Chuyển đến nội dung chính

PHÂN TÍCH MẪU NHÂN MINH LUẬN TRONG “KATHĀVATTHU” NAM TRUYỀN – Lấy ví dụ từ Vô tri luận –



Tác giả: LÂM SÙNG AN.
(Tạp chí Pháp Quang, kỳ 291, pp. 2–3, 12.2013)
Dịch giả: Nguyễn Thành Sang.

I. LỜI NÓI ĐẦU
Luận tạng Nam truyền có bảy bộ luận trọng yếu: 1. Pháp tập luận (Dhammasaṅganī – ND); 2. Phân biệt luận (Vibhaṅga – ND); 3. Giới luận (Dhātukathā – ND); 4. Nhân thi thiết luận (Puggalapaññatti – ND); 5. Luận sự (Kathāvatthu – ND); 6. Song luận (Yamaka – ND); 7. Phát thú luận (Paṭṭhāna – ND). Trong đó thì Kathāvatthu (Luận sự) được biên soạn bởi Mục-kiền-liên Tử Đế-tu, chia làm 23 phẩm, 217 luận, là một trước tác biện luận buổi đầu. Gần đây bộ Kathāvatthu do chùa Nguyên Hanh xuất bản được tiên sinh Quách Triết Chương dịch ra. Thuật ngữ vấn đáp nhân minh của Ấn-độ có dịch từ bất đồng với Hán dịch, ví như “nhiên” = “hứa” = “đồng ý.” Thuật ngữ nhân minh hậu kỳ có thể thống nhất dùng bạch thoại như “đồng ý,” “tại sao?” “không trọn khắp” (chẳng biến) v.v… Vấn đáp trong Kathāvatthu thực ra hết sức phù hợp với cách thức vấn đáp của nhân minh hậu kỳ.
Bài viết nhắm vào 23 đoạn luận biện của Vô tri luận trong Luận sự, dùng mẫu Nhân minh luận để phân tích thuyết minh. Tự phương trong bài là Thượng Tọa bộ (Theravāda – ND), Tha phương là Đông Sơn Trụ bộ (Pubbaseliya – ND). Tiêu điểm của tranh luận ở việc Tha phương cho rằng Vô tri có hai loại: loại thứ nhất là sự vô tri “giết sinh vật, lấy của không cho, nói lời giả dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác, nói lời uế tạp, bẻ ổ khóa, cướp giật, làm trộm cắp, ẩn nấp ven đường, nhắm vào vợ người ta, phá xóm làng, phá phố chợ,” sự vô tri đối với “sư, pháp, Tăng-già, học, tiền tế, hậu tế, tiền hậu tế, tương y tính duyên khởi pháp,” cũng như sự vô tri đối với “Dự lưu quả, Nhất lai, Bất hoàn quả, A-la-hán quả.” Loại thứ hai là những vô tri như “không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đi đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, cây gỗ, rừng”… Tha phương cho rằng loại thứ nhất và loại thứ hai đều quy vào “vô tri,” nhưng Tự phương chỉ thừa nhận loại thứ nhất mới là vô tri, còn loại thứ hai không nạp vào trong phạm vi của vô tri, tranh luận ở đây.     
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐÁP VỀ VÔ TRI LUẬN
[Đoạn thứ 1] Hai loại vô tri
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Tự phương đề xuất vấn đề: “A-la-hán có vô tri phải không?” Tha phương trả lời phải, cũng chính là: “Đồng ý.” Lúc này Tha phương đã lập ra chủ trương rõ ràng (tông): “A-la-hán có vô tri,” mà đây là chỉ sự vô tri loại thứ hai của A-la-hán. Hễ bắt đầu muốn xác lập chủ trương của từng bên, nếu giống nhau thì không luận biện làm chi.
3. Tự phương: A-la-hán có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Tự phương lại đề xuất vấn đề: “A-la-hán có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không?” Lúc này Tự phương đề xuất A-la-hán có sự vô tri loại thứ nhất không? Cũng tức là có sự vô tri theo cách gọi thông thường không? Trong vấn đáp nhân minh hậu kỳ, khi bên trả lời không cho đó là đúng sẽ trả lời: “Vì cớ sao?” cũng tức là: “Tại sao?”
5. Tự phương: A-la-hán không có vô minh… cho đến… vô minh cái phải không?
6. Tha phương: Phải.
7. Tự phương: Nếu “A-la-hán không có vô minh… cho đến… vô minh cái,” bởi vậy ngươi không nên nói: “A-la-hán có vô tri.”
(Phân tích) Tự phương hỏi: “A-la-hán không có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái chăng?” Tha phương trả lời phải, cũng tức là: “Đồng ý.” Đây cũng là chủ trương của Tha phương.
Tiếp theo Tự phương lập ra tông và nhân của mình: ngươi không nên nói: “A-la-hán có vô tri,” cũng chính tông của Tự phương là “A-la-hán không có vô tri,” lý do nó thành lập là “A-la-hán không có vô minh… cho đến… vô minh cái,” đây là dùng chủ trương được Tha phương đồng ý làm “nhân,” khi luận biện nhân minh sẽ nói “nhân đã ưng chịu.” Tự phương chủ trương: “A-la-hán vì không có vô minh… cho đến… vô minh cái nên không có vô tri.” Có thể biết Tự phương giới hạn phạm vi của vô tri vào bên trong “vô minh… cho đến… vô minh cái.”
(Tham thảo) Vấn đáp đoạn thứ 1 ở trên là một mô thức luận biện có tính đại biểu, nội hàm ba nhóm mô thức vấn đáp: mô thức 1-2 cũng như mô thức 3-4 là xác định “tông” hoặc chủ trương của Tha phương, mô thức 6-7 là Tự phương lập ra tông và nhân của mình. Luận biện này dừng lại đến đây, cứ như Tự phương đã chiếm thượng phong. Kỳ thực vẫn chưa hết, Tha phương sẽ trả lời: “Không trọn khắp,” vì Tha phương cho rằng A-la-hán tuy không có “vô minh… cho đến… vô minh cái,” nhưng A-la-hán vẫn có những vô tri như “không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đi đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, cây gỗ, rừng.” Có thể biết phạm vi định nghĩa của Tự phương và Tha phương đối với “vô tri” có chỗ khác nhau. Tranh luận ở đây.
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không?
4. Bên nó: Tại sao? (biểu thị không đồng ý.)
5. Bên mình: A-la-hán không có vô minh… vô minh cái phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. Bên mình: A-la-hán vì không có vô minh… cho đến… vô minh cái nên phải không có vô tri. Nhân đã ưng chịu.
8. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 2] Hai loại vô tri
1. Tự phương: Phàm phu có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “phàm phu có vô tri,” thứ hai là “phàm phu có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái.” Tha phương đồng ý hai chủ trương này, cho nên trả lời phải, cũng chính là: “Đồng ý.” Lúc này đã bày tỏ rõ ràng chủ trương của Tha phương.
3. Tự phương: A-la-hán có vô tri, họ kia có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “A-la-hán có vô tri,” thứ hai là “A-la-hán có vô tri, họ kia có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất, không đồng ý chủ trương thứ hai. Ở vấn đáp nhân minh hậu kỳ, khi bên trả lời không cho đó là phải, sẽ trả lời: “Vì cớ sao?” Cũng chính là: “Tại sao?”
(Tham thảo) Vấn đáp đoạn thứ 2 ở trên cũng là một mô thức luận biện có tính đại biểu của bản luận, nội hàm hai nhóm mô thức vấn đáp: mô thức 1-2 cũng như 3-4. Trong mỗi một mô thức đều có hai chủ trương, có thể xác định “tông” của Tha phương. Nhân minh hậu kỳ đã lần lượt kiến lập mỗi một chủ trương để tránh lẫn lộn.
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: Phàm phu có vô tri, họ kia có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Phàm phu có vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh quỹ, vô minh tùy miên, vô minh triền, vô minh kết, vô minh cái phải không? (nội hàm hai chủ trương.)
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 3] Hai loại vô tri
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri, họ kia không có vô minh… cho đến… vô minh cái phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Phàm phu có vô tri, họ kia không có vô minh… cho đến… vô minh cái phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 4] Hai loại vô tri
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Tha phương đồng ý “A-la-hán có vô tri.” Ở đây Tha phương là đồng ý A-la-hán còn có sự vô tri loại thứ hai như không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, cây gỗ, rừng…
3. Tự phương: A-la-hán bởi vì vô tri mà giết sinh vật, lấy của không cho, nói lời giả dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác, nói lời uế tạp, bẻ ổ khóa, cướp giật, làm trộm cắp, ẩn nấp ven đường, nhắm vào vợ người ta, phá xóm làng, phá phố chợ phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) “giết sinh vật, lấy của không cho, nói lời giả dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác, nói lời uế tạp, bẻ ổ khóa, cướp giật, làm trộm cắp, ẩn nấp ven đường, nhắm vào vợ người ta, phá xóm làng, phá phố chợ” là đến từ sự vô tri loại thứ nhất, mà A-la-hán đã không có sự vô tri loại thứ nhất, đó là điều cả hai bên cùng thừa nhận. Cho nên từ ngữ “bởi vì vô tri” ở đây Tha phương tất nhiên lý giải là sự vô tri loại thứ hai, sửa thành câu hỏi: “A-la-hán có sự vô tri (loại thứ hai) mà giết sinh vật, lấy của không cho… cho đến… phá phố chợ phải không?” Tha phương sẽ trực tiếp trả lời: “Tại sao?” Biểu thị không đồng ý.
5. Tự phương: Phàm phu có vô tri, phàm phu bởi vì vô tri mà giết sinh vật, lấy của không cho… phá phố chợ phải không?
6. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “phàm phu có vô tri,” thứ hai là “phàm phu bởi vì vô tri mà giết sinh vật, lấy của không cho… phá phố chợ,” đó là bởi vì phàm phu có vô tri loại thứ nhất. Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất và thứ hai, cho nên trả lời “Đồng ý.”
7. Tự phương: A-la-hán có vô tri, A-la-hán bởi vì vô tri mà giết sinh vật, lấy của không cho… phá phố chợ phải không?
8. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “A-la-hán có vô tri,” thứ hai là “A-la-hán bởi vì vô tri mà giết sinh vật, lấy của không cho… phá phố chợ.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất, chủ trương thứ hai (phân tích như trước), sửa thành câu hỏi: “A-la-hán có sự vô tri (loại thứ hai) mà giết sinh vật… cho đến… phá phố chợ phải không?” Tha phương sẽ trực tiếp trả lời: “Tại sao?” Biểu thị không đồng ý.
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán có sự vô tri (loại thứ hai) mà giết sinh vật, lấy của không cho, nói lời giả dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác, nói lời uế tạp, bẻ ổ khóa, cướp giật, làm trộm cắp, ẩn nấp ven đường, nhắm vào vợ người ta, phá xóm làng, phá phố chợ phải không?
4. Bên nó: Tại sao? (biểu thị không đồng ý.)
5. Bên mình: Phàm phu có vô tri, phàm phu bởi vì vô tri mà giết sinh vật, lấy của không cho… phá phố chợ phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. Bên mình: A-la-hán có vô tri, A-la-hán có sự vô tri (loại thứ hai) mà giết sinh vật… cho đến… phá phố chợ phải không?
8. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao? (biểu thị không đồng ý.)
[Đoạn thứ 5] Hai loại vô tri
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri, A-la-hán bởi vì vô tri mà không giết sinh vật, lấy của không cho… cho đến… không phá phố chợ phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “A-la-hán có vô tri,” thứ hai là “A-la-hán bởi vì vô tri mà không giết sinh vật, lấy của không cho… không phá phố chợ.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất. Chủ trương thứ hai sửa thành câu hỏi: “A-la-hán tuy có sự vô tri (loại thứ hai) nhưng không giết sinh vật, lấy của không cho… không phá phố chợ phải không?” Tha phương sẽ trả lời trực tiếp là “Đồng ý.”
3. Tự phương: Phàm phu có vô tri, phàm phu bởi vì vô tri mà không giết sinh vật, lấy của không cho… không phá phố chợ phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “phàm phu có vô tri,” thứ hai là “phàm phu bởi vì vô tri mà không giết sinh vật, lấy của không cho… không phá phố chợ.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất. Phàm phu có sự vô tri loại thứ nhất mà giết sinh vật, lấy của không cho… cho đến… phá phố chợ, cho nên Tha phương sẽ không đồng ý chủ trương thứ hai, sẽ trả lời “Tại sao?”
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri, A-la-hán tuy có sự vô tri (loại thứ hai) mà không giết sinh vật, lấy của không cho… cho đến… không phá phố chợ phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Phàm phu có vô tri, phàm phu bởi vì vô tri nên không giết sinh vật, lấy của không cho… cho đến… không phá phố chợ phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 6] Hai loại vô tri
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Mô thức giống đoạn thứ nhất 1-2 trước.
3. A-la-hán có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Mô thức giống đoạn thứ nhất 3-4 trước.
5. Tự phương: A-la-hán không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
6. Tha phương: Phải.
7. Tự phương: Nếu “A-la-hán không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp,” vì vậy ngươi không nên nói: “A-la-hán có vô tri.”
(Phân tích) Mô thức giống đoạn thứ nhất 5-7 trước. Tự phương chủ trương “A-la-hán vì không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp nên không có vô tri.” Có thể biết Tự phương đã giới hạn phạm vi của “vô tri” vào trong sự “vô tri loại thứ nhất.” Luận biện này dừng lại ở đây, kỳ thực vẫn chưa hết, Tha phương sẽ trả lời: “Không trọn khắp,” vì Tha phương cho rằng A-la-hán tuy không có “vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp,” nhưng A-la-hán vẫn có những vô tri như “không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, cây gỗ, rừng.”
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
4. Bên nó: Tại sao?
5. Bên mình: A-la-hán không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. Bên mình: A-la-hán vì không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già, vô tri về học, vô tri về tiền tế, vô tri về hậu tế, vô tri về tiền hậu tế, vô tri về tương y tính duyên khởi pháp nên phải không có vô tri. Nhân đã ưng chịu.
8. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 7] Hai loại vô tri
1. Tự phương: Phàm phu có vô tri, họ kia có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “phàm phu có vô tri,” thứ hai là “phàm phu có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp.” Tha phương đồng ý hai chủ trương này, trực tiếp trả lời “Đồng ý.”
3. Tự phương: A-la-hán có vô tri, họ kia có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “A-la-hán có vô tri,” thứ hai là “A-la-hán có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất; không đồng ý chủ trương thứ hai, sẽ trả lời: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
5. Tự phương: A-la-hán có vô tri, họ kia không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?... cho đến…
6. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “A-la-hán có vô tri,” thứ hai là “A-la-hán không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp.” Tha phương đồng ý hai chủ trương này, sẽ trả lời: “Đồng ý.”
7. Tự phương: Phàm phu có vô tri, họ kia không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
8. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “phàm phu có vô tri,” thứ hai là “phàm phu có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất, không đồng ý chủ trương thứ hai.
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: Phàm phu có vô tri, họ kia có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán có vô tri, họ kia có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
5. Bên mình: A-la-hán có vô tri, họ kia không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. Bên mình: Phàm phu có vô tri, họ kia không có sự vô tri về sư, vô tri về pháp, vô tri về Tăng-già… cho đến… vô tri về tương y tính duyên khởi pháp phải không?
8. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 8] Xả tham… 1
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri phải không?
(Phân tích) Mô thức giống đoạn thứ nhất 1-2 trước.
2. Tha phương: Phải.
3. Tự phương: A-la-hán xả tham, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai phải không?
4. Tha phương: Phải.
5. Tự phương: Nếu “A-la-hán xả tham, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai,” thật ngươi không nên nói: “A-la-hán có vô tri.”
(Phân tích) Mô thức giống đoạn thứ nhất 5-7 trước.
6. Tự phương: A-la-hán xả sân… cho đến… xả si… cho đến… xả vô quý, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai phải không?
7. Tha phương: Phải.
8. Tự phương: Nếu “A-la-hán xả vô quý, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai,” thật ngươi không nên nói: “A-la-hán có vô tri.”
(Phân tích) Mô thức giống đoạn thứ nhất 5-7 trước. Luận biện này kỳ thực còn chưa hết, Tha phương sẽ trả lời: “Không trọn khắp.”
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán xả tham, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì A-la-hán xả tham, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên mình: A-la-hán xả sân… cho đến… xả si… cho đến… xả vô quý, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai phải không?
7. Bên nó: Đồng ý.
8. Bên mình: Vì xả vô quý, dứt hẳn gốc rễ như chặt thân cây Tāra, thuộc về không có, là pháp chẳng sinh không phải vì vị lai nên A-la-hán phải không có vô tri.
9. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 9] Xả tham… 2
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán không phải xả tham, tu đạo… cho đến… tu Bồ-đề phần phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì A-la-hán xả tham… cho đến… tu hành Bồ-đề phần nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
7. Bên nó: Đồng ý.
8. Bên mình: A-la-hán không phải xả tham… cho đến… xả vô quý, tu đạo… cho đến… không phải tu Bồ-đề phần phải không?
9. Bên nó: Đồng ý.
10. Bên mình: Vì A-la-hán xả vô quý, tu Bồ-đề phần nên A-la-hán phải không có vô tri.
11. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 10] Xả tham… 3
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán không phải ly tham, ly sân, ly si… cho đến… chứng điều đã chứng phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì A-la-hán ly tham, ly sân, ly si… cho đến… chứng điều đã chứng nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 11] Thiện xảo đối với tự pháp hoặc tha pháp 1
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Tha phương: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp có vô tri, A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp không vô tri.
(Phân tích) Trở xuống có 6 đoạn luận biện, Tha phương đem chia A-la-hán thành hai loại, loại thứ nhất là A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp, loại này có vô tri. Loại thứ hai là A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp, loại này không vô tri. Đó là tông của Tha phương. Phật-đà có đủ Nhất thiết trí, một trong những danh hiệu của Ngài là A-la-hán, có thể quy loại là A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp. Có thể vấn đáp như sau.
1. Tự phương: Phàm là A-la-hán đều có vô tri phải không?
2. Tha phương: Không trọn khắp (không nhất định).
3. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp có vô tri phải không?
4. Tha phương: Phải.
5. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp có vô tri phải không?
6. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
7. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp không vô tri phải không?
8. Tha phương: Phải.
9. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp không vô tri phải không?
10. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Chuỗi vấn đáp này chỉ là xác lập tông của Tha phương mà thôi.
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
Bởi vì Tha phương đem chia A-la-hán thành hai loại, có loại có vô tri, có loại không vô tri. Có thể sửa làm đặt câu hỏi như sau.
Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp có vô tri, A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp không vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý. (đây là tông của Tha phương.)
3. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp có vô tri phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp có vô tri phải không?
6. Bên nó: Tại sao?
7. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp không vô tri phải không?
8. Bên nó: Đồng ý.
9. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp không vô tri phải không?
10. Bên nó: Tại sao?
[Đoạn thứ 12] Thiện xảo đối với tự pháp hoặc tha pháp 2
1. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả tham, họ kia có vô tri phải không?
2. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Trong này có hai chủ trương, thứ nhất là “A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả tham,” thứ hai là “A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp có vô tri.” Tha phương đồng ý chủ trương thứ nhất, không đồng ý chủ trương thứ hai.
3. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả sân, xả si… cho đến… xả vô quý, họ kia có vô tri phải không?
4. Tha phương: Phải.
5. Tự phương: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả vô quý, họ kia có vô tri phải không?
6. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả tham, họ kia có vô tri phải không?
2. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
3. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả sân, xả si… cho đến… xả vô quý, họ kia có vô tri phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả vô quý, họ kia có vô tri phải không?
6. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 13] Thiện xảo đối với tự pháp hoặc tha pháp 3
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả tham, tu hành đạo mình… cho đến… tu Bồ-đề phần, họ kia có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả tham, tu hành đạo mình… cho đến… tu hành Bồ-đề phần, họ kia có vô tri phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
5. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả sân… cho đến… xả vô quý, tu đạo mình… cho đến… tu Bồ-đề phần, họ kia có vô tri phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả vô quý, tu Bồ-đề phần, họ kia có vô tri phải không?
8. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 14] Thiện xảo đối với tự pháp hoặc tha pháp 4
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp ly tham, ly sân, ly si… cho đến… chứng điều đã chứng, họ kia có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp ly tham… cho đến… chứng điều đã chứng, họ kia có vô tri phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 15] Thiện xảo đối với tự pháp hoặc tha pháp 5
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả tham, họ kia không vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả tham, họ kia không vô tri phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
5. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả sân… cho đến… xả vô quý, họ kia không vô tri phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả sân… cho đến… xả vô quý, họ kia không vô tri phải không?
8. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 16] Thiện xảo đối với tự pháp hoặc tha pháp 6
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp xả tham, tu đạo mình… cho đến… tu Bồ-đề phần… cho đến… xả vô quý, tu đạo mình… cho đến… tu Bồ-đề phần…, họ kia không vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp xả vô quý, tu Bồ-đề phần, họ kia không vô tri phải không?
4. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
5. Bên mình: A-la-hán thiện xảo đối với tha pháp ly tham, ly sân, ly si… cho đến… chứng điều đã chứng, họ kia không vô tri phải không?
6. Bên nó: Đồng ý.
7. A-la-hán thiện xảo đối với tự pháp ly tham… cho đến… chứng điều đã chứng, họ kia không vô tri phải không?
8. Bên nó: (chủ trương thứ hai) Tại sao?
[Đoạn thứ 17] Dẫn dụng Thánh ngôn lượng 1
1. Tự phương: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Tha phương: Phải.
3. Tự phương: Không phải đã dựa vào đức Thế Tôn sao? Ngài nói: “Này các tỳ-khưu! Ta nói kẻ biết và thấy thì lậu tận. Kẻ không biết và không thấy thì không như vậy. Này các tỳ-khưu! Biết thế nào, thấy thế nào là có lậu tận đây? Là sắc, sự tập của sắc, sự diệt của sắc, thụ… cho đến… tưởng… cho đến… hành… cho đến thức, sự tập của thức, sự diệt của thức. Này các tỳ-khưu! Kẻ biết như vậy, thấy như vậy là có lậu tận.” Có kinh như vậy phải không?
4. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Trở xuống Tự phương cùng dẫn dụng Thánh ngôn lượng 5 đoạn, Tha phương tất nhiên thừa nhận Thánh ngôn lượng mà trả lời: “Đồng ý.”
5. Tự phương: Bởi vậy không nên nói: “A-la-hán có vô tri.”
(Phân tích) Tiếp theo Tự phương lập ra tông và nhân của mình: không nên nói: “A-la-hán có vô tri,” cũng tức tông của Tự phương là “A-la-hán không có vô tri,” lý do nó thành lập là dẫn dụng Thánh ngôn lượng “Thế Tôn nói…,” đây là dùng chủ trương được Tha phương đồng ý để làm nhân.
(Tham thảo) Vấn đáp đoạn thứ 17 ở trên cũng là một mô thức luận biện có tính đại biểu, nội hàm ba nhóm mô thức vấn đáp: mô thức 1-2 là xác định “tông” hoặc chủ trương của Tha phương, mô thức 3-4 là dẫn dụng Thánh ngôn lượng và khiến Tha phương đồng ý; tiếp theo mô thức 5 là Tự phương lập ra tông và nhân của mình. Luận biện này dừng lại ở đây, cứ như là Tự phương chiếm thế thượng phong. Kỳ thực vẫn chưa hết, Tha phương sẽ trả lời: “Không trọn khắp,” vì Tha phương cho rằng Thánh ngôn lượng này không đủ để thành lập “A-la-hán không có vô tri,” Thánh ngôn lượng này chỉ thành lập A-la-hán không có vô tri loại thứ nhất.
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Thế Tôn nói: “Này các tỳ-khưu! Ta nói kẻ biết và thấy thì lậu tận. Kẻ không biết và không thấy thì không như vậy. Này các tỳ-khưu! Biết thế nào, thấy thế nào là có lậu tận đây? Là sắc, sự tập của sắc, sự diệt của sắc, thụ… cho đến… tưởng… cho đến… hành… cho đến thức, sự tập của thức, sự diệt của thức. Này các tỳ-khưu! Kẻ biết như vậy, thấy như vậy là có lậu tận.” Có kinh như vậy phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì đức Thế Tôn đã nói: “Này các tỳ-khưu! Ta nói kẻ biết và thấy thì lậu tận. Kẻ không biết và không thấy thì không như vậy. Này các tỳ-khưu! Biết thế nào, thấy thế nào là có lậu tận đây? Là sắc, sự tập của sắc, sự diệt của sắc, thụ… cho đến… tưởng… cho đến… hành… cho đến thức, sự tập của thức, sự diệt của thức. Này các tỳ-khưu! Kẻ biết như vậy, thấy như vậy là có lậu tận.” Do nói như vậy nên A-la-hán phải không có vô tri. (Dẫn dụng Thánh ngôn lượng)
6. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 18] Dẫn dụng Thánh ngôn lượng 2
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Thế Tôn nói: “Này các tỳ-khưu! Với kẻ thấy biết thì Ta nói lậu tận. Kẻ không biết không thấy thì không vậy. Này các tỳ-khưu! Kẻ biết thế nào thấy thế nào là có lậu tận đây? Này các tỳ-khưu! Kẻ thấy biết rằng “Đây là khổ” thì có lậu tận. Kẻ thấy biết rằng “Đây là khổ tập” thì có lậu tận. Kẻ thấy biết rằng “Đây là khổ diệt” thì có lậu tận. Kẻ thấy biết rằng “Đây là con đường dẫn đến khổ diệt” thì có lậu tận. Này các tỳ-khưu! Biết như vậy thấy như vậy là có lậu tận.” Có kinh như vậy phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì đức Thế Tôn đã nói: “Này các tỳ-khưu! Với kẻ thấy biết thì Ta nói lậu tận. Kẻ không biết không thấy thì không vậy. Này các tỳ-khưu! Kẻ biết thế nào thấy thế nào là có lậu tận đây? Này các tỳ-khưu! Kẻ thấy biết rằng “Đây là khổ” thì có lậu tận. Kẻ thấy biết rằng “Đây là khổ tập” thì có lậu tận. Kẻ thấy biết rằng “Đây là khổ diệt” thì có lậu tận. Kẻ thấy biết rằng “Đây là con đường dẫn đến khổ diệt” thì có lậu tận. Này các tỳ-khưu! Biết như vậy thấy như vậy là có lậu tận.” Do nói như vậy nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 19] Dẫn dụng Thánh ngôn lượng 3
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Thế Tôn nói: “Này các tỳ-khưu! Kẻ không nhận thức tất cả, không biến tri, không ly dục, không xả mà được khổ tận thì không có khả năng. Này các tỳ-khưu! Kẻ nhận thức tất cả, biến tri, ly dục, xả mà được khổ tận thì có khả năng.” Có kinh như vậy phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì đức Thế Tôn đã nói: “Này các tỳ-khưu! Kẻ không nhận thức tất cả, không biến tri, không ly dục, không xả mà được khổ tận thì không có khả năng. Này các tỳ-khưu! Kẻ nhận thức tất cả, biến tri, ly dục, xả mà được khổ tận thì có khả năng.” Do nói như vậy nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 20] Dẫn dụng Thánh ngôn lượng 4
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Thế Tôn nói: “Này các tỳ-khưu! Thấy đầy đủ đều lìa ba điều: hữu thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Lìa khỏi bốn nẻo dữ, không gây sáu trọng tội.” Có kinh như vậy không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì đức Thế Tôn đã nói: “Này các tỳ-khưu! Thấy đầy đủ đều lìa ba điều: hữu thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Lìa khỏi bốn nẻo dữ, không gây sáu trọng tội.” Do nói như vậy nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên nó: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 21] Dẫn dụng Thánh ngôn lượng 5
* Sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: Thế Tôn nói: “Này các tỳ-khưu! Lúc này, Thánh Thanh văn viễn ly trần cấu nên được pháp nhãn sinh, kiến sinh rằng ‘Tất cả tập pháp là diệt pháp,’ vị Thánh Thanh văn đều xả đi ba kết: hữu thân kiến, nghi, giới cấm thủ.” Có kinh như vậy phải không?
4. Bên nó: Đồng ý.
5. Bên mình: Vì đức Thế Tôn đã nói: “Này các tỳ-khưu! Lúc này, Thánh Thanh văn viễn ly trần cấu nên được pháp nhãn sinh, kiến sinh rằng ‘Tất cả tập pháp là diệt pháp,’ vị Thánh Thanh văn đều xả đi ba kết: hữu thân kiến, nghi, giới cấm thủ.” Do nói như vậy nên A-la-hán phải không có vô tri.
6. Bên nó: Không trọn khắp!
(Tham thảo) Ở trên Tự phương cùng dẫn dụng Thánh ngôn lượng 5 đoạn để luận chứng A-la-hán phải không có vô tri. Tha phương cho rằng Thánh ngôn lượng này không đủ để thành lập A-la-hán không có vô tri, Thánh ngôn lượng này chỉ thành lập A-la-hán không có vô tri loại thứ nhất thôi. Có thể biết phạm vi định nghĩa đối với “vô tri” của Tự phương và Tha phương có chỗ khác nhau, tranh luận ở đây không có cái gọi là thắng hay thua.
[Đoạn thứ 22] Do Tha phương đặt câu hỏi: Vô tri loại thứ hai
1. Tha phương: Không nên nói: “A-la-hán có vô tri” phải không?
2. Tự phương: Phải.
(Phân tích) Ở đây tỏ ra rõ ràng chủ trương (tông) của Tự phương là “A-la-hán không có vô tri.”
3. Tha phương: A-la-hán thì không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đi đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, gỗ, rừng phải không?
4. Tự phương: Phải.
(Phân tích) Tha phương truy hỏi: “A-la-hán thì không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đi đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, gỗ, rừng phải không?” Tự phương trả lời: “Đồng ý.”
5. Tha phương: Nếu “không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng,” bởi vậy nên nói: “A-la-hán có vô tri.”
(Phân tích) Tha phương đề xuất tông của mình: “A-la-hán có vô tri,” lý do nó thành lập là “A-la-hán không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng,” đây là vô tri loại thứ hai. Luận biện này dừng lại ở đây, cứ như là Tha phương chiếm thế thượng phong. Kỳ thực vẫn chưa hết, Tự phương sẽ trả lời: “Không trọn khắp,” vì Tự phương cho rằng “không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng” không quy thuộc về “vô tri.”
* Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên nó: A-la-hán không có vô tri phải không?
2. Bên mình: Đồng ý.
3. Bên nó: A-la-hán thì không biết tên họ của đàn bà, đàn ông, không biết đi đúng đường hay nhầm đường, không biết tên của cỏ, gỗ, rừng phải không?
4. Bên mình: Đồng ý.
5. Bên nó: Vì không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng nên A-la-hán phải có vô tri.
6. Bên mình: Không trọn khắp!
[Đoạn thứ 23] Vô tri loại thứ hai
1. Tự phương: Nếu “A-la-hán không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng” thì A-la-hán có vô tri phải không?
2. Tha phương: Phải.
(Phân tích) Tự phương đề xuất vấn đề: “A-la-hán không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng” thì A-la-hán có vô tri phải không?” thì Tha phương trả lời đồng ý.
3. Tự phương: A-la-hán không biết quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán phải không?
4. Tha phương: Thật không nên nói như vậy… cho đến…
(Phân tích) Tự phương lại đề xuất vấn đề: “không biết quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán phải không?” Tha phương không cho là phải, trả lời: “Tại sao?” Vì “không biết quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán” là vô tri loại thứ nhất, A-la-hán không có vô tri loại thứ nhất.
 * Đem trên sửa thành vấn đáp kiểu Nhân minh luận:
1. Bên mình: Nếu “A-la-hán không biết tên họ của đàn bà, đàn ông… cho đến… rừng” thì A-la-hán có vô tri phải không?
2. Bên nó: Đồng ý.
3. Bên mình: A-la-hán không biết quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán phải không?
4. Bên nó: Tại sao? (biểu thị Bên nó không đồng ý. Có thể tiếp tục vấn đáp nữa.)
       
III. KẾT NGỮ
Mô thức vấn đáp của Luận sự (Kathāvatthu) khá là nhất trí với phương thức vấn đáp kiểu Nhân minh luận ngày nay, chỉ là những luận đề này còn có thể tiếp tục luận biện nữa bằng phương thức vấn đáp kiểu Nhân minh luận. Nội dung vấn đáp của Luận sự là hai bên đứng trên lập trường riêng rồi trình bày chủ trương riêng của mình thôi, là một loại luận biện vô cùng “chất phác.” Lấy Vô tri luận làm ví dụ liền có thể nhìn ra một cách rõ ràng phạm vi định nghĩa đối với “vô tri” của Tự phương và Tha phương có chỗ khác nhau nên mới có sự luận biện, hình như “mỗi bên trình bày mỗi kiểu,” họ giữ lập trường riêng của mình chứ trong đó không có cái gọi là thắng thua. Cũng có thể nói mục đích luận biện của Luận sự là hai bên đứng trên góc độ khác nhau để rèn luyện tư duy, thanh lọc quan niệm, như thế mà thôi.

Sài Gòn, Gò Vấp: 19-10-2019, dịch xong.
Email: thanhsang.nsb@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th