Chuyển đến nội dung chính

TẠI SAO NHÀ NGUYỄN TRỞ THÀNH THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP TẠI CHÂU Á? MẦM HỌA ĐÃ GIEO TỪ LÚC THÀNH LẬP

 Vì sao Pháp chọn Việt Nam làm đối tượng xâm lược của mình tại châu Á? Lý do họ muốn xâm lược Việt Nam đại khái gồm có 4 nhân tố sau:

1- Xâm lược kinh tế và đất đai. Thổ sản Việt Nam phong phú khiến nước Pháp muốn tiến hành cướp đoạt kinh tế ở đây cũng như chính sách phong bế bắt đầu từ thời Minh Mạng, không cho phép người Pháp đến thương mại khiến nước Pháp thiệt hại một tài nguyên. Vả lại chính sách bành trướng hàng hải ra bên ngoài của Pháp hoàng Napoleon đệ III (1852–1873) nên đã dụng binh với nước Việt để tước đoạt thị trường và mảnh đất béo bở.

2- Như trên đã nói, người Pháp dựa vào vấn đề tôn giáo để đánh chiếm Việt Nam. Minh Mạng cấm đạo đồng nghĩa với việc thù địch với thế giới Thiên Chúa giáo, đối với Pháp là cái cớ rất đẹp để xâm lược Việt Nam. Thiệu Tuân Chính cũng chỉ ra một điều huyết mạch là: “Đó là vào thời Napoleon đệ tam… quyết tâm với trách nhiệm vì bảo hộ quyền lợi của tín đồ Công giáo La-mã toàn thế giới nên trọng tâm chính sách Viễn Đông của ông cũng không ngoài nguyên tắc này… vậy nên việc Tự Đức bài xích đạo La-mã là duyên cớ dẫn Pháp xâm nhập Việt.”

3- Người Pháp muốn vãn hồi thanh uy bị mất khi đại bại trong chiến tranh Pháp–Phổ. Hall luận rằng: “Nước Pháp bị thất bại áp đảo trong chiến tranh Phổ–Pháp 1870–1871, kết quả khiến danh dự của họ bị sa sút nghiêm trọng tại Á châu. Và một số người như Garnier nghĩ cách tốt nhất để phục hồi danh dự là triển khai lại hoạt động bành trướng bị dở dang trong thời kỳ Âu châu gặp tai kiếp.” Chủ trương này tuy gặp phản đối tại Pháp quốc nhưng cuối cùng cũng được chấp nhận.

4- Vai trò chiến lược của Việt Nam. Việt Nam là bàn đạp để tiến vào bán đảo Đông Dương và Tây Nam Trung Quốc, nếu Pháp có thể dựa vào đó sẽ tạo thuận lợi lớn cho kế hoạch xây dựng đế chế phương Đông. Pháp bắt đầu tấn công Việt Nam dưới thời Thiệu Trị. Từ những năm 1850, nó lại tăng cường xâm lược Việt Nam. Năm 1852, Pháp cử Mondini đến Phú Xuân để phản đối sự áp bức của hoàng đế Tự Đức đối với các nhà truyền giáo, nhưng bị Nguyễn đình bác bỏ, và quân đội Pháp bắn phá Đà Nẵng. Năm 1857, Pháp cử Mondini đến Phú Xuân và đưa ra ba yêu cầu đối với Nguyễn đình: (1) Hãy để các nhà truyền giáo Pháp tự do truyền giáo và đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người Công giáo; (2) mở các thương cảng và cho phép Pháp thành lập các cơ quan thương mại tại Phú Xuân; (3) Đồng ý cho Pháp xây dựng Lãnh sự quán tại Phú Xuân.

Người Pháp xâm nhập Đà Nẵng, Việt Nam

Vua Tự Đức cự tuyệt những yêu cầu của người Pháp, thế là người Pháp ra tay hành động. Tháng 8-1858, Pháp liên hợp người Tây-ban-nha đánh Đà Nẵng. Tháng 2-1859, quân Pháp một lần đánh hạ Sài Gòn, không bao lâu thì rút lui vì phải điều binh đi đánh Trung Quốc. Tháng 2-1861, quân Pháp lại phá Sài Gòn. Tháng 4 chiếm Mỹ Tho, không lâu sau lại chiếm ba tỉnh miền đông Nam Kỳ: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Tháng 5-1862, Nguyễn đình cầu hòa với quân xâm lược Pháp–Tây. Tháng 6 ký Điều ước Sài Gòn lần thứ nhất, nội dung đại khái là: Việt Nam cắt 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp; Việt Nam bồi thường chiến phí cho Pháp–Tây 4 triệu franc; Việt Nam mở ba cảng Đà Nẵng, Ba Thít, Quảng An để thông thương, Pháp–Tây có thể giao thương tự do; các nhà truyền giáo Pháp–Tây có thể tự do truyền giáo trong lãnh thổ Việt Nam; thương thuyền và quân hạm Pháp có quyền đi lại tự do trên sông Mê Kông và các nhánh sông của nó; khi Việt Nam có giao thiệp với nước nào, nếu không được sự đồng ý của Pháp hoàng thì không được phê chuẩn. Điều ước này là mở đầu biến Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Hình Phan Thanh Giản (1796-1867)

Khi Pháp đã chiếm đông bộ Nam Kỳ thì tiến hành bóc lột nhân dân bản địa, khiến cho người ta cảm thấy rất bất mãn nên cử hành khởi nghĩa chống Pháp giằng co kéo dài đến năm 1870. Sau vào tháng 11-1873, Pháp phái Garnier đến Bắc Kỳ chiếm Hà Nội trước với âm mưu tiến tới xâm lược Việt Nam. Đầu tháng 12 lại chiếm Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định. Nhưng lúc này nhân dân Việt Nam chống cự mạnh mẽ, Nguyễn đình lại thỉnh Hắc kỳ quân Trung Quốc của Lưu Vĩnh Phúc nhập Việt đánh phạt người Pháp. Hắc kỳ quân liên hợp với nhân dân Việt Nam đánh bại quân Pháp giết chết Garnier tại khu vực gần Hà Nội. Sau này Pháp thay đổi đường lối, tháng 1-1874 phái Paul-Louis-Félix Philastre sang nghị hòa với Việt. Tháng 2-1874, hai bên đạt thỏa thuận, Pháp đồng ý trả lại Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định, nhưng buộc Nguyễn đình phải cho họ quyền khám xét đường thủy từ sông Hồng đi vào Trung Quốc.

Cùng năm, dưới sức ép của Pháp, Nguyễn đình phái bọn Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường ký kết Điều ước Sài Gòn lần thứ hai với Tổng đốc thuộc địa Pháp Dupré, nội dung đại khái là: việc ngoại giao của Việt Nam được Pháp giám sát; Pháp chiếm hữu toàn bộ Nam Kỳ và hưởng quyền cai trị theo luật pháp nước ngoài tại Việt Nam; mở ba cảng Hà Nội, Hải Phòng và Quy Nhơn. Điều ước này là bổ sung cho Điều ước Sài Gòn lần thứ nhất và cũng là bước quan trọng để Pháp xâm chiếm Việt Nam.

Nguồn: qulishi.com
Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th