Chuyển đến nội dung chính

Thuật Đế Vương: Chương II

 

Chương II.
KẺ SỬ DỤNG THUẦN THỤC: THANH THÁNH TỔ KHANG HY

   Triều Thanh là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, hơn nữa đó là một triều đại do dân tộc thiểu số thống trị Trung Quốc. Về nhân số và trình độ được tiếp thu, đối với kẻ thống trị Mãn tộc mà nói, là một sự thách thức rất lớn. Nhưng Thanh Thánh Tổ Khang Hy chăm đọc sử thư, tổng kết trọn vẹn những nguyên nhân căn bản hưng thịnh và suy vong của biết bao triều đại, tránh khỏi tái phạm sai lầm như người đi trước. Cuối cùng, ông đã đặt nền tảng vững chắc cho nền thống trị triều Thanh, một điều tưởng như không thể nhưng lại thành có thể.

   Tất cả điều này đều dựa vào “ba mánh” kỹ thuật thuần thục của Khang Hy. Về phương diện sử dụng “quyền”, Khang Hy tích cực giữ “quyền”, không cho phép hành vi chia rẽ xảy ra, từ trong đến ngoài, bảo vệ sự thống nhất cao độ. Về phương diện sử dụng “thuật”, Khang Hy coi trọng tác dụng của nhân tài, giỏi cân bằng mối quan hệ giữa các đại thần. Về phương diện sử dụng “pháp”, Khang Hy tích cực cổ động sự dung hợp dân tộc, tự mình làm phép, đi đến tận nơi để giải quyết những vấn đề khổ sở của lê dân trăm họ.

*

                                                *          *

*


Thanh Thánh Tổ Khang Hy mới 8 tuổi lên ngôi, đối mặt với phương diện “quyền” đáng gọi là vấn đề nhất của bao đời hoàng đế, gồm cả bên trong triều đình có quyền thần đương chính, ngoài triều đình có thế lực cát cứ địa phương; trong nước có thế lực chia rẽ dân tộc, ngoài nước có thế lực giặc ngoại xâm nhập. Hơn nữa còn có vấn đề dung hợp dân tộc từ đầu đến cuối, tức là làm sao để đối đãi với thế lực phản kháng của Hán tộc. Vì vậy, dường như trong cuộc đời Khang Hy đều là giữ “quyền” – bảo vệ quyền lực hoàn chỉnh.

 

a. Kế trừ Ngao Bái

Lúc Khang Hy 8 tuổi lên ngôi chỉ là một cậu bé chưa hiểu biết gì cả. Đương nhiên, trong lịch sử cũng có những người lên ngôi nhỏ hơn ông, thậm chí quấn tã lên ngôi. Trong tình hình đó, tất cần phải tìm một bề tôi bên cạnh có năng lực để phụ tá. Cha của Khang Hy là hoàng đế Thuận Trị cũng như thế, thuở ấu thơ do Nhiếp chính vương Đa-nhĩ-cổn tiến hành phụ tá. Về điểm này, Khang Hy thực ra còn có chút tiền lệ. Đương thời, bà nội của Khang Hy – Thái hoàng Thái hậu (đáng gọi là người phụ nữ có bản lĩnh nhất trong lịch sử, ngay đến Vũ Tắc Thiên có khi cũng không bằng) còn khỏe mạnh, tuy không hỏi chuyện triều chính nhưng chỉ cần nói ra chúng đại thần cũng phải rất sợ sệt, còn phải nể mặt bà. Thế nên bà triệu tập chúng đại thần mở hội, qua ba lần thảo luận, xác định bốn vị phụ chính đại thần bao gồm Sách-ni, Tô-khắc-tát-cáp, Át-tất-long và Ngao Bái. Trong đó, Sách-ni đứng đầu tổng quản đại quyền phê duyệt khải tấu…, nhưng tuổi già sức yếu, thường hay sinh bệnh. Đứng thứ hai là Tô-khắc-tát-cáp tuy lắm tài cán nhưng lại bất hòa với vị đứng thứ tư là Ngao Bái. Vị xếp thứ ba là Át-tất-long thì khôn khéo, không tranh chấp với người ta. Trong bốn vị thì kẻ có dã tâm với quyền lực nhất chính là Ngao Bái. Nhưng bấy giờ hắn không có nhiều biện pháp, vì lão đại thì chả làm được gì, lão nhị thì không có ý tốt, lão ba thì hùa theo bọn với hắn. Nhưng hắn cũng nhận thức sáng suốt rằng lão đại Sách-ni tuy tuổi đã cao, sớm muộn phải chết, nhưng không thể tự dưng chen ngang lão ta. Đối thủ lớn nhất của hắn bây giờ là lão nhị Tô-khắc-tát-cáp, ngay đến lão tam là hạng ba phải cũng tích cực lôi kéo để dễ bề làm việc.

Dù bấy giờ Khang Hy còn thơ bé nhưng đã quan sát tình hình rất rõ ràng. Đương nhiên, bà nội Hiếu Trang thái hoàng thái hậu còn thấy rõ hơn, yêu cầu vua tránh khỏi phát sinh xung đột chính diện với Ngao Bái, trước mắt chủ yếu vẫn phải là chuyên tâm học tập bản lĩnh trị thế. “Ngao Bái không đáng để lo, hiện giờ ta có thể giúp đỡ con diệt trừ hắn. Nhưng để huấn luyện con thì sự việc này phải để con tự làm lấy”. Tháng 6 năm 1667, lão đại Sách-ni qua đời. Ngao Bái biết cơ hội đã đến, hắn không hiểu Khang Hy chỉ mới 14 tuổi càng hiểu hơn đó là cơ hội của hắn. Thực ra, Khang Hy sớm đã thấy chướng mắt với cách làm dung túng của Sách-ni đối với Ngao Bái: “Ngươi đường đường là lão đại lại không quản nổi lão út, đúng là đồ ngốc”. Nhưng chỉ là nói thầm trong bụng thôi, ngay cả bà nội cũng không biết lúc bấy giờ người Khang Hy chán ghét nhất chính là Sách-ni. Trước linh đường của Sách-ni, trong lòng Khang Hy chửi rủa Sách-ni rằng: “Lão già nhà ngươi quả thực đã cống hiến rất nhiều cho xã tắc Đại Thanh, ta cũng không muốn oán ghét ngươi. Nhưng ngươi theo chủ nghĩa trung dung, cách làm nhu nhược, thực là chả ra gì. Hãy nhìn đi, Ngao Bái sẽ do đích thân ta tự động thủ! Ngươi hãy coi đi”.

Tháng 7, Khang Hy bác bỏ mọi lời đề nghị, quyết định thân chính và cử hành đại lễ đích thân nắm quyền triều chính. Hành động này không chỉ khiến Ngao Bái ra sức phản đối mà ngay cả Tô-khắc-tát-cáp và Át-tất-long cũng không bảo vệ. Nguyên nhân rất đơn giản, vua còn quá nhỏ. Bà nội cũng cho rằng ông quá hấp tấp. Lúc này, Khang Hy mới nhận thức được để đoạt quyền lực về thực không phải là chuyện dễ. Không có cách nào, Khang Hy đành tiết lộ cho một đứa trẻ trạc tuổi mình:

- Ta biết mỗi ngày thiên triều hội họp náo nhiệt, ta chỉ muốn nghe xem bọn họ thảo luận những gì, ta thì không được tham dự; lại nói rằng ta sớm muộn cũng được biết thôi.

Vì vậy mặc dù thân chính nhưng thể chế phụ chính vốn có vẫn chưa thể phát sinh thay đổi. Hơn nữa, quyền phát ngôn của Ngao Bái càng ngày càng trọng, do Át-tất-long thì cứ tùy thanh phụ họa, Tô-khắc-tát-cáp căn bản không phải đối thủ của hắn. Quả nhiên không bao lâu thì Ngao Bái đã liệt ra tội trạng 24 điều hãm hại Tô-khắc-tát-cáp, cưỡng bức Khang Hy phải xử ông ta tội chết. Sau khi thanh trừ Tô-khắc-tát-cáp, Ngao Bái lại càng buông thả không e dè gì hết, mọi chính sự triều đình đều do hắn quyết đoán, một số chiếu lệnh của vua Khang Hy mà hắn cũng dám công khai chống lại.

Thực tại Khang Hy nhịn không nổi nữa, nhưng ông biết lúc này cần phải nhẫn. Trong thời gian này ông đã bộc lộ thực lực quá sớm, Ngao Bái bây giờ dường như cũng không coi thường ông như trước, chẳng thể coi ông như một thằng nhãi nữa. Ngoài ra, bè đảng thân tín của Ngao Bái đầy khắp triều dã, muốn trừ Ngao Bái thì phải nghĩ ra một kế sách thực sự vẹn toàn. Nhưng trước tiên phải giữ gìn bản thân, Khang Hy nhớ ra tiền triều có một vị hoàng đế thợ mộc làm đồ rất giỏi rồi lấy đồ đó ra vui chơi. Quyền thần rất thích có vị hoàng đế như vậy. Thế là để đánh lừa Ngao Bái, Khang Hy chọn ra một đám thiếu niên thân cường sức tráng luyện tập thuật đánh đấm, chơi võ suốt ngày. Ngao Bái ngoài mặt thì rầy rà Khang Hy nhưng trong lòng vô cùng hí hửng. “Ngươi đã nói như vậy thì ta cho ngươi nói nhiều thêm mấy hôm”. Mặt khác, Khang Hy phái người âm thầm điều tra kỹ lưỡng các mối quan hệ của Ngao Bái cũng như những tội hành hắn phạm phải, vua cũng hiểu rằng những người này có thành kiến rất lớn với Ngao Bái, có thể sử dụng cho mình được. Trước sau trải qua thời gian gần hai năm, sau khi tất cả ổn thỏa, Khang Hy phát khởi “hành động trừ Ngao”. Chuyện đó Ngao Bái vẫn không biết gì hết.

Tháng 5 năm 1669, đầu tiên Khang Hy dùng nhiều danh nghĩa để phái bè đảng của Ngao Bái đi ra ngoài hòng khiến thế lực Ngao Bái suy yếu, sau đó sai người mời Ngao Bái vào trong cung bắt lại, bè đảng của Ngao Bái về sau cũng bị truy bắt. Toàn bộ “hành động trừ Ngao” được vạch ra chu toàn kín đáo, chấp hành thuận lợi mà chưa dấy lên sự rối ren về chính cục, nhưng ảnh hưởng dẫn đến thì rất lớn. Từ đó, trong triều không còn bất kỳ người nào dám xem thường vị hoàng đế mới chỉ có 16 tuổi này, và Khang Hy cũng đã bắt đầu cuộc đời chấp chưởng quyền lực kéo dài hơn 50 năm nữa.

Lời bàn: hoàng đế Khang Hy kế trừ Ngao Bái, giành lại “quyền” về tay hoàng đế, đáng gọi là trường hợp kinh điển của các đời hoàng đế. Lúc đầu ông quả thực chỉ là một đứa nhóc, tiếp theo thì độ khó càng lớn lên, Ngao Bái đã khống chế cả triều dã. Vậy làm sao một cậu bé nhỏ tuổi như vậy có thể làm ra hành động kinh người đến thế? Điều này có quan hệ rất lớn đến cách ngôn truyền thân giáo của bà nội vua, từ thuở nhỏ bà đã dựng trong đầu ông khái niệm về “quyền”: “đó là điều thiêng liêng nhất bất khả xâm phạm của chúng ta, nếu ai dám có mưu đồ gì nhất định phải trả giá thật đau”.

          

b. Bình định Tam Phiên

Sau khi Khang Hy nắm được đại quyền, bắt đầu chỉnh đốn triều chính, tăng cường tập quyền trung ương. Song bấy giờ lại kẹt một vấn đề mới, phương Nam có ba vị phiên vương vẫn luôn làm ông lo lắng. Ba vị phiên vương này vốn dĩ là tướng lĩnh quân Minh đầu hàng nhà Thanh, một tên là Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh vào ải, một tên là Thượng Khả Hỷ, một tên là Cảnh Trọng Minh. Vì chúng giúp đỡ triều Thanh tiêu diệt Nam Minh, trấn áp quân nông dân, vương triều Thanh cho là chúng có công nên phong Ngô Tam Quế là Bình Tây vương, phòng ở Vân Nam, Quý Châu; Thượng Khả Hỷ là Bình Nam vương, phòng ở Quảng Đông; Cảnh Trọng Minh là Tĩnh Nam vương, phòng ở Phúc Kiến, hợp lại gọi là “Tam Phiên”. Trong Tam Phiên kể ra Ngô Tam Quế là mạnh nhất. Ngô Tam Quế không chỉ nắm giữ binh quyền địa phương mà còn khống chế cả tài chính, tự phái quan lại, căn bản nằm ngoài khỏi tầm mắt của Thanh đình.

Thật ra, “tiêu phiên” (tiêu trừ phiên trấn) cơ hồ là chuyện phải làm của lịch đại đế vương, quan viên địa phương thực lực quá lớn, sinh ra hủ bại không nói, sự uy hiếp đối với trung ương cũng rất lớn. Không tiêu trừ không được, tiêu trừ không tốt cũng không được, do đó trong lịch sử chiến tranh phát sinh bất phân thắng bại. Kiến Văn Đế triều Minh tiêu phiên chưa thành, ngược lại mất luôn ngôi báu. Đường Minh Hoàng khai sáng Khai Nguyên thịnh thế nhưng chỉ trong nháy mắt hủy hoại trong loạn An–Sử. Bình thường mà nói, nếu quan viên địa phương không mưu phản, có ý đoạt quyền, hơn nữa rất giữ phép, nói chung là chịu chấp nhận chính sách tiêu phiên. Trong lòng họ đều biết rõ đã là kẻ nhận lợi ích từ chính quyền thì dẫu nhà vua mất đi chút lợi ích cũng không ăn nhằm gì, chỉ cần không nguy đến sự an toàn tính mạng cho mình và cả nhà thì đâu cần phải họa nước ương dân. Vì vậy, đương thời Khang Hy cũng không biết là ai có ý mưu phản đoạt quyền hay không. Nhằm xác định kẻ nào đó có tâm không an phận, Khang Hy đều phải luôn tìm cơ hội triệu tập quan viên các địa phương vào kinh mở hội bàn luận quốc gia đại sự. Những lúc đó Bình Tây vương Ngô Tam Quế cứ xưng bệnh không đến, mười lần có thể tới bảy tám lần.

Hoàng đế triệu kiến hắn đều không đến, điều này xâm phạm nghiêm trọng đến hoàng quyền. Hơn nữa, ngoài mặt thì Ngô Tam Quế vẫn rất tôn trọng Khang Hy nhưng trong lời nói cử chỉ có phần không coi ra gì. Hắn thường nói với Khâm sai đại thần rằng “có quãng thời gian không thấy chủ tử, giờ thì đã cao lớn rồi”, coi Khang Hy chỉ là thằng nhóc. Về điểm này Khang Hy tự nhiên khó nhẫn nhịn nổi. Khang Hy là người am hiểu lịch sử, tự nhiên biết rõ điều này, tiêu phiên vốn đã nằm trong kế hoạch của ông, chỉ là chưa thực thi mà thôi.

Nhưng hành động đó càng khiến Ngô Tam Quế gấp rút hơn, sau khi sách lược ra tay đoạt quyền xảy ra, hắn suốt ngày ở trong phủ chửi bới:

- Tiểu hoàng đế nhà ngươi ra vẻ điềm tĩnh lắm! Ngươi không tiêu phiên thì ta không sao mưu phản được, không có danh nghĩa xuất quân. Bây giờ thì đã gây chuyện rồi, ta sẽ làm hoàng đế cho ngươi xem. Con bà nó, thằng lỏi Lý Tự Thành năm xưa nghèo mạt đánh ta không nói, hắn còn làm hoàng đế được 18 ngày! Ta có thua gì hắn chứ?

Ngày ngày chửi bới cũng không làm được gì, thuộc hạ của hắn cũng rất gấp rút:

- Chúng ta còn muốn làm khai quốc nguyên huân gì chứ!

Thế là có người đưa ra chủ ý:

- Vương gia, hay ngài liên hệ với mấy phiên vương kia đồng loạt báo tâu từ chức, cứ nói tuổi tác đã lớn, muốn về quê dưỡng lão, xem thái độ tên hoàng đế ra sao. Nếu hắn đồng ý lại không cho thế tập thì ta có thể khởi binh tạo phản rồi.

Ngô Tam Quế biết kế này có thể làm thử, bèn liên hợp với Cảnh Trọng Minh báo xin từ chức. Tại sao không có Thượng Khả Hỷ? Vì trước đó hắn đã báo cáo từ chức rồi, hoàng đế đã sắc phê đồng ý từ chức nhưng không đồng ý thế tập[1].

Việc này rõ là đang chọc tức họ, Khang Hy tất nhiên cũng thấy rõ. Các đại thần trong triều đại đa số khuyên vua nên nhịn đi và hạ chỉ lưu giữ họ, chứ đừng phê chuẩn cho họ từ chức. Khang Hy đang tuổi trẻ bừng bừng vô cùng giận dữ:

- Ta đã nhịn rất lâu rồi, Ngô Tam Quế hắn chắc chắn đã muốn mưu phản. Nhịn lần này rồi lần tới hắn sẽ tiếp tục.

Thế là Khang Hy bác hết mọi lời bàn tâu, quyết định phê chuẩn báo cáo từ chức của đám người Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế sau khi biết được thích thú lạ thường:

- Thế này có thể mưu phản được rồi, cuối cùng cũng được làm hoàng đế rồi.

Hắn bèn cho phất cờ khởi binh, từ nam hướng bắc tiến hành tấn công. Lúc bắt đầu tiến triển rất thuận lợi, một đường đánh tới bờ nam sông Trường Giang. Lại có thêm mấy vị phiên vương kia phối hợp, hình thành cục diện đối địch với Thanh triều.

Rốt cuộc, Khang Hy cũng không phải là hạng tầm thường, một mặt tích cực chuẩn bị chiến đấu; mặt khác vỗ về chính trị, phân hóa thực lực quân phản loạn. Lợi dụng phản quân sau khi vượt đến Hồ Bắc, thời cơ chúng do dự đình trệ không tiến, sau khi đã khéo sắp xếp mọi thứ ổn thỏa, nhà vua bắt đầu phản công. Cuộc chiến gian nan khác thường, binh sĩ nhà Thanh vượng khí dâng trào, sĩ khí quân địch thì càng sa sút. Quân đội của Thượng Khả Hỷ và Cảnh Trọng Minh thì nảy sinh phản bội, khiến Ngô Tam Quế mười phần giận dữ, sau năm năm uất ức mà chết. Nhưng trước lúc lâm chung hắn cũng tự phong làm hoàng đế, cũng coi như đã thực hiện “giấc mộng hoàng đế” của hắn rồi. Lại ba năm sau, quân Thanh đánh vào hang ổ của Ngô Tam Quế, cuối cùng triệt để bình định cuộc phản loạn Tam Phiên.

Lời bàn: rất nhiều người bày tỏ lời dị nghị đối với phương thức chiến tranh bình định Tam Phiên của vua Khang Hy, cho rằng không phải là hành động khôn ngoan. Hơn nữa chiến tranh ròng rã 8 năm, cho rằng tài năng quân sự của Khang Hy tầm thường. Nhưng trên thực tế, phản loạn Tam Phiên chỉ là bề nổi, Ngô Tam Quế muốn đoạt quyền mới là căn bản. Khi quyền lực bị khiêu chiến, Khang Hy mảy may không chịu lui nhường một bước, chấp nhận ra tay chiến tranh suốt 8 năm để thay đổi. Đó chính là nếu người phạm ta, ta tất phạm người.

   

c. Đuổi giặc Sa Nga

Trước thế kỷ 16, Sa Nga vốn là một quốc gia Âu Châu; bắt đầu từ năm 1581, Sa Nga vượt qua núi Ô-lạp-nhĩ (Ural), tiến vào lãnh thổ Á Châu; năm 1632, Sa Nga dựng lên Nhã-khố-thứ-khắc (Yakutsk), bắt đầu giáp ranh với Trung Quốc; năm 1643, Sa Nga thừa cơ lãnh thổ Trung Nguyên của hai triều Minh–Thanh đang rối bời, bắt đầu xâm nhập bờ cõi Trung Quốc, thôn tính miền lưu vực Hắc Long Giang của Trung Quốc. Thế nhưng cuộc xâm nhập của Sa Nga đã bị lực lượng vũ trang địa phương do các dân tộc thiểu số liên hợp lại bầu tộc người Đạt-oát-nhĩ (Daur) làm chủ đánh lui. Năm 1650 và 1651, Sa Nga lại tổ chức hai lần xâm nhập nhưng đều bị đánh lui như nhau cả. Thực tế trong quãng thời gian Sa Nga xâm nhập, thực ra chỉ là quấy rối theo kiểu thám thính thôi, binh lực cao nhất vẫn chưa vượt quá 200 người, ít nhất thì chỉ có hơn 70 người. Qua cuộc tiếp xúc như vậy, Sa Nga ý thức rằng vùng biên này không trú quân đóng giữ, nhằm tạo cơ sở để tiến tới một cuộc xâm nhập đại quy mô. Sau đó, bắt đầu từ năm 1654, Sa Nga không ngừng qua xâm nhập, xây dựng một dãy cứ điểm ở lưu vực thượng du Hắc Long Giang Trung Quốc, không ngừng hướng xuống bành trướng về hạ du, giết hại các nhóm người dân tộc thiểu số bản địa một cách rất tàn nhẫn.

Năm 1681, sau khi chiến tranh bình định Tam Phiên kết thúc, Khang Hy lại lợi dụng quãng thời gian hơn hai năm để hoàn thành cuộc chinh phạt đối với Đài Loan. Nhưng lúc cuộc bình định Tam Phiên sớm đã gần kết thúc, Khang Hy lại bắt đầu phân tích tỉ mỉ về tình huống biên giới Đông Bắc, đề xuất những thực thi gồm ba điểm là đấu tranh quân sự, đàm phán ngoại giao và bổ sung biên phòng. Thời gian đó, tháng 4 năm 1682, sau khi Khang Hy đến bái yết hoàng lăng ở Thịnh Kinh (nay thuộc Thẩm Dương), một đường lên bắc thẳng đến vùng Tùng Hoa Giang, đích thân thị sát tình hình biên phòng. Tháng 9, vua Khang Hy sai Phó đô thống Lang Đàm, Nhất đẳng công Bành Xuân suất lãnh hơn trăm người lấy danh nghĩa là bắt hươu để trinh sát hình thế địa lí và giao thông thủy bộ của miền phụ cận Nhã-khắc-tát (Yaksa). Tháng 1 năm 1683, bọn Lang Đàm về đến Bắc Kinh báo cáo, cho rằng muốn công thủ Sa Nga không khó, chỉ cần phát binh 3000 người là đủ rồi, còn kiến nghị lập tức hành động. Khang Hy không đồng ý với ý kiến suy xét quân sự một cách đơn thuần như vậy, ông cho rằng cần phải chuẩn bị chu đáo, trước tiên xây thành đóng binh ở hai vùng Hắc Long Giang và Hô-mã-nhĩ, tích trữ lương thực, đóng tàu tạo thuyền, quy hoạch đồn điền, mở mang trạm dịch, chuẩn bị cho nhu cầu chiến tranh tất thắng, thắng mà còn phải thủ.

Tư tưởng chuẩn bị chiến đấu này rất tiên tiến vào lúc bấy giờ, hơn nữa được ứng dụng rộng rãi trong vấn đề biên cảnh hiện tại. Điều này có quan hệ rất lớn với việc Khang Hy am hiểu lịch sử. Khang Hy nhận thức rõ rệt rằng đuổi giặc Sa Nga hoàn toàn khác với bình định phản loạn trong nước, đặc biệt là lúc gốc rễ Đại Thanh vẫn chưa ổn định, lại thêm cảm xúc kiêu ngạo qua cuộc thắng lợi bình định Tam Phiên và chinh phạt Đài Loan rất dễ sẽ phạm phải sai lầm mất nước của rất nhiều vị hoàng đế động binh không ngừng. Giống như Thương Trụ Vương hay Tùy Dạng Đế v.v… tránh phạm phải sai lầm như thế đã từng xảy ra gần đây nhất, đó là Sùng Trinh hoàng đế đời Minh Đây chính là một ý thức lo lắng bẩm sinh, khiến Khang Hy dù đối mặt với rất nhiều cuộc thắng lợi nào đi nữa vẫn phải giữ sự điềm tĩnh. Phải biết rằng Sa Nga đương thời chính là thời kỳ bành trướng cấp tốc của chúng, thực lực quân sự của chúng dù không đủ để đối chọi với Đại Thanh nhưng nếu thông qua việc thực hiện vũ lực chinh phục nước Sa Nga dường như cũng là chuyện không thể.

Mùa hạ năm 1683, vua Khang Hy hạ lệnh thiết lập tướng quân Hắc Long Giang, do Phó đô thống Tát-bố-sách đảm nhiệm, đóng giữ Ái Hồn (nay là Ái Huy) và trước sau ba lần điều binh 3000 người tiến đóng, bảo vệ lưu vực Hắc Long Giang, chuẩn bị tiêu diệt quân xâm lược Sa Nga vào cướp. Sau khi tích cực chuẩn bị qua hai năm, Khang Hy phát động chiến tranh đuổi giặc Sa Nga. Chiến tranh tiến triển rất thuận lợi, rất nhanh chóng quân địch Sa Nga ở Nhã-khắc-tát đều toàn bộ đầu hàng. Nhưng Khang Hy bấy giờ phạm một sai lầm chí mạng là không nỡ ra tay giết sạch mà lấy lễ đưa hàng quân ra khỏi biên giới, ý muốn dùng hành động này cảm hóa binh sĩ Sa Nga. Điều kỳ quái hơn là vua cũng bỏ luôn đồn thủ thành Nhã-khắc-tát, lui về thành Ái Hồn. Sự thật chứng minh kẻ xâm lược không hề có chút lương tri nào cả, hàng quân Sa Nga lần sau trở lại tiến một bước củng cố phòng thủ thành Nhã-khắc-tát. Thế là Khang Hy không thể không tiến hành chiến dịch Nhã-khắc-tát lần thứ hai. Kết quả đương nhiên là quân Thanh thắng lợi, nhưng cái giá phải trả lớn hơn lần thứ nhất.

Sau chiến dịch lần hai, Sa Nga phát hiện rất khó chiếm được tiện nghi. Thế là không thể không quay về đàm phán trên bàn, hai bên ký kết điều ước thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc: điều ước Ni-bố-sở, giữa Trung và Nga. Hậu thế cho rằng điều ước này kể ra còn bình đẳng. Nhưng rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối là tại sao không thừa thắng truy kích, hoặc giả phải đòi nhiều thêm phần lãnh thổ. Hiển nhiên, họ là những kẻ chẳng hiểu biết gì về cục diện đương thời.

Lời bàn: Khang Hy đuổi người Sa Nga không hề oanh oanh liệt liệt như những gì mong dự, kết quả dường như cũng không khiến người ta thỏa mãn. Nhưng trong tình huống đương thời ra sự lựa chọn đó là hoàn toàn chính xác. Bởi vì “quyền” bình định nội loạn và “quyền” đuổi giặc ngoại tộc xâm nhập không giống nhau. Cái trước cần phải được quân đội bảo vệ, cái sau ngoại trừ cần có quân đội còn phải được nhân dân che chở. Chiến tranh biên giới, đặc biệt là vùng Đông Bắc cực kỳ lạnh giá, không phải là vùng đất thích hợp cư trú sinh hoạt, binh sĩ tất không cam lòng chứ huống gì là nhân dân! Nhưng trong toàn bộ quá trình đuổi giặc Sa Nga, Khang Hy vẫn thể hiện tư tưởng phòng thủ “người không phạm ta, ta không phạm người” như vậy.         

*

                                                                        *          *

*

Khang Hy được cho là vị hoàng đế chăm chỉ nhất trong lịch sử, về điểm này, tin rằng không một ai dám vượt mặt vị hoàng đế này. Nhưng một đất nước quá lớn chỉ dựa vào nỗ lực của một người hiển nhiên là không được. Đặc biệt là ông có một sứ mệnh gắn liền với cuộc đời, tức “bảo vệ tốt giang sơn Đại Thanh, không để bị người Hán đuổi ra ngoài ải”. Vì vậy, cần phải tin dùng một loạt người có tài năng đáng tin cậy được. Trong tiền đề này, dường như Khang Hy không câu nệ vào xuất thân cá nhân, lời nhận xét của người khác, chỉ cần cho họ là đáng dùng thì sẽ cả gan nhậm dùng nhưng không bao giờ thả lỏng họ.

 

a. Điều khiển tứ đại phụ thần

Trong phần “Kế trừ Ngao Bái” trên đã nói, Khang Hy diệt trừ Ngao Bái để đoạt lại quyền lực thuộc về mình. Nhưng trước khi “hành động trừ Ngao”, về phương diện điều khiển tứ đại phụ thần, Khang Hy cũng học được cách thể hiện kỹ xảo điều khiển bề tôi cực cao.

Vào ngày Khang Hy tức vị mới 8 tuổi, ông đã ung dung gọi tên họ của bốn vị phụ chính đại thần khiến các đại thần rất lấy làm lạ. Đương nhiên họ biết những lời này từ miệng của tổ mẫu (bà nội) nhà vua nói cho. Thực tế thì sắp đặt nhiều vị phụ thần là đặc sắc của vương triều nhà Thanh, thời kỳ Khang Hy có bốn vị, thời kỳ Đồng Trị có tám vị. Thanh triều là thời kỳ dân tộc thiểu số thống trị dân tộc đa số, họ có sự nghiên cứu thâm nhập đối với các đời hoàng đế qua bao triều đại. Trước đó rất nhiều chuyện không thành công máu chảy đầm đìa mà họ phải đối mặt. Nếu chỉ có một vị đại thần thì nguy hiểm quá lớn, chắc chắn trăm phần trăm sẽ xuất hiện cục diện hoạn quan chuyên quyền hay ngoại thích chuyên chính như các triều trước. Ngay cả Nhiếp chính vương Đa-nhĩ-cổn trong thời kỳ Thuận Trị là một ví dụ sống động. Thế là khi Khang Hy tức vị liền phải an bài bốn vị. Cũng bắt đầu từ đó, Khang Hy đã hiểu đặc điểm của bốn đại phụ thần và muốn làm sao cân bằng mối quan hệ của bốn đại phụ thần, đè nén hoặc khơi lên mâu thuẫn giữa họ, tránh để cho họ liên hợp lại khiến mình không còn quyền nói năng gì nữa.

Đương nhiên, trong việc chọn lựa bốn đại phụ thần sớm đã xác định là họ khó đi chung với nhau rồi. Đó phải là công lao của bà nội Hiếu Trang thái hoàng thái hậu và vua cha Thuận Trị hoàng đế của Khang Hy. Mọi người đều biết triều Thanh có chế độ bát kỳ, bốn đại phụ thần chủ yếu đi ra từ ba kỳ: Sách-ni thuộc Chính hoàng kỳ, Tô-khắc-tát-cáp thuộc Chính bạch kỳ, Ngao Bái và Át-tất-long thuộc Tương hoàng kỳ, bốn người đại biểu cho ba phái hệ. Giả sử họ mà cùng một kỳ thì cho dù Khang Hy có bản lĩnh cỡ nào e cũng không quản nổi đám người đó. Hơn nữa còn có một điểm cần phải chỉ ra là hai bộ tiểu thuyết có ảnh hưởng rất lớn với người hiện nay là Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung và Khang Hy vương triều của Nhị Nguyệt Hà đều cho rằng Ngao Bái là gian thần, rắp tâm mưu soán ngôi. Trên thực tế Ngao Bái chỉ là một kẻ ngang tàng, lại quá coi thường vị thiên tử thiếu niên dẫn đến sau này bị trị tội.

Khi bắt đầu bốn vị phụ thần vị bị mối quan hệ cân bằng quyền lực thiết kế nên đều có thể tận tâm tận lực quản lý triều chính. Nhìn một thời gian ngắn thì đây là chuyện tốt. Nhưng bốn người này đều không phải là tâm phúc của Khang Hy, họ dám lột trần ý kiến của mình thậm chí là gạt luôn hoàng đế, điều này khiến Khang Hy cảm thấy không ưa nổi, đặc biệt là đối với Ngao Bái. Năm Khang Hy thứ 5 (1666), Ngao Bái đề nghị phải sắp xếp Bát kỳ đặt theo thứ tự, vùng đất Ký Đông theo thứ tự phải thuộc về sở hữu của Hoàng kỳ, yêu cầu trao đổi đất với Chính bạch kỳ. Bấy giờ Hộ bộ Thượng thư Tô-nạp-hải, Tổng đốc Trực Lệ là Chu Xương Tộ, Tuần phủ Vương Đăng Liên đều phản đối việc đổi đất, để tránh gây rối loạn to. Tô-khắc-tát-cáp thuộc Chính bạch kỳ cũng kiên quyết phản đối. Nhưng Sách-ni và Át-tất-long thì bảo vệ Ngao Bái, đứng về một phe với Ngao Bái, ra lệnh chém chết ba người bọn Tô-nạp-hải. Vốn dĩ đây là cuộc chiến giữa chính bốn vị phụ thần và xuất hiện cảnh ba đấu một khiến Khang Hy rất bận lòng.

Xét về thế lực của Ngao Bái, sau khi đã ba lần thảo luận với bà nội, Khang Hy đã áp dụng chính sách liên hôn với Sách-ni, Tô-khắc-tát-cáp và Át-tất-long để cô lập Ngao Bái. Vua lập cháu gái của Sách-ni làm hoàng hậu để lung lạc Sách-ni. Trước lúc Sách-ni lâm chung đã đề xuất thỉnh cầu cho Khang Hy đích thân coi chính sự, đẩy Khang Hy từ sau cánh gà bước lên bục diễn. Đồng thời còn tìm cho ông một trợ thủ quan trọng, Sách-ngạch-đồ – con của Sách-ni. Nhưng chế độ phụ thần vẫn chưa thủ tiêu, Tô-khắc-tát-cáp trở thành thủ phụ đại thần. Thực tế thì Tô-khắc-tát-cáp cũng là một tay già giặn mưu mô, lão hiểu rất rõ thế cuộc hiện giờ: thứ nhất, lão không phải là đối thủ của liên hợp Ngao Bái và Át-tất-long; thứ hai, Khang Hy không phải là không muốn thủ tiêu chế độ phụ thần, chỉ là vuốt mặt nể mũi thôi, nhưng tuổi hãy còn trẻ, còn có thời gian để làm. Thế là lão áp dụng phương thức lùi để tiến, đề xuất với Khang Hy từ chối trách nhiệm phụ thần, nguyện đi tuần hóa coi giữ lăng tẩm cho tiên đế Thuận Trị. Hành động này cả Hiếu Trang thái hoàng thái hậu, Khang Hy, Ngao Bái và Át-tất-long đều biết rõ bụng dạ, thực tế thì Ngao Bái và Át-tất-long cũng xin từ trách nhiệm phụ thần như thế luôn. Ngao Bái giận lên như sấm, liên hợp với Át-tất-long tổ chức tội danh 24 điều của Tô-khắc-tát-cáp, muốn đặt lão ta vào chỗ chết.

Trong tiểu thuyết nói hoàng đế Khang Hy bị bất lực là không đúng. Trên thực tế, Khang Hy còn bận tâm đến Tô-khắc-tát-cáp lớn hơn cả mối bận tâm đối với Ngao Bái. Ngao Bái chẳng qua chỉ là một kẻ vũ phu, còn Tô-khắc-tát-cáp là một người rất có tâm kế. Ở đây xin giới thiệu đơn giản một chút, tại sao Tô-khắc-tát-cáp được liệt vào hàng phụ chính đại thần, đó còn là do ân oán một đời nữa. Đa-nhĩ-cổn sớm đã liệu kế soán ngôi tự lập làm hoàng đế, nhưng ba người Sách-ni, Át-tất-long và Ngao Bái kiên quyết phản đối nên bị Đa-nhĩ-cổn điên cuồng gò ép, thời gian thảm nhất cả ba người đó đều bị biếm làm thứ dân. Nếu không phải ba người họ công lao hiển hách e là đã sớm bị Đa-nhĩ-cổn xử chết rồi. Nhưng bấy giờ Tô-khắc-tát-cáp thì đứng về phe của Đa-nhĩ-cổn, là người của Đa-nhĩ-cổn. Sau khi Đa-nhĩ-cổn chết, hình thế đã thay đổi. Thuận Trị trọng dụng lại ba người này, lão Tô-khắc-tát-cáp thông minh lâm trận bèn trở giáo tố giác Đa-nhĩ-cổn. Hành vi này khiến Hiếu Trang thái hoàng thái hậu rất không thích, ghim mối hận trong lòng và đã cảnh báo với đứa cháu nội Khang Hy của mình nhất định phải đề phòng Tô-khắc-tát-cáp. Chính vì mối bận tâm này, khi Ngao Bái yêu cầu xử tử Tô-khắc-tát-cáp, hai bà cháu họ không thèm đứng ra nói đỡ cho lão.

Sau khi Tô-khắc-tát-cáp bị diệt trừ, mặc dù thế lực Ngao Bái đã khuếch trương thêm nhưng cũng không có lợi ích gì cho Khang Hy. Rất nhiều đại thần đối với Ngao Bái đều căm hận không dám nói, lúc này họ đều kiên quyết đứng đề phe Khang Hy. Hành động Ngao Bái xử tử Tô-khắc-tát-cáp có thể nói là xúc phạm đến mọi người, biểu hiện là hắn đắc thế nhưng thực ra là mất lòng người, khiến ai cũng căm giận. Thế là đến khi Khang Hy đòi xử trí Ngao Bái, 70% đại thần đều giơ tay nhất trí, một vị đại thần khác là Át-tất-long cũng chịu nhất định xử tội hắn. Chế độ phụ thần từ lúc Khang Hy 8 tám tuổi tức vị đến nay đã bị triệt để tiêu trừ.

Lời bàn: Khang Hy đều khiển bốn đại phụ thần đã biểu hiện được cái thuật “khiển thần” cực kỳ cao siêu. Trong quá trình đó, Khang Hy biết rất rõ đặc điểm của mỗi người, đó là “biết người”; lại giỏi xé lẻ mâu thuẫn và nhược điểm giữa bốn người cho mỗi bên tự đánh phá, đó gọi là “khéo dùng”.

  

b. “Văn Diêu võ Thi” thu Đài Loan

Năm 1681, sau khi bình định Tam Phiên, thu phục Đài Loan trở thành mục tiêu chủ yếu của Khang Hy. Thực tế thì đề ra chương trình có khả năng thu phục Đài Loan còn một người nữa, đó là Diêu Khải Thánh. Việc Khang Hy sử dụng người này thể hiện đặc điểm không câu nệ kiểu cách.

Ghi chép về Diêu Khải Thánh trong chính sử không nhiều, người này đáng gọi là có tài lạ. Ông sinh vào cuối đời Minh, thuở nhỏ có chí khí hào hiệp, dễ dàng dùng việc đúng ý. Từng đi đường thấy chuyện bất bình mà giết người, cũng đã từng đánh gậy chết một tên thổ hào sợ quan. Nhưng vì kẻ này rất có tài hoa, thời gian năm hai Thuận Trị đã trở thành Tuần phủ Phúc Kiến. Vì bản tính trượng nghĩa, khi Trịnh Thành Công thu phục Đài Loan, ông đã ngầm trợ giúp lương thảo, bị tiếng đồn dị nghị của triều đình. Nhưng căn bản ông không hề hối hận chuyện đó, kiên quyết cho rằng mình đúng. Chính sự chân thật, tính cách ngay thẳng, ông đã liên tiếp bốn lần bị biếm chức bắt đầu từ năm Thuận Trị thứ 6. Nguyên nhân ba lần biếm chức trước là do không bảo vệ chính sách triều đình và hay tranh cãi với cấp trên, uống rượu gây náo, một lần biếm chức sau cùng là đến sung quân ở trại Mạc Hà, nguyên nhân bị biếm là gì không ai biết, chính ông cũng không hiểu tại sao.

Tuy nhiên, cục vàng cũng có lúc chói lọi. Năm Khang Hy thứ 2, Diêu Khải Thánh tham gia cuộc thi hương Bát kỳ, xét đỗ bậc nhất. Đương thời rất nhiều người lấy làm lạ, trong quân đội sao lại có nhân tài như thế, về sau mới biết là ông, họ đều lắc đầu. Nhưng đâu còn cách nào, đã cho đỗ đệ nhất rồi thì phải cho làm quan chứ. Từ biên giới Đại Bắc điều về bên Đại Nam, đến Hương Sơn ở Quảng Đông làm Tri huyện. Năm đó ông vừa tròn 40 tuổi. Theo lí mà nói, tính tình phải ổn định một chút. Nhưng không bao lâu lại gây chuyện náo loạn nữa. Ông thấy đời sống lão bách tính nơi đó khổ cực bèn tự tháo lệnh cấm biển cho phép ngư dân ra biển đánh cá. Lại bị người ta tấu lên một bản, quan chức lại bị bãi truất luôn. Vào năm Khang Hy thứ 5, không biết nguyên nhân gì lại bị biếm lần nữa, đến một trại nuôi ngựa ở Thẩm Dương làm chức “Bật mã ôn”, chẳng khác gì Tôn Ngộ Không lần đầu tiên làm quan trên thiên đình vậy.

Có lẽ cái bản lĩnh “thích cưỡi mây” của Diêu Khải Thánh thích hợp với thời loạn hơn. Đúng lúc Tam Phiên khởi loạn, cơ hội của ông đến rồi. Lúc đó 50 tuổi ông dắt theo đứa con trai đến dưới trướng của Khang Thân Vương làm tham mưu. Từ đó trở đi bắt đầu như cá gặp nước. Chờ đến khi Tam Phiên bình định, ông trở thành Tổng đốc Phúc Kiến và hạn chế thành công thế lực của nhà họ Trịnh ở bên trong đảo Đài Loan. Thời gian này ông quả là lo không phải mà vui cũng không nổi, ông đề xuất kiến nghị với vua Khang Hy phải nhân cơ hội này thu phục Đài Loan. Song bấy giờ đối với kiến nghị thu phục Đài Loan của Diêu Khải Thánh lại làm Khang Hy rất đau đầu.

Trên thực tế Khang Hy đã phát hiện tài năng của Diêu Khải Thánh rất sớm. Nhưng lúc Thuận Trị ở ngôi đã từng nói:

- Đại Thanh ta vĩnh viễn không thể cậy dùng người này.

Khang Hy thuở bé còn nghĩ: “Kẻ có thể làm cha ta nổi giận như vậy e cũng không đơn giản”. Trong cuộc phản loạn Tam Phiên, triều đình đang giờ phút nguy cấp nhất, dường như người người đều hướng ra cảnh tiền tuyến, Khang thân vương nhớ đến Diêu Khải Thánh, tiến cử ông cho Khang Hy. “Không ngờ lão tiểu tử này thực có bản lĩnh như vậy”, Khang Hy không mảy may hối tiếc, thăng cấp cho ông ta hết lần này đến lần khác, cao nhất là đến chức Binh bộ Thượng thư (tương đương với Phó chủ tịch quân ủy kiêm Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì công tác quân ủy thường nhật trung ương ngày nay). Tại sao Khang Hy lại phải đau đầu? Vì trong tay Khang Hy đã chọn ra một người tốt nhất để thu phục Đài Loan: Thi Lang, ông ta chờ cơ hội này đã 20 năm rồi. Nhưng giữa hai người này nên chọn ai để thống lĩnh toàn quân? “Nếu trao cho Diêu, liệu ông ta có trở thành một Trịnh Thành Công thứ hai không? Nếu không trao cho ông ta có lẽ cũng không thích hợp, vì rốt cuộc Diêu là Binh bộ Thượng thư kia mà!” Nghĩ đi nghĩ lại, Khang Hy muốn chọn một biện pháp tốt. Ngày thứ hai, vua hạ chiếu phong Thi Lang làm Tổng đốc thủy sư Phúc Kiến, sự tình về mặt quân đội do ông phụ trách cụ thể; Diêu Khải Thánh vẫn làm Tổng đốc Phúc Kiến, phụ trách cụ thể điều độ đại cuộc và công tác hậu cần, nhưng không thể can dự chỉ huy quân sự.

Cách sử dụng Thi Lang của Khang Hy càng thể hiện đặc điểm không câu nệ một kiểu của ông. So với Diêu Khải Thánh mà nói, tiếng đồn mặt trái của Thi Lang còn nhiều hơn, đặc biệt vì ông là hàng tướng, vốn dĩ là người của Trịnh Thành Công. Hơn nữa trước sau năm 1664, Thi Lang đã hai lần suất binh chinh Đài chưa có kết quả, tổn thất không ít binh sĩ, các đại thần trong triều bày tỏ lòng nghi ngờ đối với năng lực của ông ta. Vì vậy năm 1667 khi Thi Lang yêu cầu chinh phạt Đài Loan lần nữa, Khang Hy triệu ông vào cung cho nhậm chức Nội đại thần, bỏ chức Thủy sư Phúc Kiến, không bàn tới chuyện chinh Đài nữa. Nhìn bên ngoài thì đình nghị việc đánh Đài Loan, là biếm chức Thi Lang, song thực ra Thi Lang từ chức Đề đốc thủy sư Phúc Kiến được điều sang chức Nội đại thần tòng nhất phẩm, trong cái biếm có cái thăng. 13 năm sau đó, đại bộ phận thời gian này Thi Lang đều nghiên cứu cách công đánh Đài Loan như thế nào, nhất mực chờ đợi cơ hội. Năm 1681, lúc Khang Hy ban cơ hội này đến cho Thi Lang, Thi Lang cảm động cực kỳ, vui sướng phát khóc. Quả nhiên không quá hai năm Thi Lang đã nắm giữ Đài Loan một cách thuận lợi.

Lời bàn: trong quá trình thu phục Đài Loan của Khang Hy, ông trọng dụng hai người Hán, một người là Diêu Khải Thánh đã từng bị tiên đế Thuận Trị và chính ông biếm chức nhiều lần, một người là Thi Lang vốn là hàng tướng của đối phương. Phương thức dùng người mạnh dạn thể hiện trọn vẹn đặc điểm dùng người không câu nệ một kiểu của Khang Hy. Ngoài ra, sử dụng đồng thời hai người này cũng hoàn toàn thể hiện đặc điểm dùng người của Khang Hy chú trọng sự cân bằng.

    

c. Kiềm chế hai đại quyền thần

Trong quá trình Khang Hy diệt trừ Ngao Bái có tác dụng rất lớn của hai người đó là Sách-ngạch-đồ và Minh Châu. Về sau, hai người này đều phát huy tác dụng quan trọng trong một loạt các sự kiện như bình định Tam Phiên, thu phục Đài Loan, thảo phạt Sa Nga, chinh thảo Cát-nhĩ-đan v.v… Vì vậy Khang Hy tín nhiệm hai người này, có phần sủng ái, đáng gọi là tâm phúc trong tâm phúc. Không ngờ quyền lực của hai người này cũng nối bước theo công tích mà không ngừng đi lên, cũng bắt đầu kết đảng dinh tư rộng rãi. Đại thần trong triều cơ hồ chia làm hai phái, tranh nhau chọn hàng ngũ của mình, hình thành nhân tố bất lợi cho nền thống trị của Khang Hy. Làm sao để chế ngự hai đại quyền thần, điều này trở thành một vấn đề lớn khiến Khang Hy đau đầu.

Khang Hy đã từng xem xét quyền hành của hai người, cho rằng thế lực Sách-ngạch-đồ lớn hơn, Minh Châu có tài năng hơn; Sách-ngạch-đồ làm việc bình tĩnh, Minh Châu thì nhìn xa trông rộng hơn; Sách-ngạch-đồ ham quyền mạnh hơn, Minh Châu chú trọng một chút ơn huệ; Sách-ngạch-đồ là mối uy hiếp lớn nhất cho sự ổn định triều đình, còn Minh Châu lại chính là người có thể hạn chế sự bành trướng của thế lực Sách-ngạch-đồ. Vì vậy đứng từ mức độ nào Khang Hy cũng áp dụng thái độ lặng nhìn diễn biến phát triển thế lực của hai người. Khi đến mức độ nhất định lại thu thập nữa.

Nhưng lúc khởi đầu, hai người chưa có mâu thuẫn gì, ngược lại rất hòa đồng. Đặc biệt là trong quá trình diệt trừ Ngao Bái, hai người đã phối hợp rất ăn ý. Sách-ngạch-đồ đóng vai chính bắt Ngao Bái, Minh Châu thì khống chế vây cánh của hắn. Sách-ngạch-đồ lập công đầu, hơn nữa lại là thúc thúc của hoàng hậu, Minh Châu cũng thường đối xử tốt với Sách-ngạch-đồ. Nhưng trong vấn đề bình định Tam Phiên, lập trường của hai người lại xuất hiện sự bất đồng. Khang Hy nắm lấy cơ hội này đề cao địa vị của Minh Châu để mong hạn chế sự phát triển của thế lực Sách-ngạch-đồ. Mặc dù hai người đó phân lập rất lớn, nhưng đều là đối sự không đối người, hai người họ vẫn rất hòa đồng, mối quan hệ hòa đồng này cứ kéo dài mãi cho đến sau cuộc thu phục Đài Loan.

Về sự hòa đồng của hai người, Khang Hy cho rằng sẽ bất lợi hơn đối với mình. Vì vậy muốn bày cách để tạo ra mâu thuẫn giữa hai người. Thực tế, trong triều đình bấy giờ ngoại trừ thế lực chủ yếu của hai người này còn có bên thế lực thứ ba, đó là thế lực Hán quan đứng đầu là bọn Từ Càn Học, Cao Sĩ Kỳ… vốn dĩ thế lực này dựa dẫm vào thế lực của Minh Châu. Bản thân Khang Hy rất coi trọng Lí học, cố ý đề cao địa vị của những người này. Vả lại phát hiện những người này rất chú trọng vấn đề môn phái và danh dự, một mai có người bày tỏ thái độ không tôn trọng họ về phương diện này họ sẽ áp dụng phương thức quyết liệt. Minh Châu mặc dù cũng rất thích kết giao với những người này song lại chú trọng thực tế. Trùng hợp sao đã có sự phân lập giữa Minh Châu và những người này. Khang Hy rất thích lợi dụng sự phân lập đó để nội bộ tập đoàn Minh Châu xuất hiện cảnh bất hòa. Bất đắc dĩ, bọn Từ Càn Học bắt đầu dựa vào thế lực Sách-ngạch-đồ. Minh Châu từ đó rất bất mãn với Sách-ngạch-đồ, quan hệ hai người đó mau chóng đi xuống.

Mùa đông năm 1687, dưới sự che chở của Sách-ngạch-đồ, bọn Từ Càn Học, Cao Sĩ Kỳ thu tập chứng cứ mua quan hối lộ của Minh Châu và phe cánh ông ta, tham một bản tấu thật thâm độc, Khang Hy hạ chiếu cách bỏ chức vụ “Đại học sĩ” của Minh Châu nhưng không xử lí nghiêm. Khang Hy cho rằng cần phải bảo tồn thế lực Minh Châu nếu không thì sẽ xuất hiện cục diện độc đoán của thế lực Sách-ngạch-đồ. Thế là dưới sự minh xét của vua Khang Hy, cuộc minh tranh ám đấu của hai người đó mặc dù nâng lên một bước nhưng từ đó hai người họ không dám bê trễ, đều sợ bị đối phương nắm tẩy nên càng tận tâm kiệt lực hơn để khai triển mọi công việc. Cho đến sau này, Sách-ngạch-đồ vì tích cực phát triển thế lực của hoàng thái tử mà bị xử tử, đó là chuyện về sau.

Lời bàn: hoàng đế bao đời triều đại đều phải đối mặt với vấn đề khó khăn như Khang Hy vậy, mà phải điều khiển quần thần cho thật tốt, biện pháp tốt nhất đó là điều khiển đầu não của quần thần. Nếu đầu não chỉ có một thì rất dễ sinh vấn đề; nhiều quá thì bất lợi cho việc thi hành chính sách. Về phương diện này, cách làm của Khang Hy quả là rất thuần thục, cân bằng rất tốt mối quan hệ của hai vị quyền thần này, đúng là tay nghề điêu luyện.  

*

                                                                        *          *

*

Không giống với các triều đại dĩ vãng, thời kỳ đầu của nền thống trị Thanh triều trừ việc đối mặt với cuộc chiến đấu không ngừng với dư đảng triều Minh, đồng thời còn phải đối mặt với cuộc phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Hán tộc miền đất Trung Nguyên. Trong tình hình đó, Khang Hy kiên quyết thúc đẩy sự dung hợp các dân tộc, khiến thái độ rải rác quốc gia suốt mấy ngàn năm nay thật sự được thực hiện thống nhất về lãnh thổ và tinh thần. Khang Hy không áp dụng phương thức dung hợp dân tộc cấp tiến, mà là lí giải trọn vẹn văn hóa của các dân tộc, đặt tiền đề tôn trọng lẫn nhau, tích cực dẫn dắt. Ngoài ra, Khang Hy vô cùng chăm chú sự khổ cực của trăm họ, thường xuyên xuất tiền chẩn tế, tiến hành an ủi nhân dân những vùng tai nạn, nhưng lại không nhọc dân tốn của. Vì chiếm được lòng người cho nên quốc gia được dân tộc thiểu số này thống trị đã kéo dài lâu đến 260 năm.

 

a. Hình thành “tư tưởng Khang Hy”

Thanh triều dựa vào vũ lực để thống nhất Trung Quốc, nhưng trị lí thiên hạ hiển nhiên dựa vào vũ lực thì không đủ. Sau khi đã nghiên cứu trọn đủ các đời vương triều, kẻ thống trị vương triều Đại Thanh nhận thức về tính quan trọng của tôn giáo và tư tưởng. Vì vậy khi mới vào ải đã thực hành chính sách đề cao đa giáo.

Những giáo phái này đa số hình thành đặc điểm văn hóa tươi sáng, đối với giai cấp thống trị dùng pháp trị dân, về mặt bảo vệ ổn định xã hội dấy lên tác dụng tích cực hoàn toàn, đây cũng là một nhân tố quan trọng để các đời hoàng đế tôn sùng tôn giáo và tư tưởng mọi nhà.

Khang Hy am hiểu lịch sử tự nhiên hiểu rất rõ ý nghĩa của tôn giáo–tư tưởng. Song đồng thời ông phát hiện một vấn đề, các giáo phái quả có phân hơn kém, hơn nữa xung đột qua lại không ngừng, nội bộ giáo phái cũng đầy rẫy sự tranh rõ đấu ngầm. Nếu một quốc gia không có một tôn giáo hoặc tư tưởng chủ lưu, mặc dù bề ngoài là một thể thống nhất, nhưng về hình thái ý thức vẫn là phân rã, vả lại nhóm người của mỗi tôn giáo sẽ có ngăn cách. Vì vậy, Khang Hy cho rằng chỉ thúc đẩy chính sách đề cao đa giáo đơn giản thì không thể giải quyết vấn đề từ căn bản. Mặc dù bề ngoài dân tộc du mục là giai tầng thống trị quốc gia nhưng phần lớn đặc điểm văn hóa tư tưởng sùng bái tự nhiên của họ rất khó mở rộng ra cả nước, rốt cuộc đều bị tư tưởng giáo phái tiên tiến hơn chứng minh là lạc hậu. Do đó Khang Hy suốt một thời gian dài đã đẩy tư tưởng Nho gia vốn có sức ảnh hưởng to lớn đối với văn hóa vùng đất Trung Nguyên trở thành tư tưởng chủ lưu, mở rộng ra toàn quốc. Từ thời kỳ Thanh sơ vào ải đưa chính sách đề cao đa giáo đến đây bắt đầu có sự chuyển hình tích cực.

Khang Hy không chỉ càng thực tế mà còn đi sâu vào thúc đẩy tư tưởng Nho gia, cử hành kinh diên, hàng ngày giảng dạy học tập kinh điển Nho gia, thông qua những vị bác học uyên thâm để lung lạc hàng sĩ đại phu Nho gia. Ngoài ra còn tiến hành các hoạt động chính trị trọng đại như bái tế Minh Lăng, tuần đến Khổng miếu… Nhờ Khang Hy đề xướng, trước sau có một loạt học giả trứ danh Hán tộc xuất hiện ở trong miếu đường, đẩy nhanh tiến trình dung hợp Mãn–Hán. Đi theo hành động này đã xuất hiện “tư tưởng Khang Hy” trở thành tư tưởng tối tân, tư tưởng chủ lưu và được thực hiện cả quốc gia. Do đó, Hán tộc chiếm tuyệt đại đa số nhân khẩu quốc gia này bắt đầu chấp nhận nền thống trị Mãn tộc, ý muốn đối địch đã được tháo gỡ nhiều.

Hơn nữa, Khang Hy còn tiến hành làm theo và cải tạo tín ngưỡng tôn giáo cạn sâu trong truyền thống dân tộc thiểu số xung quanh. Một mặt áp dụng chính sách “noi theo giáo của họ không đổi phong tục họ, chỉnh tề chính sự của họ không đổi sự hòa hợp của họ”, dùng sự duy trì nền tự trị và tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số. Một mặt khác, Khang Hy cực lực vun đắp bản thân trở thành một tín đồ Phật giáo để trở thành sự tượng trưng chung của cả quốc gia.

Trải qua nỗ lực lâu dài suốt 40 năm, “tư tưởng Khang Hy” vào hậu kỳ Khang Hy thống trị chính thức hình thành và được nhân dân các tộc đón nhận. Do đó, một quốc gia đa dân tộc – vương triều Đại Thanh, bắt đầu bước đi dần dần vào sự ổn định, một dân tộc thống nhất dung hợp – hình mẫu dân tộc Trung Hoa chính thức hình thành.

Lời bàn: cái cốt lõi nhất của “pháp” là phải hình thành một tư tưởng thống nhất, trên cơ sở đó pháp chế được thi hành mới có thể được dân chúng đồng thuận. Sự hình thành “tư tưởng Khang Hy” đã có tác dụng tích cực về ý nghĩa. Từ đó, nước ấy mới thực sự xuất hiện khái niệm “Trung Quốc”, “dân tộc Trung Hoa”. Thời kỳ Càn Long Thổ-nhĩ-hổ-đặc bộ (Torghut) ngàn dặm trở về tổ quốc chứng minh sự thật “tư tưởng Khang Hy” đã giãn ra hình thành sức ngưng tụ lớn mạnh của quốc gia và dân tộc.

      

b. Sáu lần đi tuần phương Nam

So với những hoàng đế khác, Khang Hy là một vị hoàng đế không an phận giữ mình. Phim truyền hình Khang Hy vi hành[2] mặc dù không phải sự thật, nhưng quả thực Khang Hy khá thích ra ngoài ở lại, đáng gọi là một trong những vị hoàng đế đến địa phương tuần sát xã hội và hiểu rõ dân tình nhiều nhất trong lịch sử. Bấy giờ không có những phương tiện giao thông hiện đại hóa như tàu hỏa, máy bay… nếu có chúng thì Khang Hy chắc chắn sẽ tạo ra kỷ lục Guiness thế giới là nhà lãnh đạo tối cao đi tuần sát (điều tra) nhiều nhất.

Thánh Tổ Nhân hoàng đế thánh huấn có đặt mục “tỉnh phương”, ghi chép một số chỉ dụ về tuần thị của Khang Hy. Tỉnh phương tức là thị sát bốn phương. Như vậy ông đã đi khắp cả bốn phương rồi. Đông tuần Sơn Đông, tây tuần Thiểm Tây, bắc tuần Tắc Ngoại, nam tuần Giang Chiết, nơi kinh kì lại là chốn tuần thị nhiều lần. Chẳng qua sự tuần thị của ông chủ yếu không phải là du ngoạn mà là lo lắng vì chính vụ, cũng là biểu hiện lòng thương dân. Trong đó tính đại biểu nhất đó là sáu lần Nam tuần.

Sáu lần tuần du phương Nam trải qua 24 năm, từ năm Khang Hy thứ 23 đến năm thứ 46 (1684–1707), mỗi lần đều cốt yếu là tuần thị tỉ mỉ công trình trị thủy. Một dải trấn Mã Đầu, khu Hoài Âm, thành thị Hoài An đương thời là chốn tụ họp giao thông đường thủy Hoàng, Hoài, Vận, là yếu điểm của Hoàng Hoài, chìa khóa của Tào Vận, Cao Gia Yển chính là bình phong quan trọng bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân miền hạ du. Vì vậy khu vực Hoài An là then chốt trị thủy đời Thanh, vua Khang Hy mỗi lần tuần Nam tất đến đây thị sát. Nam tuần chủ yếu là đi đường thủy Vận Hà, ngự thuyền từ kinh mà xuống, tiện để hiểu được tình huống thực tế. Đồng thời, Khang Hy cũng đưa việc “biết rõ quan lại trị, xem xét dân tình” trở thành nhiệm vụ quan trọng của cuộc tuần du phương Nam.

Đương nhiên trị thủy là có lí do, Vận Hà bấy giờ quan hệ đến sự bền vững mạng mạch kinh tế cũng như giang sơn của vương triều Đại Thanh. Trước tiên, hai bên Vận Hà từ kinh thành đến miền Giang Chiết số lượng cư dân rất đông, kinh tế rất là phồn vinh; lại nữa, nước sông xảy ra vấn đề sẽ dẫn tới mỗi năm bốn trăm vạn thạch lương thực từ phương Nam cung ứng cho kinh thành bị mất bảo đảm, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ấm no của kinh thành; lại nữa, hai bên Vận Hà trăm họ Hán tộc sống đông, nếu xử lí không tốt sẽ là mối lo tiềm ẩn cho nền thống trị của ông. Nói từ mặt ý nghĩa thì sáu lần tuần du phương Nam thể hiện rõ việc Khang Hy trị thủy là vì lê dân trăm họ, nhằm giúp họ sớm ngày có được đời sống an cư lạc nghiệp.

Khang Hy trị thủy thành công có ý nghĩa vô cùng sâu xa. Có người nói: “Ngày trị lí sông Hoàng Hoài đại công cáo thành cũng là ngày thiên hạ Đại Thanh thịnh trị”. Trong thời kỳ Khang Hy, hai bên Hoàng Hà, nam bắc Đại Giang, đâu đâu cũng là cảnh tượng phồn vinh hưng vượng, bách tính an cư lạc nghiệp, quốc thái dân an.

Hơn nữa, Khang Hy hoàn toàn chú trọng đến chuyện xuất hành của mình. Yêu cầu tuần sát không được quấy dân, tất cả giản dị. Vật cần dùng cho tuần sát không thể cướp lấy từ dân gian, nhiễu hại bách tính, do nha môn phải theo thời giá lấy mua cung cấp. Khi tuần sát thường dẫn theo quan viên kỷ luật, đối với những quan viên có vấn đề thì tùy thời xử lí. Khang Hy tuần sát cũng chú trọng giảm thiểu nhân viên tùy tùng, nhẹ nhàng xuống Nam. Khi tuần thị đê điều, trực tiếp đặt lều bạt trên đê kè. Thời gian ở lại mỗi địa phương ngắn ngủi không quá 3 ngày. Tóm lại, hết sức giảm bớt phiền toái cho trăm họ, tận lượng giúp đỡ trăm họ giải quyết vấn đề. Điều này rõ ràng ông chăm lo chính nghiệp hơn cả đứa cháu Càn Long của mình. Sau khi qua sáu lần Nam tuần, Khang Hy đã hiểu được trọn vẹn nỗi khổ cực của dân gian, nhằm cung cấp căn cứ hữu hiệu cho những chính sách vua ban bố về thời kỳ sau này.

Lời bàn: sáu lần tuần du phương Nam tập trung thể hiện Khang Hy cần chính thương dân, chăm lo dân sinh. Mức độ thời gian sáu lần Nam tuần dài đến 24 năm, chứng tỏ Khang Hy hoàn toàn nhận thức được vấn đề dân sinh là vấn đề có tính trường kỳ, cần phải nỗ lực kéo dài, không thể dựa vào sách dụ, cũng không phải một hai cái “kế hoạch năm năm” là thu xếp được. Tương đối về pháp luật và chính sách tăng cường cho dân là phương thức thiết thực giải quyết vấn đề dân sinh của Khang Hy, càng được sự hoan nghênh của dân chúng.

         

c. Chia mẫu đất theo đinh

Mọi người điều biết trong thời kỳ xã hội phong kiến, lão bách tính phải chịu gánh nặng phú thuế trầm trọng. Cho dù biết bao triều đại có một số vị hiền minh quân chủ đề xướng giảm thuế nhưng sự thật trưng thuế vẫn tồn tại lâu dài. Trong đó, có hai loại thuế mà các triều đại đều phải trưng thu đó là thuế đinh và thuế đất. Thuế đinh là “thuế đầu người” theo cách nói thông thường, thuế đất là thuế sử dụng đất đai. Đầu và giữa thời Khang Hy cũng vẫn trưng thu hai loại thuế này.

Vì vương triều Thanh vẫn là quốc gia quân chủ phong kiến giống như các triều đại khác, đất đai tập trung cao độ trong tay hoàng thân quý tộc, đại quan tiểu lại và địa chủ thân hào, đã đi đến mức không thể tăng thêm. Do đó nông thôn bị phân hóa một lượng lớn nông dân thất nghiệp. Mà đương thời thương nghiệp vẫn còn chưa phát đạt cho nên những nông dân thất nghiệp này dường như không có ai thu nhận cả. Hơn nữa, cho dù như thế họ nhất định phải chịu thuế đầu người, đời sống càng thêm khốn khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên. Nông dân chủ yếu dựa vào gieo trồng mưu sinh, nhưng họ lại không có đất đai của mình. Giai cấp địa chủ không gieo trồng nhưng trong tay lại có lượng đất đai lớn. Tình hình đó có một số trùng khớp với thị trường bất động sản hiện nay. Người muốn mua nhà không có nhà để mua hoặc chỉ có thể mua nhà giá cao, nhưng người không muốn mua nhà trong tay lại có một lượng lớn tài nguyên nhà đất. Họ bán cũng tốt, đánh thuế cũng tốt, mọi phí dụng đều do kẻ không nhà đến gánh chịu. Đương nhiên rất nhiều nông dân vốn dĩ cũng có đất đai nhưng bọn địa chủ thân hào cấu kết với quan phủ dùng đủ mọi phương thức để giật lấy đất đai từ tay nông dân.

Đối với sự thật này tự nhiên Khang Hy hiểu rất rõ. Ông thấu hiểu rằng thông qua phương thức giảm tô giảm tức đơn giản rất khó giải quyết vấn đề căn bản, cần phải tiến hành cải cách thuế phú, tức là thu thuế nhiều với người giàu, thu thuế ít với người nghèo để giảm bớt khoảng cách giữa giàu nghèo. Khang Hy và phái cải cách nghiên cứu tỉ mỉ phát hiện việc trưng thu thuế đinh là không hợp lí, nó là tiêu điểm chủ yếu hãy còn gây mâu thuẫn trong xã hội đương thời. Hơn nữa nếu không ước thú thêm đối với địa chủ thân hào thì cái lũ lòng tham không đáy đó sẽ không tiếc cướp đoạt toàn bộ đất đai của quốc gia, chúng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và trị an lâu dài của một quốc gia. Thế là bắt đầu từ năm Khang Hy thứ 50, thi hành chế độ “chia mẫu đất theo đinh”. Chế độ “chia mẫu theo đinh” được thể hiện bằng thủ tục giản hóa theo kiểu tiến hành trưng thu thống nhất thuế đinh nhập vào thuế đất. Song thực tế thì lấy thuế thu của địa chủ bù vào thuế thu của nông dân. Rất nhiều nông dân không có đất, không có đất tự nhiên không phải giao thuế; nhưng đất đai địa chủ rất nhiều, trách nhiệm giao thuế tự nhiên nặng thêm. Sau khi thực thi việc này, bị sự chống đối kịch liệt của giai tầng địa chủ nên tiến triển khó khăn. Nhưng ba đời hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long hết sức thúc đẩy, tự nhiên thuế đầu người đã được trưng thu từ Hán triều hoặc giả sớm hơn từ thời đại Xuân Thu bắt đầu dần dà triệt để lui xuống vũ đài lịch sử. Đồng thời Khang Hy còn tiếp bước đề xuất phương châm “đời thịnh trị nuôi đinh, vĩnh viễn không tăng thuế phú”, khiến số lượng nhân khẩu Đại Thanh tăng lên nhanh chóng, đặt nền tảng để xuất hiện thời kỳ Khang–Càn thịnh thế.

Lời bàn: điểm xuất phát căn bản của chế độ “chia mẫu theo người” là giải quyết vấn đề đời sống nông dân cực khổ, hòa dịu mối xung đột mâu thuẫn giữa hai giai tầng địa chủ và nông dân. Khang Hy đưa ra chế độ này là nhờ kết quả ông hiểu rõ dân tình, chăm chú dân sinh đã lâu. Trong tình huống đương thời, quả thực là biện pháp tốt nhất giải quyết vấn đề. Hơn nữa, việc đưa ra chế độ “chia mẫu theo người” trực tiếp thủ tiêu chế độ trưng thu thuế đầu người mấy ngàn năm nay, là tiêu chí quan trọng của nền văn minh nhân loại và tiến bộ xã hội, vốn đã vạch ra sự cải cách mang ý nghĩa thời đại.     

*

                                                *          *

*

Việt dịch: Nguyễn Thành Sang



[1] Thế tập tức là cho con nối nghiệp cha giữ nguyên chức tước như cũ.

[2] Nguyên văn: Khang Hy vi phục tư phỏng ký, gồm 5 phần với 144 tập, đóng từ năm 1998–2007. Trong đó, diễn viên chính đóng vai Khang Hy trong 4 phần đầu là Trương Quốc Lập, phần 5 do diễn viên Tôn Long đóng vai Khang Hy đế.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th