Chuyển đến nội dung chính

Thuật Đế Vương: Lời Nói Đầu

 

TRÍ TUỆ QUẢN LÝ CỦA TRUNG QUỐC THỜI XƯA

 



THUẬT

 

ĐẾ VƯƠNG

KHÔNG THẠO DÙNG THUẬT THÌ SẼ MẤT ĐI QUYỀN LỰC THEO THỜI GIAN

TRỊ DÂN TRƯỚC HẾT CẦN TRỊ QUAN, NẾU QUAN TRỊ KHÔNG TỐT, DÂN CHẮC CHẮN DỄ SINH VẤN ĐỀ

 

 

 

Tác giả: THIÊN HÀNH KIỆN

Dịch giả: NGUYỄN THÀNH SANG



 

LỜI NÓI ĐẦU

Sau khi hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị, chế độ đế vương Trung Quốc mấy ngàn năm nay rốt cuộc đã trở thành lịch sử. Hậu nhân thường dùng “dát vàng nạm bạc”, “sơn hào hải vị” để hình dung cái ăn cái mặc của hoàng đế; dùng “kim bích huy hoàng”, “xe thơm ngựa báu” để hình dung việc đi đứng của hoàng đế; dùng “khắp cả thiên hạ đâu đâu chẳng là đất của vua” để hình dung hoàng đế chí cao vô thượng; dùng “tam cung lục viện”, “ba ngàn người đẹp” để hình dung sự xa xỉ cực dục của hoàng đế. Song, không phải tất cả vị hoàng đế nào cũng hưởng được những ngày vô cùng thư thái, một số ngày của hoàng đế có thể hình dung là thê thảm lắm. Nếu muốn tránh được những ngày như thế, hoàng đế cần phải làm tốt công việc chức trách của mình.

Hoàng đế là kẻ thống trị tối cao của Trung Quốc thời xưa, đó cũng là chức trách của họ, biểu hiện chủ yếu trên ba phương diện:

1- Xác lập và duy trì địa vị chí cao vô thượng của mình;

2- Chiêu tập rộng rãi nhân tài thiên hạ cho mình sử dụng;

3- Trị vì quốc gia, đảm bảo sự yên ổn vững vàng của giang sơn xã tắc.

Để làm hoàng đế phải có đủ năng lực trên ba phương diện đó. Nói tóm lại, thuật đế vương được nói đến trong cuốn sách này chính là quyền, thuật và pháp.

Quyền xét theo danh nghĩa đó là quyền lực. Đối với hoàng đế mà nói, nó cực kỳ quan trọng, tác dụng chủ yếu là làm rạng ngời địa vị cũng như quyền uy chí cao vô thượng của mình. Nghiệp vụ đó cũng rất nhiều, cụ thể bao gồm bốn nghiệp vụ nhỏ đó là đoạt quyền, tranh quyền, giữ quyền và khuếch quyền. Đoạt quyền tức là chỉ cho quyền lực giành giật được từ tay kẻ khác, ví như Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận phát động cuộc binh biến Trần Kiều. Tranh quyền tức là công khai hay ngấm ngầm đấu tranh để rồi cuối cùng giành lấy quyền lực khi đã chờ đến lúc có cơ hội hay thực lực cần thiết, ví như sự biến cửa Huyền Vũ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân chẳng hạn. Giữ quyền tức là bảo vệ quyền lực của mình, đây là nghiệp vụ chủ yếu nhất của một vị hoàng đế, cụ thể bao gồm ba phương diện là: ngăn ngừa sự chuyên quyền của hoạn quan, ngoại thích và quyền thần bên trong triều đình; ngăn ngừa thế lực địa phương bên ngoài triều đình trở nên lớn mạnh, uy hiếp quyền lực trung ương; và chế ngự thế lực nước ngoài xâm nhập. Khuếch quyền tức làm làm phình to quyền lực của mình ra, phần nhiều chỉ cho mặt mở rộng bản đồ lãnh thổ, dụ như Hán Vũ Đế Lưu Triệt chinh phục Hung Nô.

Đoạt quyền và tranh quyền phần nhiều phát sinh trong thời khai quốc, khuếch quyền thông thường phát sinh trong thời kỳ thịnh vượng, còn giữ quyền thì xuyên suốt đầu đuôi trong thời kỳ thống trị của mỗi vị hoàng đế. Nếu cả đời một vị hoàng đế khai triển toàn bộ bốn nghiệp vụ này thì đó chắc chắn là một vị hoàng đế anh minh thần vũ. Trong mười vị hoàng đế được sách này giới thiệu chi tiết thì Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Thành-cát-tư Hãn Thiết-mộc-chân thuộc loại hình này. Tám vị hoàng đế kia phần lớn thì khai triển được hai nghiệp vụ, trong đó nhiều nhất là tranh quyền và giữ quyền, bao gồm bốn vị là Tần Thủy Hoàng Doanh Chính, Hán Cao Tổ Lưu Bang, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Quang Vũ Đế Lưu Tú; có hai vị là đoạt quyền và giữ quyền, đó là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận và nữ hoàng độc nhất Vũ Tắc Thiên; cũng có hai vị là giữ quyền và khuếch quyền tức là Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Thanh Thánh Tổ Khang Hy.

Thuật là chỉ phương pháp, thủ đoạn, mưu lược… Đối với hoàng đế mà nói cũng rất quan trọng, tác dụng chủ yếu là lợi dụng quyền lực chí cao vô thượng của mình để điều khiển quần thần, hầu như vận dụng trong thời kỳ giữ quyền. Thần (bề tôi) ở đây chủ yếu là chỉ quan viên có chức tước tương đối cao, là người có sức ảnh hưởng nhất định đối với quốc sự. Thuật cụ thể là bao gồm ba nghiệp vụ: gom người, biết người và dùng người. Gom người là chỉ khả năng tụ tập những người có tài khắp thiên hạ đến bên cạnh mình, đó là tài năng cơ bản nhất của hoàng đế, nói chung có thể dựa vào phẩm đức của mình để thu hút người ta hoặc chế định chính sách ưu đãi để mời gọi nhân tài. Biết người tức là năng lực giám sát hiểu được và nắm được phẩm đức tốt xấu, năng lực lớn nhỏ, độ trung thành cao thấp v.v… của nhân tài, trình độ phải cao hơn chút, có vẻ tùy tài năng cá nhân. Dùng người tức là căn cứ đặc điểm của nhân tài để yêu cầu họ triển khai công tác tương ứng, mức độ tương đối rất cao. Quân chủ anh minh không những có thể dụng hiền, khiến tài năng của hiền giả được phát huy đến mức cao nhất; đồng thời cũng có thể dụng gian để giúp vua hoàn thành nhu cầu trong phạm vi nhất định. Mà đặc điểm lớn của việc dùng người còn thể hiện trong việc quản lý hoạn quan, ngoại thích, quyền thần… phát hiện hành vi chuyên quyền nếu có, nhất định phải tiến hành hạn chế hoặc đè xuống, không để cho xuất hiện tình trạng chia sẻ đại quyền. Ngoài ra, trong quá trình đoạt quyền và tranh quyền, Thuật cũng có thể khởi tác dụng khá trọng yếu.

Pháp là chỉ pháp trị, bao gồm chế độ pháp luật định ra, các chính sách quy định v.v… rồi dùng nó tiến hành cai trị. Đối với hoàng đế mà nói không kém phần quan trọng, tác dụng chủ yếu là để trị nước. Nghiệp vụ cụ thể bao gồm trị quan và trị dân, quan ở đây chủ yếu cụ thể là chỉ quan viên cấp vừa và thấp. Đương nhiên, cũng có thể trị quan viên cấp cao, nhưng thường thường Pháp có vẻ không khởi tác dụng với quan viên cấp cao, thành ra mới nói là “hình phạt không lên đến đại phu”.

Nhìn chung lịch sử thì đại đa số hoàng đế thường chú trọng trị dân, trên thực tế điều này không đúng. Trị dân trước hết cần trị quan, nếu quan trị không tốt, dân chắc chắn dễ sinh vấn đề. Trong sách này có giới thiệu Quang Vũ Đế Lưu Tú và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đều là những vị trọng về trị quan hơn cả.

Thông qua sự giới thiệu về quyền, thuật và pháp nêu trên, mức độ quan trọng của “ba cán dao” này đối với hoàng đế đã quá rõ ràng rồi. Thực tế khi tiến hành nghiên cứu lịch sử của các triều đại, chúng ta cũng phát hiện khởi nghĩa nông dân thực sự hiếm khi thành công. Tức là nói dù Pháp (luật pháp) có vấn đề thì cũng không phải là nhát chí mạng đối với hoàng đế. Thời kỳ thống trị của các bậc minh quân như Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Thanh Thánh Tổ Khang Hy, Hán Vũ Đế Lưu Triệt, Quang Vũ Đế Lưu Tú v.v… cũng có xuất hiện khởi nghĩa nông dân, nhưng dưới sự đả kích của thế lực quân sự lớn mạnh, các cuộc khởi nghĩa này không có cách nào lan rộng nổi. Vả lại sử dụng Pháp dù sao cũng rất giản đơn, nghĩa là vị hoàng đế đó không rành trị quốc cũng có thể tiếp nối theo một phương thức trị quốc nào đó hoặc có thể thay đổi đơn giản chút xíu, thậm chí có thể khai trừ những quan viên hay những điều khoản pháp luật nào đó bị dân chúng vô cùng căm ghét.

Nhưng nếu phương diện Thuật của hoàng đế phát sinh vấn đề thì sẽ khá nguy hiểm. Ví dụ, Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh lúc lâm chung lại không hạn chế Triệu Khuông Dận, có thể nói nhà vua vốn không hiểu gì về Triệu Khuông Dận, rốt cuộc đã trực tiếp dẫn đến giang sơn đổi chủ. Tần Thủy Hoàng Doanh Chính khi tiêu diệt nước Sở tin lời gièm pha của Lý Tín không dùng Vương Tiễn làm tổn thất hơn 10 vạn quân, sau cùng khi mời Vương Tiễn xuất chiến lại không nghe lời tâu cấp đủ 60 vạn quân, đó là một sai lầm trong đại nghiệp thống nhất. Hán – Sở tranh hùng của Lưu Bang và Hạng Vũ, Lưu Bang ngoài năng lực bản thân còn có rất nhiều nhân tài bên mình, Hạng Vũ tuy tự thân rất mạnh nhưng chỉ có một Phạm Tăng lại không mấy trọng dụng. Cuối cùng Lưu Bang thắng lợi cũng là lẽ đương nhiên. Có thể nói rằng: không thạo dùng thuật thì không thể nào đoạt quyền và tranh quyền, nguy cơ là giữ quyền cũng không nổi. Mất quyền vẫn là chuyện nhỏ thôi, chuyện lớn e là lo đến tính mạng, thậm chí là đối mặt với cảnh giang sơn đổi chủ.

Đương nhiên, nguy hiểm nhất chính là vấn đề mất Quyền. Nhẹ thì trở thành bù nhìn, ngày ngày lo sợ phập phồng; nặng thì mất luôn cái mạng, nước mất nhà tan cũng là chuyện sớm muộn thôi. Thân là vị hoàng đế phải luôn luôn đề phòng vấn đề mất quyền.

Ba kỹ thuật quyền, thuật, pháp tóm lại phải nắm vững hai cái trước, như thế mới đảm bảo ngai vàng hoàng đế của mình. Nếu muốn khiến giang sơn yên ổn, tiếp tục truyền ngôi thì phải nắm luôn pháp. Pháp là nền tảng, quyền và thuật chỉ có thể mang lại hiệu quả nhất thời thôi. Mười vị hoàng đế được giới thiệu trong sách này đáng được gọi là mười vị vua kiệt xuất trong các đời đế vương. Ba thứ kỹ thuật của họ đều có những đặc điểm riêng đáng để hậu thế nghiên cứu và noi gương. Ngoài ra, chương thứ XI sách này cũng giới thiệu sơ qua mấy vị hoàng đế đã sử dụng ba kỹ thuật quyền – thuật – pháp rất sai lầm, ý là nhìn từ phía phản diện để nhằm cảnh báo.

Việt dịch: Nguyễn Thành Sang.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th