của chư Phật tức là: Khổ, Khổ tập, Khổ diệt và con đường diệt Khổ.” (Trường Bộ)[6]

“Nếu có vô lượng thiện pháp, tất cả pháp kia đều được thâu nhiếp bởi Tứ Thánh đế; đi vào trong Tứ Thánh đế tức là Tứ Thánh đế nơi tất cả pháp rất là bậc nhất.” (Kinh Trung A-hàm)[7]

“Chính Pháp là những gì? Luật thừa, Thiên thừa, Bà-la-môn thừa, Đại thừa. Cái có thể điều phục quân phiền não đó là Bát Chính Đạo. Bát Chính Đạo là Chính kiến cho đến Chính định.” (Kinh Tạp A-hàm)[8]

Kinh A-hàm ngọc thật được các Trưởng lão Thượng tọa bảo vệ và hoằng truyền là Chính Pháp chân Đại thừa, lại bị tùy tiện chê bai là “Tiểu thừa,” thật ra là bị hóa đổi thành ngụy kinh ngọc giả của thứ ngụy Đại thừa, ngụy Đại thừa Bí mật, còn được cổ vũ, nêu bảng là “Kinh Đại thừa,” thậm chí “Kinh Mật thừa,” điên đảo làm sao.

Phật Pháp xáo động thay đổi đã mấy ngàn năm, các bộ Kinh A-hàm là thượng lưu đầu nguồn của Chính Pháp Phật-đà thuần nhất không tạp chảy xuống hạ lưu Tượng Pháp “Đại thừa” cho đến “Mật thừa” thật là đã nhơ nhuốc đục ngầu, dù coi đó là Pháp lưu (dòng chảy của Pháp), nhưng không còn sự trong vắt của nguồn Pháp nữa. Như trái đào mận xinh đẹp bị thối rữa bên trong, Tượng Pháp biến dạng cũng lại như vậy, tuy tự khoe thù thắng, có vẻ cao thâm, nếu dùng một mũi gươm trí tuệ của Chính Pháp Phật-đà đâm nát thì sẽ chảy ra toàn là nước mủ tanh hôi.

Đức Phật luôn luôn tán thán sự bẻ gãy tà luận, bài phá tà thuyết, luôn nhắc rằng một trong những điều kiện để Phật nhập Niết-bàn là Thánh đệ tử Thanh văn có thể giỏi phá dị luận.

Tỉ như:

“Luôn luôn hợp thời đè phục ngoại đạo ngu si, tạo dựng Chính luận.” (Kinh Tạp A-hàm)[9]

“Hỡi Ma Vương tội lỗi! Ta chưa nhập Niết-bàn. Vì cớ sao? Ta chưa có đệ tử Thanh văn thông minh trí tuệ, nếu có người khác hỏi thì đáp theo đúng Pháp, giỏi phá dị luận mà rộng xây Chính Pháp.” (Luật)[10]

“Nếu Thánh chúng đệ tử Thanh văn của Ta chưa có trí tuệ thông đạt hiểu thấu biện rõ nói bằng Chính Pháp, bẻ gãy tà luận, giương tỏ Thánh giáo, có thể lưu thông… nay không thích hợp để Ta nhập Đại Niết-bàn.” (Luật)[11]

Bi Trí hơn mười năm nay bài phá rất nhiều tà giáo và tà sư, mà tà thuyết của các tà sư này hoặc leo trèo xuyên tạc hoặc nói theo sửa đổi, là Tượng Pháp thay dòng, vì thế, chỉ theo Tượng Pháp biến dạng tức có thể bài xích và chứng ngụy những thứ tà thuyết dựa theo Tượng Pháp biến dạng này mà càng thay đổi thêm nữa. Hay nói cách khác, cái chủ yếu được Bi Trí chứng ngụy và bẻ gãy chỉ là tà giáo làm leo lên, làm thay đổi và xuyên tạc Tượng Pháp chứ không phải bài xích bản thân Tượng Pháp biến dạng, cũng đúng như lời Phật nói “dùng pháp của những người ngu kia” hoặc “lấy pháp của kẻ tu hành ngoại đạo để khéo đánh bại chúng.”

Tỉ như:

“Lành thay, cư sĩ! Ngươi luôn luôn dùng pháp của bọn người ngu kia khéo đánh bại chúng. Thời, Thế Tôn liền nói pháp để dạy dỗ, khuyên dẫn, khích lệ, chúc ngợi cư sĩ Cấp Cô Độc.” (Tăng Chi Bộ)[12]

“Này các Bỉ-khâu! Bỉ-khâu đã trọn vẹn pháp lạp trăm tuổi ở trong Pháp và Luật này, như điều mà cư sĩ Cấp Cô Độc đã làm là lấy pháp của kẻ tu hành ngoại đạo để khéo đánh bại chúng như vậy.” (Tăng Chi Bộ)[13]

Ngược lại, khi dập bẻ tà thuyết của Tượng Pháp ngày càng biến chất, nếu bài phá luôn bản thân Tượng Pháp biến dạng một cách hoàn toàn thì e phạm sai lầm về tính phương hướng mà không có mục tiêu nhắm vào, sẽ dễ dẫn đến dục tốc bất đạt.

Chỉ có kẻ phàm phu không hiểu logic mới cho rằng những dẫn chứng bị Bi Trí dập bẻ thì ắt là được Bi Trí thừa nhận, ngược lại đấy, Tượng Pháp biến dạng và những chứng cứ giông giống hay nghi là Phật thuyết được các tà sư dựa dẫm mới có tính nhắm vào, hữu hiệu hơn, đúng theo cách gọi “dùng pháp của kẻ tu hành ngoại đạo để khéo đánh bại chúng.” Những sách lược để phản tà xin xem rõ trong bài Phản Tà Sách.

Kỳ thực, chính thuyết thì đại đồng tiểu dị, tà thuyết thì thiên sai vạn biệt, chống chọi lẫn nhau. Cho nên theo bất kỳ một bộ ngụy kinh tương tự nào thì e là cũng như theo bộ Kinh Lăng-nghiêm, tức là có thể chứng ngụy và phá trừ những tà sư và tà giáo tương quan với “Đại thừa,” chẳng luận là Pháp vương, Phật sống, Thượng sư hay vị Kham-bố, Nhân-ba-thiết nào đó, cho đến tất cả kinh Đại thừa ngụy đều có thể “dùng pháp của bọn người ngu kia” để phá đi. Đều vì Kinh Lăng-nghiêm được xưng là “đại biểu Chính pháp,” có quá nhiều sai lầm về thường thức Phật học thậm chí tự mâu thuẫn nhau, tà sư và ngụy kinh tà kiến đầy rẫy Hằng hà sa số không ngừng dứt không thể hoàn toàn nhất trí với những sai lầm mà Kinh Lăng-nghiêm đã phạm mà khéo sao còn trái ngược với cả chúng – vì những tà thuyết không bao giờ giống nhau.

Khi Bi Trí đả phá những tà giáo biến dị nảy nở theo Tượng Pháp tương tự thì quá khứ và tương lai vẫn dẫn chứng một cách đường đường chính chính, quang minh chính đại về Kinh Đại thừa ngụy và ngụy thuyết biến dạng. Bi Trí dùng Kinh Đại thừa hoặc ngụy thuyết biến dạng để phá tà giáo, thường so sánh với Kinh A-hàm Phật thuyết cho hữu hiệu hơn và có tính mục tiêu hơn, đều vì tín đồ tà giáo cứ mê tín Tượng Pháp biến dạng là “Đại thừa” Phật thuyết và sai lầm khi cho rằng Kinh A-hàm Phật thuyết là “Tiểu thừa.” Vì thế dùng Kinh A-hàm bài xích tà giáo dựa vào Kinh Đại thừa mà càng biến dị thêm thường chẳng khác gì đàn gảy tai trâu.

Hơn nữa, dập bẻ tà thuyết và cứu vớt chúng sinh thoát ly tà giáo, như cứu lửa lụt, phải gấp gáp lắm, không thể chần chừ, đều là chuyện phải làm cấp bách vì tín đồ tà giáo sẽ đọa địa ngục Vô Gián, không thể cứu vớt chúng sinh khỏi chịu Vô Gián, nên việc làm này trọng đại lắm. Vì vậy phải cứu vớt nhanh hơn, nhiều hơn và hữu hiệu hơn như mẹ hữu tình thoát ly tà giáo khỏi đọa Vô Gián, sự tai hại sẽ giảm nhẹ, Bi Trí không chỉ hết sức mình uốn nắn bản thân Tượng Pháp biến dạng mà còn phải tùy thuận một cách độ lượng nhằm mục đích dẫn người thoát ly tà giáo. Nếu không như vậy mà trực tiếp dùng Chính Pháp của Phật bài phá Tượng Pháp tương tự thì không thể nào phá được tà thuyết biến đổi thêm dựa theo Tượng Pháp một cách có chủ ý, ngược lại còn khiến cho tất cả tín đồ các tà giáo tương quan với Tượng Pháp “Đại thừa” liên thủ lại thóa mạ và sỉ vả Bi Trí là một kẻ “phản Đại thừa.”

Tuy nhiên, dập bẻ tà thuyết và dẫn dắt các hữu tình thoát ly tà giáo thì phải phá cái tà trọng yếu nhất, là bước đầu tiên cấp bách nhất, sau đó rộng xây Chính Pháp, hiển dương Thánh giáo, để dẫn dắt người hữu duyên trong ngàn vạn kẻ chuyển hóa hiểu rõ Chính pháp Nguyên thủy của Phật, mãi xa lìa tà giáo. Vì vậy ngày thứ nhất dựng đàn từ luận đàn Thiên Giám, chuyên môn thiết lập chuyên mục Như thật tri kiến và nhóm QQ vì Chính pháp Nguyên thủy. Nhiều năm nay, có những kẻ chuyển hóa tà giáo không trong sạch nhờ lời nói này hiểu được và tiến vào Chính Pháp, lại có ngàn vạn người chuyển hóa ra khỏi hang ổ của tà giáo này lại sa vào hầm hố tà giáo khác, xoay vần giữa các tà giáo.

Xét tận lý do, muôn ngàn tà giáo chỉ là cành lá của sự dị hóa, Tượng Pháp biến dạng mới là môi trường và nguồn cội cho các thứ tà giáo nảy nở. Vì vậy chỉ cần nhắm vào có mục đích phá trừ các tà giáo và triệt luôn nguồn của nó mặc dù có thể giúp đỡ trực tiếp cho người bị đọa vào tà giáo đó nhưng tùy theo thời gian hoàn cảnh, tà thuyết ngụy Đại thừa sẽ vẫn không ngừng sinh ra muôn ngàn tà giáo biến dị.

Chỉ có bậc trọn đủ Chính kiến mới có thể minh biện chính tà, chân ngụy và thiện ác.

Tỉ như:

“Nếu người nào thấy tà kiến là tà kiến thì đó là Chính kiến. Nếu người nào thấy Chính kiến là Chính kiến cũng gọi là Chính kiến.” (Kinh Trung A-hàm)[14]

Vì vậy, để cho quảng đại chúng sinh hôm nay và đương lai có thể dùng Chính kiến nhận rõ Tượng Pháp biến dạng, từ đó có thể tự luận hiểu các loại tà giáo được nảy sinh từ Tượng Pháp biến dạng, không lâm vào bi kịch ra hang cọp này lọt ổ sói khác nữa, Bi Trí không dám tự kiêu giỏi hơn thiên hạ đã dẫn chứng Kinh ngụy Đại thừa để dập tà và phá bỏ Kinh ngụy Đại thừa để hiển Chính, tức là trực tiếp theo Chính Pháp nguyên thủy Kinh A-hàm, có lý có cứ, y pháp y luật, nhắm vào bài xích lần lượt các Kinh ngụy Đại thừa một cách có hệ thống để mong sạch nguồn cội Chính. Nếu để ngụy kinh lan tràn, tà sư hoành hành thế gian thì trong muôn ngàn tiếng phỉ báng và nguyền rủa, dù chỉ có một người chịu bỏ tà quy chính về với Chính Pháp nguyên thủy thì tôi cũng cam lòng.

Quyển sách này chỉ được viết để bài phá ngụy bảo Kinh Lăng-nghiêm Tượng Pháp, nhưng ngụy kinh, tà luật và giả luận còn nhiều như sương sớm, những ngụy thuyết biến đổi cũng vì khuôn khổ sách xuất bản có hạn cũng như để tiện lợi nên nhiều nội dung quý vị có thể tải sách điện tử PDF miễn phí. Ngoài ra còn có nhiều nhân duyên nữa chưa thể nói đến tận chân tướng nhiều hơn, đành phải đợi khi chín duyên, tạm không bàn nữa.   

   

Bi Trí.

Trường Xuân, mùa hạ năm Giáp Ngọ (2014).



[1] Ma-ha Tăng-kì Luật quyển 32.

[2] “Kinh A-hàm” được tác giả sử dụng ở đây chỉ cho hệ Āgama (A-hàm) bản Hán dịch và hệ Nikāya (Ni-kha-da) nguyên bản Pāḷi.

[3] Tỳ-khưu-ni Bát Kính Pháp, Tỳ-khưu-ni Kiền-độ q. 17, Kinh Trung A-hàm q. 28, Phật thuyết Cù-đàm-di Ký Quả Kinh đều có ghi.

[4] Số 116: Cù-đàm-di kinh, Trung A-hàm quyển 28.

[5] Kinh số 906, Tạp A-hàm quyển 32.

[6] Trường Bộ, Kinh Cứu-la-đàn-đầu (Kūṭadantasutta) số 5, đoạn số 29, Hán dịch Nam Truyền Đại Tạng Kinh, chùa Nguyên Hanh.

[7] Xá-lê Tử Tương Ưng phẩm: Tượng Tích Dụ kinh số 30, Trung A-hàm quyển 7.

[8] Số 769. Bà-la-môn, Tạp A-hàm quyển 28.

[9] Kinh số 968, Tạp A-hàm quyển 34.

[10] Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tì-nại-da Phá Tăng Sự quyển 5.

[11] Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tì-nại-da Tạp Sự quyển 36.

[12] Tăng Chi Bộ, Mười Tập (Dasakanipāta): năm mươi bài kinh lần hai, 93. Kiến, phẩm 10. Ưu-bà-tắc, Hán dịch Nam Truyền Đại Tạng Kinh, chùa Nguyên Hanh.

[13] Như trên.

[14] Số 189. Thánh Đạo kinh, Song phẩm, Trung A-hàm quyển 49. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th