Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2020

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

PHÂN TÍCH MẪU NHÂN MINH LUẬN TRONG “KATHĀVATTHU” NAM TRUYỀN – Lấy ví dụ từ Vô tri luận –

Tác giả: LÂM SÙNG AN. (Tạp chí Pháp Quang, kỳ 291, pp. 2–3, 12.2013) Dịch giả: Nguyễn Thành Sang. I. LỜI NÓI ĐẦU Luận tạng Nam truyền có bảy bộ luận trọng yếu: 1. Pháp tập luận ( Dhammasaṅganī – ND ); 2. Phân biệt luận ( Vibhaṅga – ND ); 3. Giới luận ( Dhātukathā – ND ); 4. Nhân thi thiết luận ( Puggalapaññatti – ND ); 5. Luận sự ( Kathāvatthu – ND ); 6. Song luận ( Yamaka – ND ); 7. Phát thú luận ( Paṭṭhāna – ND ). Trong đó thì Kathāvatthu ( Luận sự ) được biên soạn bởi Mục-kiền-liên Tử Đế-tu, chia làm 23 phẩm, 217 luận, là một trước tác biện luận buổi đầu. Gần đây bộ Kathāvatthu do chùa Nguyên Hanh xuất bản được tiên sinh Quách Triết Chương dịch ra. Thuật ngữ vấn đáp nhân minh của Ấn-độ có dịch từ bất đồng với Hán dịch, ví như “nhiên” = “hứa” = “đồng ý.” Thuật ngữ nhân minh hậu kỳ có thể thống nhất dùng bạch thoại như “đồng ý,” “tại sao?” “không trọn khắp” (chẳng biến) v.v… Vấn đáp trong Kathāvatthu thực ra hết sức phù hợp với cách thức vấn đáp của nhân minh h