Chuyển đến nội dung chính

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quyn quy t bí mt vi mong mun xây dng chính quyn ca h, vô tình hay hu ý vì ra đời trong thi đại có chính ph Cng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đã b quy kết là nhng lc lượng “phn động” và b nhà nước Trung Cng ra sc đàn áp. Nhng thc th chính quyn này đã hot động trong lãnh th ca Cng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đó đã b chính ph các cp, cơ quan tư pháp và quân đội Trung Cng thng tay tiêu dit. Chúng ta hãy cùng tìm hiu v quá trình hình thành và b dit ca các chính quyn này.

Giai đon trước năm 1960

1. Thượng Minh quc (尚明國)

Thi gian tn ti: 1937–1951 (14 năm)

Hoàng đế: Lưu Kim Lan (劉金蘭)

Niên hiu: Thượng Minh (尚明)

Th đô d định: Trung Kinh (tc Bc Kinh)

Căn c địa: huyn Oa Dương, tnh An Huy

Thượng Minh Quc là chính quyn quy t bí mt do th lĩnh Thiên Môn đạo (天門道) tên Lưu Kim Lan, còn gi là Lưu Cm Lan (劉錦蘭), tên tht là Lưu Hương Lan (劉香蘭), bit danh là Hương Sơn (香山), hoá danh là Chu Lưu (朱劉). Thiên Môn đạo còn gi là Thn Sư đạo (神師道), vì nghe nói khi truyn đạo cho ai thì c gia đình người đó đều phi theo đạo, sau khi Trung Quc gii phóng thì chuyn t hot động công khai sang bí mt, có tên khác là Quan Môn đạo (關門道). Năm 1949, Lưu Kim Lan thành lp quân chín l quân cu dân cu quc, ngày 5-5 gây cuc bo động Oa Dương (渦陽) phn đối s cai tr ca đảng Cng sn Trung Quc. Ngày 16-03-1951, Lưu Kim Lan b bt, và ngày 23-06-1953 b x quyết ti Mông Thành.

2. Thun Chính quc (順政國)

Thi gian tn ti: đầu 1946–16-8-1950 (5 năm)

Hoàng đế: Trương Thuận Bảo (張順寶)

Căn c địa: Ngộ Tiên đường số 41 hẻm 384 đường Uy Hải, TP Thượng Hải, TQ.

Thuận Chính quốc do thủ lĩnh Tại Lý giáo (在理教) là Trương Thuận Bảo thành lập tại Thượng Hải. Đầu năm 1946, Trương Thuận Bảo đã mua căn bất động sản tại địa chỉ số 41 hẻm 384 đường Uy Hải, TP Thượng Hải, TQ, đặt tên ngôi nhà là Ngộ Tiên đường (遇仙堂). Ông mượn danh nghĩa Phật Tổ nói mình là sao Tử Vi hạ phàm phái làm chân mạng thiên tử, xưng đế tại Ngộ Tiên đường, bắt đồ chúng phải làm lễ quỳ mọp, xưng hô vạn tuế, đặt quốc hiệu là Thuận Chính, phong chức tước cho các “công thần khai quốc.” Trương Thuận Bảo còn đề nghị “đúc tiền bằng bạc để bổ sung quốc khố,” trong vòng 2 năm phải “hoàn thành đại nghiệp, vững yên thiên hạ.” Năm 1950, Trương Thuận Bảo cho khắc lại ngọc tỷ, ngự ấn, phân phong chức Đại nguyên soái (大元帥), Đốc đạo ngự sư (督導御師), tả hữu Thừa tướng (左右丞相), Ngự văn thư (御文書), Phiên đài (藩台), Tổng binh (總兵)… Ông ta đồ mưu tập hợp binh mã trăm vạn, kêu gọi đồ chúng bạo động vũ trang, cất ngọn cờ “Khởi nghĩa Bảo hoàng” (保皇起義). Đứng đầu “triều đình” là Tả Thừa tướng Lưu Khải Thái (劉啟泰) và Hữu Thừa tướng Dịch Vạn Toàn (易萬全).

Trương Thuận Bảo lệnh cho Nguyên soái các nơi thu thập nhân sự, cướp tài sản báu vật, dò thám tình báo quân sự, định cướp khí giới của quân Giải phóng Trung Quốc, thành lập “căn cứ du kích,” mở rộng thế lực. Ngày 16-8-1950, “hoàng đế” Trương Thuận Bảo và các “quan đại thần” bị cảnh sát bắt giữ tại Ngộ Tiên đường, căn nhà đã bị phá sập hoàn toàn, lãnh thổ nước Thuận Chính bị giải thể.

3. Đại Trung Hoa Phật quc (大中華佛國)

Thi gian tn ti: 1947–1953 (6 năm)

Hoàng đế: Thạch Đỉnh Vũ (石頂武)

Th đô danh nghĩa: Tương Đàm (湘潭)

Căn c địa: xã Bài Đầu, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, TQ

Quốc kỳ:


Đại Trung Hoa Phật quốc hoạt động ở dải Hồ Nam, Giang Tây, do thủ lĩnh của tổ chức Tam Triều Phổ Độ (三期普渡) là Thạch Đỉnh Vũ thành lập.

Gia tộc họ Thạch của ông ta vốn đã có “truyền thống” hoạt động kết xã bí mật. Ngay từ năm Quang Tự triều Thanh, ông nội của hắn là địa chủ Thạch Chấn Thuận (石振順) người Hồ Nam tự xưng là Nhiên Đăng Cổ Phật (燃燈古佛) tái thế, sáng lập Đạo giáo Tam Triều Phổ Độ tại Tương Đàm, thiết lập Phật đàn và thỉnh người biên soạn cuốn Tam Triều Phổ Độ lịch sử Đại khái Thập ngũ chương (三期普渡歷史大概十五章), trở thành kinh điển bắt buộc của người nhập đạo, và kêu gọi tuyên bố rằng những ai nhập đạo sẽ tránh khỏi được tất cả những tai nạn lúc sinh thời, sau khi chết sẽ lên cõi trời thành tiên, thu hút những người có ý muốn tiêu tai giải nạn nhập đạo làm đồ chúng. Sau khi Thạch Chấn Thuận chết, con là Thạch Hoài Trân (石懷珍) kế thừa y bát của cha lên làm đạo chủ, tự xưng là “Đỉnh Bàn Lão Tổ” (頂盤老祖) chuyển thế. Thạch Hoài Trân chết, con là Thạch Đỉnh Vũ kế vị, xưng là “Lưu tiên sinh” (劉先生) chuyển thế, lấy hiệu là Phổ Hành Pháp Độ chủ (普衡法渡主), đưa Tam Triều Phổ Độ vào thời kỳ toàn thịnh.

Thạch Đỉnh Vũ là người ở trấn Hoa Thạch (花石鎮), huyện Tương Đàm, xuất thân đại địa chủ, trình độ văn hoá tốt nghiệp Cao trung, từng đầu quân cho Quốc dân đảng năm 17 tuổi, tích cực với hoạt động chống Cộng, từng tham gia vào tổ chức đặc vụ quân thống của Quốc dân đảng, được phong làm xã trưởng của “Xã phục vụ văn hoá.” Sau này làm huyện hương bộ huyện Tương Đàm của Quốc dân đảng, Uỷ viên đảng bộ khu 2, và thư ký chi bộ của khu. Thạch Đỉnh Vũ cho xây dựng cơ sở lập giáo của mình, đặt tên là “Uy Vũ cung” (威武宮), tự phong làm Thống soái, nắm Phật ấn trong tay, lập ra chức quyền thăng, giáng, biếm, thưởng. Ông lập ra đạo quy, không có phép ai làm trái, kẻ trái luật sẽ bị thiên mệnh trừng phạt. Đứng đầu “Uy Vũ cung” là “đàn chủ,” dưới “đàn chủ” là các “kinh thủ,” tức là người phụ trách quản lý ở một huyện hay một khu vực.

Tại Nguyên Đầu am (原頭庵), Thạch Đỉnh Vũ thành lập Phổ Độ Tích Thiện đường (普渡積善堂), tự dựng chuyện nói với đồ chúng rằng số trời đã định Viên Thế Khải (袁世凯) chỉ làm hoàng đế 83 ngày, còn chính ông mới là hoàng đế do trời cao chỉ định. Thạch Đỉnh Vũ còn lợi dụng thân phận làm cán bộ trong Quốc dân đảng để hợp tác với người trong đảng này. Họ Thạch đã lôi kéo Tổ trưởng đặc vụ quân thống kiêm đoàn trưởng quân Quốc dân đảng và là Tư lệnh quân tự vệ cứu quốc chống Cộng ở biên khu Tương Cống Ngạc  là Trần Đức Đàm (陳德炎) nhập giáo, sách phong ông Trần làm Phật vị chỉ đứng sau mình, hiệu là Vô Thượng Vương Phật (無上王佛).

Sau đó, Thạch Đỉnh Vũ đã cùng với Trần Đức Đàm sử dụng danh vọng của mình để dụ dỗ những thành phần trong đảng chính quyền bấy giờ, gồm có người đồng đảng đồng nghiệp với Trần Đức Đàm là Trương Khải Phương (張啟方), Bộ trưởng quân chính Âu Dương Lễ (歐陽禮), Chủ tịch tỉnh Hồ Nam Triệu Hằng Dịch (趙恆惕), Uỷ viên Uỷ ban quân sự Quốc dân đảng Lý Huống Sinh (李況生), Xã trưởng tờ báo Đại Chúng – Triệu Tử Bình (趙紫屏) và cán bộ quân đội Âu Dương Kiệt (歐陽傑), mời những người đó đến tham dự hội thảo phát triển Tam Triều Phổ Độ, dẫn đến sự xem trọng cao độ của Triệu Hằng Dịch, thậm chí trong hội thảo đó Triệu Hằng Dịch đã viết 4 chữ thân tặng là “Mai đầu khổ can” (埋頭苦幹: chăm chỉ vùi đầu) để khích lệ, đồng thời phái đoàn trưởng đoàn bảo an đến Tương Đàm thoả thuận với Thạch Đỉnh Vũ và Trương Khải Phương, muốn dùng danh nghĩa của đoàn bảo an và chính quyền địa phương dán cáo thị trước cửa Phổ Độ Tích Thiện đường rằng “cơ quan từ thiện, nghiêm cấm đóng binh” để răn đe đồ chúng của Tam Triều Phổ Độ. Thạch Đỉnh Vũ đã thông qua mối quan hệ với người lãnh đạo quân thống địa phương là Hàn Trung Cự (韓中巨) để liên lạc với chính quyền thành phố Trường Sa xin giấy phép làm hồ sơ đăng ký tôn giáo cho tổ chức Tam Triều Phổ Độ, sau đó hối lộ cho xã trưởng tờ báo Đại Công là Trương Bình Tử (張平子) để đăng báo viết bài ca tụng đạo Tam Triều Phổ Độ.

Nhờ có sự ủng hộ to lớn của các cấp chính quyền tỉnh, thị và huyện, thậm chí là đảng viên, quân đội, đặc vụ, Thạch Đỉnh Vũ đã nhân cơ hội phát triển tổ chức hội đạo môn của mình, mở rộng thế lực của Tam Triều Phổ Độ đi khắp Trường Sa, Thù Châu và những thành phố khác. Thạch Đỉnh Vũ ngang nhiên tự xưng là “Hoành Giáo Phật Vương” (宏教佛王), “Phổ Độ Hành chủ” (普渡衡主), cho xây dựng “Thu Nguyên cung” (收原宮) tại Trường Sa và “Tuyên Hoá cung” (宣化宮) tại Thù Châu, như vậy đã dần dần thiết lập 5 cung, giao cho 5 người làm chủ mỗi cung, lần lượt là: Thành Thứ (成恕), Trần Thái Lai (陳泰來), Bành Lương Ký (彭良驥), Trương Khải Phương và Tân Thư (賓書), lấy Phổ Độ Tích Thiện đường làm “vương cung,” như vậy tổ chức đã dần dần hoàn thiện. Trong 4 năm tại vị, Thạch Đỉnh Vũ đã phát triển thế lực, tạo dựng tà thuyết mê tín thu hút đồ chúng nhập đạo, mở rộng địa bàn trên khắp 20 huyện thành của Hồ Nam và cả An Huy, Giang Tây, tổng cộng đã gom được 30 ngàn đạo đồ.

Sau khi thu hút đồ chúng và quyên góp tiền của, Thạch Đỉnh Vũ cho thành lập “Luyện thuỷ ban” (練水班), tổng cộng đã có 15 ban. Đến năm 1943, Thạch Đỉnh Vũ đặt lãnh đạo mỗi ban là 2 viên “tả phụ hữu bật” (左輔右弼), bắt đầu có chí ôm mộng làm hoàng đế. Sau đó, Thạch Đỉnh Vũ lệnh cho Trương Khải Phương đi khắp các cơ sở giáo phái để tung tin tuyên truyền rằng:

- Thạch Đỉnh Vũ là chân mạng thiên tử xuất thế, thiên hạ sẽ thái bình, tương lai quy về nhà Phật Tam Triều Phổ Độ ta chưởng quản thiên hạ, bọn yêu vương sẽ bị tuyệt diệt, vạn quốc đến chầu.

Sau đó tuyên bố Thạch Đỉnh Vũ chính là “Vũ Vương” (武王).

Mùa đông năm 1947, Thạch Đỉnh Vũ mượn cơ hội lập pháp hội “âm siêu” tại thành phố Trường Sa, nhiều lần mật mưu kiến quốc xưng đế với nhóm Trần Đức Đàm, Trương Khải Phương, chính thức lấy quốc hiệu là “Đại Trung Hoa Phật quốc,” Thạch Đỉnh Vũ sẽ làm hoàng đế. “Bộ tổng tư lệnh quân Phật quốc” tạm thời sẽ đặt tại Tương Đàm. Chính năm đó, Thạch Đỉnh Vũ làm lễ đăng cơ xưng đế hiệu, lấy “Hoành hạnh Phật kỳ” (黃杏佛旗) làm quốc kỳ, phong Vương Dụ Khế (王裕契) làm Tả Thừa tướng, Trần Thái Lai làm Hữu Thừa tướng, Khuất Chiêu Bạch (屈照白) làm Bảo giá tướng quân, Trương Khải Phương làm Quân sư. Đồng thời cho tổ chức quân đội, gọi là “quân Hộ quốc Đại Trung Hoa Phật quốc,” phong Trần Đức Đàm làm Tổng Tư lệnh, em trai của Thạch Đỉnh Vũ là Thạch Khắc Quân (石克鈞) làm Phó tổng Tư lệnh. Quân đội được chia ra làm tổng đội, đại đội, trung đội, phân đội và ban. Quân lính phần lớn là đạo đồ xuất thân từ thành phần dân nghèo khổ, lưu manh, trong quân có kỷ luật, quân kỳ, quân phục, tích trữ hoả dược đàng hoàng.

Tại xã Bài Đầu, huyện Tương Đàm, Thạch Đỉnh Vũ cho xây dựng “hoàng cung” với diện tích hơn 10 ngàn m2, hơn 160 phòng, sách lập hoàng hậu, 3 vị phi tần, 10 nữ công, 30 nam công, còn nuôi vệ đội hoàng gia. Cung điện có tường bao quanh, bên trong có Phật đá, ngựa đá, sư tử đá được bài trí, còn Nguyên Đầu am cách “hoàng cung” 100 dặm Tàu là nơi “hoàng đế” thiết triều, cũng là cơ quan chỉ huy quân sự. Cứ vào tháng giêng, tháng 5, tháng 12 mỗi năm, tức là những tháng thuộc ngày giỗ của ông nội, của cha và sinh nhật chính mình, Thạch Đỉnh Vũ cử hành lễ hội “Tiên Phật thọ kỳ” (仙佛壽期), gọi tắt là Tiên Phật hội, Thạch Đỉnh Vũ sẽ đội mão vua xung thiên, khoác long bào ngồi trên long kỷ, tiếp nhận sự quỳ lạy của tín đồ, cứ mỗi lần tổ chức yến hội này có thể tiêu tốn hàng vạn đồng Hoa tệ thời bấy giờ.

Tháng 8 năm 1949, quân Giải phóng Trung Quốc đánh vào Tương Đàm, Thạch Đỉnh Vũ vẫn ngoan cố chống trả. Trần Đức Đàm làm Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy cuộc chiến, chủ trương đánh du kích và tấn công bất ngờ vào hành dinh của địch, nhưng bị cơ quan công an huyện Tương Đàm phát hiện, bẻ gãy kế hoạch, không thể thực hiện. Sau đó Thạch Đỉnh Vũ trở về quê ở Bài Đầu Lĩnh để lãnh đạo “kháng chiến.” Thạch Đỉnh Vũ đã nhiều lần bày mưu tính kế, thậm chí thường xuyên “đi công tác” ở Trường Sa, Thù Châu, Lễ Lăng và Lựu Dương, dùng hình thức “hầu đồng” để ban “thánh dụ,” lệnh cho Thành Thứ đi rải truyền đơn phản động, chửi rủa chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí nói rằng quân Giải phóng là Hồng quân, chỉ là đỏ hồng nhất thời, đến mùng 7 tháng 7, một trận gió đen sẽ thổi bay toàn bộ màu đỏ của quân Giải phóng đi. Thậm chí đi đến các thành phố tung tin:

- Quân đội Tưởng Giới Thạch đã lên bờ ở Phúc Châu, chuẩn bị sẽ cho nổ tưng bừng Thượng Hải, Quốc dân đảng sẽ trở lại.

Thạch Đỉnh Vũ còn khuyên đạo chúng “tồn thiện tâm,” đừng “sinh ác niệm,” đợi đến “mùa xuân năm thứ hai Dần” sẽ “thấy vị vua thái bình.” Ông còn nói:

- Đến ngày đó Phật quang sẽ xán lạn vô vàn, “Vô Lượng Vương Phật” sẽ lớn hơn cả huyện trưởng, “Vô Thượng Vương Phật” sẽ sáng hơn cả tỉnh trưởng.

Mùa đông năm 1952, quân đội trung ương và quân uỷ tỉnh Hồ Nam của Trung Cộng phát động thủ tiêu hội đạo môn, dấy lên cao trào đợt 2 đàn áp quân phản động. Cơ quan công an và quân đội được điều đến huyện Tương Đàm, công bố tội trạng của Thạch Đỉnh Vũ và kêu gọi dân chúng giác ngộ chính trị, không đi theo “bọn xấu” làm loạn, phản động chống chính quyền. Cuộc càn quét của công an và quân đội Trung Quốc cuối cùng đã bắt sống Thạch Đỉnh Vũ cùng với các “hoàng hậu,” “hoàng phi” của ông ta, thu giữ 2 khẩu súng ngắn, 1 khẩu súng máy hạng nhẹ kiểu Tiệp-khắc, 16 khẩu súng trường, hơn 2000 trái bom, ngoài ra ở chỗ Trần Đức Đàm và Thành Thứ cũng thu giữ khá nhiều vũ khí được cất giấu. Toàn bộ long bào phượng quán, ngọc tỷ, kinh sách, tài liệu, vàng bạc, tiền giấy v.v… đều bị tịch thu.

Mùa đông năm 1953, hơn 10 ngàn người của giáo phái, trong đó có Thạch Đỉnh Vũ, bị xét xử trong toà án nhân dân huyện Tương Đàm, bản án cho tất cả là tử hình. Thạch Đỉnh Vũ bị xử bắn tại pháp trường. Những thành phần khác trong đạo Tam Triều Phổ Độ được xem xét giảm nhẹ mức án, phần tử tàn dư của đạo vẫn tìm cách khôi phục trong âm thầm. Đầu năm 1980, tàn dư của Tam Triều Phổ Độ đã ủng lập con trai của Thạch Đỉnh Vũ là Thạch Kim Hâm (石金鑫) lên làm vua, với ý định “phục quốc.” Triều đại của Thạch Đỉnh Vũ được gọi là Đại Trung Hoa Phật Tiên Chủ, còn Thạch Kim Hâm là Hậu Chủ, thành lập Hậu Đại Trung Hoa Phật quốc vào năm 1983, nhưng cũng bị chính quyền Trung Cộng tiêu diệt luôn vào năm đó.

 

(Xem kỳ 2)

Nguyễn Thành Sang sưu tầm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The