![]() |
"Thiên huynh" Tiêu Triều Quý (hình minh họa trong phim Thái Bình Thiên Quốc năm 2002.) |
Tháng 7 năm 1849, Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn trở về núi
Tử Kinh.
Tiêu Triều Quý lập tức dùng danh nghĩa “Thiên huynh” để
thăm hỏi hai người, với điều này hai người không tỏ ra dị nghị, vô tình đã xác
nhận địa vị Thiên huynh của Tiêu Triều Quý. Lần này Dương Tú Thanh không ra vẻ
hạ phàm, có vẻ đã âm mưu trong bụng, chỉ mượn lời Tiêu Triều Quý để tỏ ý của
mình, tất nhiên Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn đã thừa nhận địa vị Thiên huynh của
Tiêu Triều Quý ắt cũng thừa nhận luôn địa vị “Thiên phụ” của hắn. Vả lại, Hồng
Tú Toàn tuyên bố một điều mệnh lệnh với các thành viên Bái Thượng Đế hội, phàm
ai nghị luận “Thiên phụ” và “Thiên huynh” sau lưng tức là yêu ngôn hoặc chúng.
Điều đó càng xác định địa vị đặc thù thay trời phát lệnh của hai người ấy.
Để lung lạc Tiêu Triều Quý hòng đạt mục đích kiểm soát
Dương Tú Thanh, trong khoảng thời gian này Hồng Tú Toàn nhận Dương Vân Kiều vợ
của Tiêu Triều Quý làm em gái, đổi sang họ Hồng. Đây chính là nữ anh hùng Hồng
Vân Kiều thường xuất hiện trong Thái Bình Thiên Quốc sau này. Nhưng hình như
Tiêu Triều Quý cũng không quá phục tùng, gã mượn “Thiên huynh” hạ phàm liên tục
giơ tay chỉ chân với Hồng Tú Toàn phát hiệu thi lệnh.
Không bao lâu, Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn đi sang huyện
Quý là nơi Thạch Đạt Khai đang sống, hành động này là để tránh hiềm khích của
hai người Dương và Tiêu. “Thiên huynh” rất không hài lòng, lập tức hạ phàm đòi
chính Tiêu Triều Quý và Vi Xương Huy chạy nhanh đến huyện Quý đưa Hồng Tú Toàn
và Phùng Vân Sơn trở về, “Thiên huynh” nói huyện Quý không an toàn, bây giờ rất
là loạn. Bấy giờ Dương Tú Thanh ở bên cạnh khải tấu “Nhị thiên huynh” nên để ta
đi nghênh đón, nếu không sẽ chẳng hợp lẽ. Đề nghị này bị “Thiên huynh” phủ quyết
thẳng thừng, thật ra là sợ Dương Tú Thanh sẽ có cơ hội tiếp xúc với Hồng Tú
Toàn nhiều hơn sẽ gây bất lợi cho địa vị của mình, cho nên Dương Tú Thanh không
đi được. Tiêu Triều Quý và Vi Xương Huy đến nhà Thạch Đạt Khai, “Thiên huynh” lại
truyền ngôn đòi Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn lập tức rời khỏi huyện Quý và ra
lệnh cho Thạch Đạt Khai hộ tống hai người trở về.[1]
Tiêu Triều Quý đóng vai “Thiên huynh” hạ phàm rất dồn dập,
từ năm 1848 đến hôm ngày khởi nghĩa theo ghi chép đã có 6-70 lần, nội dung rất
phức tạp, có chuyện lớn lẫn chuyện nhỏ nhưng tóm lại không ngoài ba điểm. Một
là nổi bật địa vị của mình lên, nói mình lên Thiên đường tiếp nhận lời dạy của
Thượng đế và thay mặt “Thiên huynh” hiệp trợ Hồng Tú Toàn. Mục đích này là để
thần hóa chính mình, giành lấy địa vị ngang hàng với Hồng Tú Toàn. Hai là để hạn
chế Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh thậm chí là đả kích tác dụng của bọn Phùng Vân
Sơn, Thạch Đạt Khai. Tỉ như phê bình Hồng Tú Toàn đừng gấp gáp mặc hoàng bào, gấp
lên điện kim loan, không cho Dương Tú Thanh qua tiếp cận với đám Hồng Tú Toàn,
đặc biệt là với Thạch Đạt Khai vì tuổi trẻ hiếu thắng, hơn nữa lại là thủ lĩnh
Bái Thượng Đế hội ở huyện Quý, sở hữu thế lực lớn mạnh. Từ sau khi Vi Xương Huy
dỡ nhà đi theo Bái Thượng Đế hội, Tiêu Triều Quý biết rõ Vi Xương Huy gia tộc rất
lớn, của cải giàu có, sức mạnh không thể xem thường tại địa phương nên mới mượn
cớ lung lạc ông ta.
Theo “Thiên huynh Thánh chỉ,” “Thiên huynh” dụ Vi Chính
(Xương Huy) rằng: Vi Chính, ngươi nên gọi Triều Quý là gì biết không? Vi Chính
lại chưa biết xưng hô thế nào, nói năng lắp bắp. Thiên vương hỏi Thiên huynh rằng:
Thưa Thiên huynh, Vi Chính ở trên trời cao có đồng bào với các tiểu đệ không?
Thiên huynh nói: Hắn là cùng một ruột với trẫm. Ở đây, Tiêu Triều Quý đã mượn lời
“Thiên huynh” tiện tay ban một mối tình cảm rất lớn cho Vi Xương Huy, liệt ông
ta vào hàng ngũ con cái của Thượng đế. Vi Xương Huy đương nhiên sẽ ghi ân tình
này với hắn.
Trong cuộc chiến tranh đoạt quyền lực này, Dương Tú Thanh
và Tiêu Triều Quý là kẻ được lợi, còn Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn thì ở vào vị
trí không suôn sẻ. Đặc biệt là Phùng Vân Sơn trở thành một phàm nhân, cần phải nhận
những sai khiển của “Thiên phụ” và “Thiên huynh.” “Thiên huynh” mỗi lần hạ phàm
đều ra bề dạy bảo cho đám Hồng và Phùng. Đây là sự tiến hành dưới tiền đề xác định
Hồng Tú Toàn là bào đệ của Chúa Ki-tô vì vậy nó không làm lung lay địa vị của Hồng
Tú Toàn. Như năm 1848 hồi tháng giêng Hồng Tú Toàn đến Quảng Tây lúc không gặp
Phùng Vân Sơn lại phải trở lại Quảng Đông, khi Thiên huynh hạ phàm nhắc nhở: “Thiên
huynh muốn Thiên vương dạy bảo vợ nhà không nghi ngại người, giáng Thánh chỉ dụ
Thiên vương rằng: bào đệ Hồng Tú Toàn, ngươi trở về nhà đôi lúc vợ ngươi có vài
điều không hiểu biết, ngươi từ từ dạy bảo chứ đừng đánh kẻo đánh chết người. Thiên
vương nói: Tuân lệnh Thiên huynh. Thiên huynh bảo: Nay ngươi muốn về đông, tháng
5 hay mùa đông thì hãy đi. Thiên vương tâu rằng: Tuân mệnh.” Đoạn thoại này biểu
hiện quan trọng là hướng dẫn quan hệ gia đình với Hồng Tú Toàn, cũng là can dự
vào quy trình của Hồng Tú Toàn. Lại ví như chỉ thị lúc Hồng Tú Toàn nôn nóng mặc
hoàng bào.
“(Thiên huynh) dụ Thiên vương rằng: Tú Toàn, ngươi phải mặc
hoàng bào chứ?
Thiên vương đáp rằng: Dạ phải.
Thiên huynh nói: Phải tỵ cát, chớ để bên ngoài dòm thấy, căn
cơ không thể bị người ta trông thấu.”
Một mặt bày tỏ nỗi lo “căn cơ” quá sớm cho người nhìn thấu,
điều này chắc hẳn là đúng, bộc lộ bản thân quá sớm có nghĩa là tạo cơ hội cho kẻ
thù. Mặt khác cũng là phê bình cách làm sai lầm của Hồng Tú Toàn. Nhưng xác định
địa vị đối với Hồng Tú Toàn cũng có ghi chép nhiều lần.
“Thiên huynh nói: Hòa vương là ai hả?
Thuận Thiêm tâu rằng: Là nhị huynh.
Thiên huynh nói: Ngươi phải nhận đắc hóa. Trên trời phải
tin có cao lão, tin có cao huynh, dưới đất thì phải tin có nhị huynh ngươi. Không
được ngỗ nghịch mà phải thuận tòng đấy… Việc thái bình đã định, nhưng phải nói
cẩn thận, căn cơ không thể bị kẻ khác trông thấu.”
Trong Bái Thượng Đế giáo, đối với Hồng Tú Toàn thì luôn gọi
là Hòa vương, đối với Dương Tú Thanh thì gọi là Hòa nãi, đó là chiết tự của chữ
“Tú” (chữ Hòa với chữ Nãi). Cao lão là chỉ đức Thượng đế Jehovah, cao huynh tức
là Chúa Ki-tô.
Ngoài ra, để đè nén và kiểm soát bọn Phùng Vân Sơn nên hay
phê bình Phùng Vân Sơn không “phóng tỉnh” làm việc không quả đoán, “kế bất cập.”
Sau khi “Thiên huynh” hạ phàm làm xong chỉ thị với Phùng Vân Sơn thì Vi Xương
Huy nói rằng: “Thiên huynh chuyển dụ Nam vương rằng: Vân Sơn, ngươi nên phóng tỉnh
đi, lúc nào cũng phải nhắc nhở trong bụng thật lòng phù trợ Nhị huynh ngươi. Nam
vương tâu rằng: Tuân lệnh Thiên huynh. Thiên huynh lại chuyển dụ Nam vương và
Vi Chính rằng: Công việc ở Tượng Châu bây giờ khẩn nhất, hai ngươi kế bất cập họ.
Bát Động và Bạch Đường có thể chậm có thể gấp, hai người các ngươi từ nay chần
chừ. Chẳng trách chuyện nọ chỉ trỏ trẫm phải xuống căn dặn ư?
Nam vương, Vi Chính tâu rằng: Tiểu đệ từ nay đã rõ điều được
mất.”
Ngoài ra, cũng có nhiều ghi chép nhằm làm nổi địa vị của
mình.
“Thiên huynh nói: Tú Toàn, lời trẫm nói bây giờ người nào
nghĩ ra?
Thiên vương tâu rằng: Là em rể Triều Quý nghĩ ra.
Thiên huynh nói: Là hắn nghĩ ra thì hắn làm được việc đấy.
Thiên vương tâu rằng: Muôn điều trong thiên hạ đều nhờ hai
người Tú Thanh và Triều Quý, há không làm được việc ạ!
Thiên huynh nói: Hai người này lại không biết nhiều chữ
nghĩa, Vân Sơn và Vi Chính mới phò được ngươi. Huống hồ muôn điều trong thiên hạ
còn có nhiều trợ thủ, lại có Châu đường giúp cho ngươi.
Thiên vương tâu rằng: Những trợ thủ này không phải là trợ
thủ trọn vẹn, Tú Thanh và Triều Quý mới thật là trợ thủ trọn vẹn. Đến Châu đường,
có nhiều người còn chưa tỉnh, sao có thể giúp một tay được!
Thiên huynh lại nói: Tú Toàn, Thiên phụ và Thiên huynh trẫm
thấy nếu không phải Tú Thanh và Triều Quý xuống phò cho ngươi thì ngươi thật
khó lắm.”
Rõ là tự gièm mình không biết chữ, thực tế là mượn lời
Thiên huynh để khoe công thưởng của mình một phen. Điều kỳ lạ là Phùng Vân Sơn
không hề có lời oán trách hay phản kháng mảy may nào đối với việc làm này, chỉ
có thể nhận định rằng đây là một người lo cho toàn đại cục, không màng tư lợi
cá nhân, quả thực là con người làm đại sự.
Trên đã kể rồi, nội dung của Thiên huynh Thánh chỉ phức tạp rườm rà, không kể việc lớn việc nhỏ,
mỗi lần Thiên huynh đều hạ phàm, trong đó phần lớn là răn bảo hội chúng phải đồng
phò “Chân chủ,” cũng có đề cập đến những vấn đề tranh chấp nội bộ, dân chúng đến
đầu theo và mâu thuẫn với bọn đoàn luyện. Như mùng 2 tháng giêng năm Canh Tuất,
Thiên huynh lúc gà gáy nhọc lòng hạ phàm lúc bấy giờ ở huyện Quý. Có anh em
phương khác đến đầu, Thiên huynh muốn Thiên vương vỗ về người xa, không nên
nghi hiềm, bèn nói với Thiên vương rằng: Tú Toàn, huynh đệ nơi xa chân thành
kính cẩn, chưa gặp ngươi thì ngươi nên đến gặp họ, để họ lại chơi đùa. Thiên
vương nói: Thưa Thiên huynh, theo tiểu đệ thấy họ không phải đến phò tiểu đệ mà
thật đến phá trận. Thiên huynh nói: Thiên phụ có mắt nhận ra họ, Thiên huynh có
mắt nhận ra họ, ngươi cũng có mắt nhận ra họ.”
Đối với huynh đệ phương khác đến đầu, Thiên huynh cũng tự
có chủ kiến, cho rằng mình có mắt nhận ra, phủ quyết mối hoài nghi “họ không phải
đến phò tiểu đệ” của Hồng Tú Toàn. Như vậy Thiên huynh cho rằng sự mâu thuẫn đối
với đoàn luyện nên ưu tiên nhẫn nhịn, chờ kẻ thù tự tương tàn rồi hãy làm đại sự
sau, “Thiên huynh dụ Thạch Phúc Long và Huỳnh Kỳ Bệ rằng: Thạch tiểu, Huỳnh tiểu,
trước hết phải tỵ cát đã. Chờ đợi lũ yêu đối yêu giết nhau mỏi hết rồi sau đó
Thiên phụ và Thiên huynh tự nhiên sẽ có thánh chỉ phân phát làm việc.”
Xem ra, bất kể lớn nhỏ gì Thiên huynh đều phải hạ phàm để
ra chỉ thị. Lúc này quyền lực Tiêu Triều Quý hóa thân của Thiên huynh đã rất lớn
rồi, Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn đều làm việc theo chỉ thị của ông, lúc thì
đòi Hồng Tú Toàn phái người đi gọi Dương Tú Thanh, lúc thì lại phái Tiêu Triều
Quý và Vi Xương Huy hộ tống Hồng Tú Toàn đi đến nơi an toàn, mọi người cứ chạy
qua chạy lại theo sai khiến của hắn.
Ngoài ra, Thiên huynh còn đích thân hạ phàm trừ yêu. Có một
hôm, Huỳnh nhị muội từ bên ngoài vào nhà. Tây vương thấy có yêu đi vào theo,
Tây vương bật dậy đánh nhau với yêu tới mấy trận. Phàm những loại này không thể
nào kể hết, chỉ là đọc khó mà kiên nhẫn nổi.
Sau này, mọi việc lớn nhỏ trong Bái Thượng Đế giáo như hành
động, xung đột, đoàn doanh thậm chí tranh cãi gia đình không việc gì không thỉnh
“Thiên huynh” chỉ dạy xử lý. Nhưng phải chú ý những điều Thánh chỉ Thiên huynh
chú trọng đều là sự tình cụ thể, đối với Bái Thượng Đế giáo thậm chí chế độ quy
định và phương châm đại kế của Thái Bình Thiên Quốc lại tuyệt ít khi nói đến, đại
khái “Thiên huynh” cũng nhận ra trình độ của mình có hạn, đâu thể nêu đại kế
quân quốc được. Điều này có chút liên hệ với Tiêu Triều Quý do gã không biết chữ.
Cho nên người đời sau cho rằng “lên đồng” chỉ có tính dị đoan, điều này chúng
ta khá thừa nhận, nhưng với bản thân Tiêu Triều Quý thì ít nhất ta thấy đây là
trò lừa gạt.
“Thiên huynh” nắm quyền lớn trong tay thật là khoái chí. Nhưng
hắn đâu đề ra được phương châm đại chính, việc này đều do Hồng Tú Toàn và Phùng
Vân Sơn làm mới được. “Thiên phụ” cũng vậy, rốt cuộc đều là những kẻ chưa được
giáo dục bài bản. Đương nhiên, “Thiên huynh” thì không dám hơn “Thiên phụ,” người
thay lời “Thiên phụ” Dương Tú Thanh kia địa vị và quyền uy đã xác lập rồi. Bất
luận trên trời hay cõi người, về công hay tư đều không dám đòi hơn, nhiều lắm
chỉ là kiềm chế lại thôi. Nhưng địa vị của họ đã lấn luôn cái thế của Phùng Vân
Sơn rồi. Chỉ do “Bái Thượng Đế giáo” nguyên là sáng tạo bởi Phùng Vân Sơn,
Phùng Vân Sơn tôn thờ Hồng Tú Toàn làm giáo chủ. Hai người Hồng và Phùng thật sự
là lãnh tụ chính. Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý chỉ là hội viên tự thân họ
phát triển. Thay đổi vị trí lịch sử nữa thì khá là khó. Cho nên, vị trí của
lãnh tụ trước khi khởi nghĩa vẫn sắp xếp như vậy. Hồng Tú Toàn là con thứ hai
Thượng đế, nhận mệnh lệnh Thượng đế xuống phàm trảm yêu trừ ma, địa vị tất
nhiên không thể lay động, Phùng Vân Sơn là người sáng tạo trên thực tế, lại là thầy
của Dương Tú Thanh và Tiêu Triều Quý nên xếp thứ hai; Dương Tú Thanh, Tiêu Triều
Quý thay trời phát lệnh, tất nhiên xếp hàng thứ ba, thứ tư; Vi Xương Huy cũng
là con của Thượng đế, bào đệ của “Thiên huynh” nên xếp hàng thứ năm.
Bái
Thượng Đế giáo đến lúc này thực tại đã đắm chìm vào tà giáo. Dương Tú Thanh và
Tiêu Triều Quý là ông hầm bà hừ, Phùng Vân Sơn là quân sư “thần cơ,” đám người
Vi Xương Huy, Thạch Đạt Khai, Hồ Dĩ Hoảng… là thiên binh thiên tướng.
Người dịch: Nguyễn Thành Sang
[1] Mục đích ban đầu của
cuộc cách mạng là để sinh tồn, để sinh tồn nên mới phải tạo phản, tạo phản
thành công thì đó là cách mạng, sự thật chỉ đơn giản thế thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét