ĐẠI MINH NHÂN HIẾU HOÀNG HẬU MỘNG CẢM PHẬT THUYẾT ĐỆ NHẤT HY HỮU ĐẠI CÔNG ĐỨC KINH (大明仁孝皇后夢感佛說第一希有大功德經)
ĐẠI
MINH NHÂN HIẾU HOÀNG HẬU MỘNG CẢM PHẬT THUYẾT ĐỆ NHẤT HY HỮU ĐẠI CÔNG ĐỨC KINH
(大明仁孝皇后夢感佛說第一希有大功德經)
Đời
Minh, Nhân Hiếu hoàng hậu họ Từ viết.
BÀI TỰA
Sớm ngày sóc năm Hồng Vũ thứ 31
(1398), ta đốt hương tĩnh tọa trong gác, xem kinh điển xưa tâm thần ngưng định,
chợt có ánh sáng kim tía tụ lấp đầy bốn vòng. Mơ hồ như mộng ngủ thấy Quán Thế
Âm Bồ Tát hiện ở trong ánh sáng, dáng đại từ chân giẫm lên hoa sen báu nghìn
cánh, tay cầm số châu bảy báu, đi ở ngay
trước ta. Ta chẳng hay cưỡi mây xanh xe trướng, lọng quý năm sắc phướn ngọc màn
báu bày nhiều nghênh ở trước, phấp phới du dương tuyệt chẳng biết chỗ gốc. Đi mới
một chút đến một cánh cửa, cao rộng to đẹp chẳng phải nhân gian có được, biển đề
bằng vàng ròng viết là: “cảnh Kỳ Xà Quật”.
Vào cửa
đám núi xoay quanh sắc xanh ngọc đọng, núi xanh sườn đỏ cao mà cheo leo, hang
núi cao thẳm dựng đứng. Dòng suối quấn quanh cuộn vòng chân núi, men theo khúc
suối được hơn mười dặm, dòng suối trong veo cô đọng lạnh biếc thấu thấy lông tơ,
hoa quỳnh cỏ ngọc chi lan sen báu. Hoa mẫu đơn, thược dược, cỏ rau đồ tươi đẹp
bày sinh trưởng. Đường sáng từ từ đến cùng chuyển đi qua cây cầu, rồi thấy có
vàng xanh, pha lê, xa cừ, bạch ngọc. Có ngôi nhà đến mười cột che trên cầu, trầm
hương làm trụ, chiên-đàn làm xà, sắc thái hội họa cực kỳ hoa mỹ, trên bảng viết:
“Cây cầu Bát Nhã”, vàng ròng viết lớn, cầu dài đến mười trượng, nó cao xứng mà
vượt qua cây cầu quanh co đến mười dặm. Xa thấy ba đỉnh núi lộng lẫy dựng đứng
hướng lên chạm đến mây trời. Cây cối um tùm khói ráng lấp ánh, điện lầu ẩn nấp
lấp ló ngọn cây, đi thêm mấy dặm rồi lại đến một cánh cổng, trên biển vàng đề
chữ: “đạo tràng Kỳ Xà Quật đệ nhất”. Vào cửa đường rộng đều bằng lưu li, vàng
ròng, san hô, mã não, đồ báu tạp nhạp, tre nhiều cây nhúc cành lá rậm rạp, nhẹ
nhàng tươi tốt hay khô héo che lấp. Hoa lạ cỏ đẹp đượm nồng mềm mại thơm ngát thỏa
thích, quả ngon trái đẹp chín đầy lấp lánh xanh tía rủ xuống. Chim công, chim vẹt,
loan phượng, hồng hộc bay múa hót kêu, lại có chim lạ hót tiếng âm Phạn thanh vần
tương hòa. Bên đường có ao rộng, vọt ra hoa sen nghìn cánh năm sắc, lớn như
bánh xe, mùi thơm ngào ngạt.
Dưới đó
có con le xanh, vịt nhạn, uyên ương, cò bể, khê xích bơi lội lượn bay. Gần đến
lưng chừng núi có một đám đàn bà áo sắc tạp tơ lụa chia hai hàng mà đi, hàng
trước cầm tràng phướn, hàng sau bày trống chầu, đồ pháp nhạc cổ đàn khánh. Sư tử
xanh và voi trắng hùng hục dẫn múa, trẻ nhỏ hương hoa mâm vàng giỏ lụa, tỏ ra bồi
hồi, lên đến đỉnh núi. Quán Thế Âm dẫn ta lên đài hoa bảy báu, trên đài cung điện
nguy nga hiên phòng sâu xa, tầng lầu chồng chất vạn hộ nghìn cửa, kim bích huy
hoàng tươi rói đẹp đẽ, chạm đóng thêu dát ngọc vòng khắc cột, song cửa báu bóng
lộn, lưới báu hàng che. Lan can trụ sở đều la liệt nhiều loại vật quý đẹp trang
sức sặc sỡ, dải lưới lọng phướn ngọc tuyền ngọc ki mài sắc, nghìn hoa lác đác
rơi xuống buông lên, hương lạ sực nức nồng nàn lan tỏa. Ánh sáng lạ ngưng tụ rực
rỡ chói lọi thành trăm nghìn sắc, xem xa chốn hư không rộng khôn cùng tận. Cúi
vượt qua cảnh sắc đám núi ở dưới, thấy sự thắng diệu đó khen chưa từng có. Ta tự
nghĩ: “Đức mình vốn chứa bạc mỏng, do
nhân lành gì mà được đến đây”. Quán Thế Âm mỉm cười mà nói:
- Phật
đây thuyết pháp tràng Bồ Đề, qua Hằng-hà-sa Câu-tri kiếp, không có ai đáng đến
được. Chỉ có ngươi khế hợp đạo của Như Lai, mới được lên đây. Ngươi là người hậu
phi có bẩm tính đức hạnh rất tốt, sớm chứng Bồ Đề Diệu Đăng Chính Giác, nhưng
ngày nay sắp gặp nạn lớn, nên đặc biệt tiếp dẫn thoát chốn trần lao. Như Lai
thường nói “Kinh Đệ Nhất Hy Hữu Công Đức”, đứng đầu các kinh. Có thể tiêu dừng
các tai ách, tụng trì một năm tinh ý mà chẳng hiểu, cũng có thể đắc quả
Tu-đà-hoàn; hai năm thì đắc quả Tư-đà-hàm; ba năm thì đắc quả A-na-hàm; bốn năm
thì đắc quả A-la-hán; năm năm thì thành đạo Bồ Tát; sáu năm thì đắc thành Phật.
Người đời phước đức mỏng manh, nhiều kiếp chưa nghe. Hậu phi vừa là mẹ của
thiên hạ, phúc khí sâu dày tính giác tròn sáng, khéo chịu phó chúc để nhanh cứu
sinh linh.
Bèn lấy
tịnh bình nước cam lộ khởi rưới đỉnh ta, bỗng thân tâm giác ngộ trong sáng,
muôn điều lo lắng đều lặng yên, ý niệm sáng rỡ không có điều gì quên sót. Bèn
xuất kinh một quyển, khiến ta theo miệng tụng liền được Kinh Đệ Nhất Hy Hữu Đại
Công Đức. Ta tụng một biến thì nghĩa lớn thông suốt, tụng hai biến thì khai ngộ
hết thảy, ba biến thì nghĩ nhớ không sót.
Quán Thế
Âm nói:
- Sau
mười năm đến đối gặp nhau.
Ta giống
như có điều để nói, ta dỏng tai mà nghe. Chợt nghe người trong cung truyền tin
răn tỉnh, vừa vui vừa lạ, bùi ngùi khen rằng: “Mộng này có điều gì thần kỳ”. Kíp cầm bút viết sách theo kinh chú
đã được truyền, chẳng sót một chữ. Bỗng cảm thấy miệng có mùi hương lạ, mùi
hương trong gác nguyên khí bảy ngày chẳng tan, trời rải hoa không ba ngày mới
ngừng. Do đó ngày đêm trì tụng kinh ấy chẳng thôi.
Mùa thu
năm 32 khiến hoàng thượng cất binh trấn áp ở ngoài, trong thành chịu lấy nguy
khốn. Ta trì tụng kinh ấy thêm sức yên ổn không sợ hãi, hoàng thượng vâng theo
trời đất được gia hộ thần minh trợ giúp.
Nhờ ơn
hoàng khảo Thái Tổ Cao hoàng đế (*), hoàng tỷ Hiếu Từ Cao hoàng hậu (*) đức thịnh
phước lớn đã rủ lòng che chở. Năm 35 bình định hoạn nạn, đặt yên tông xã vỗ trị
đại thống. Ta chính ngôi trong cung, xét đức cạn có thể hiếm chẳng trợ giúp
hơn, nhớ sâu việc xưa ngày nằm mộng cảm Phật thuyết Kinh Đệ Nhất Hy Hữu Đại
Công Đức, một chữ một câu đều đủ lẽ thật, nghĩa sâu vi diệu chẳng thể nghĩ bàn.
Bởi rộng kiếp đến nay người ta chưa được nghe, Phật dùng từ bi tế độ, hiển thị
nhân kín có thời đó tiếp đãi. Huyền ngôn của Tam Tạng mười hai bộ, không gì chẳng
phải do vì đám mê muội mà tuyên Chính giáo. Nay không dám tự giấu, dụng điêu khắc
rộng ban, vì bến bờ cứu khổ làm con đường tắt mau lẹ trong con đường giác ngộ tốt
lành, làm phương tiện rộng lớn thêm lợi ích thế gian. Ôi, đạo vốn chẳng xa người
mà người tự lìa đạo. Kẻ có chí ở việc học Phật, năng nỗ thành thật ở tôn chỉ
nhiệm mầu cứu cánh này, thì tâm dung hòa vạn pháp hiểu ngộ Chân-thừa, vượt Bát
Nhã ở sát-na, nắm Nê Hoàn ở ngón đạn, thoát ly phàm trần bèn lên Chính Giác. Tạm
kể làm tựa che chở lưu thông, lấy việc tỏ rõ đạo kỳ diệu đến vô cùng vậy.
Mùng 8, đầu tháng
giêng, năm Vĩnh Lạc thứ 1 (1403).
QUYỂN
THƯỢNG
Như vầy tôi nghe:
một thời Phật ở thành Xá-bà-đề tràng A-lan-nhã Bồ-đề, với Đại Bồ-tát Ma-ha-tát
mười vạn người họp nhau, họ tên là: Quán Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Kim Cương Thủ Bồ Tát, và các Đại Tỳ-khưu một vạn tám nghìn người, đều là bậc Đại
A-la-hán vô lậu, họ tên là: A-nhã Kiều-trần-như, Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền
Liên, Tu-bồ-đề, A Nan... làm bậc thượng thủ, đều hội chỗ Phật. Khi đó tụ các loại
hoa quý thanh tịnh ngọc báu Ma-ni cực diệu trang nghiêm, bảy báu làm lọng ánh
sáng rực rỡ. Các màn lưới báu hương hoa chằng chịt bao quanh phủ khắp, cung điện
lầu gác bậc thềm cửa mở, đều cầm báu tốt óng ánh trong đẹp. Như Lai truyền tiệc
ở tòa báu sư tử hoa sen báu năm sắc, đỉnh phóng trăm ánh sáng báu vi diệu, ánh
sáng đó huy hoàng như lưu li lửng ánh trăng báu, có trăm nghìn vạn ức sắc, tuôn
rưới đỉnh của các Đại Bồ Tát và A-la-hán trong hội. Rừng cây hoa cỏ sáng ánh
nhau, cành quỳnh cán bích, hoa kim anh, lá thúy nâng ánh sáng tốt.
Một thời, mười
phương cõi nước như hạt bụi thảy đều sung mãn, thành sắc bảy báu hợp làm một
cõi. Cõi Phật khác đến đều hội chỗ Phật, khi đó các Đại Bồ-tát Ma-ha-tát, vô lượng
Tam-muội du hý thần thông, phóng nhiều loại ánh sáng rưới đỉnh Như Lai, tất cả
chúng sinh nương oai lực của Phật, thấy khắp mười phương tận mé hư không, do vậy
Xá Lợi Phất ở trong đại chúng, bèn từ tòa dậy đảnh lễ chân Phật, vòng phải ba
lượt để trần vai phải, cung kính chắp tay mà bạch Phật rằng:
- Đại Bi Thế Tôn,
con thường trải A-tăng-kỳ kiếp đến nay, tâm được thanh tịnh theo Phật hóa sinh,
tuyên thuyết nhân duyên ngộ mức vô tâm, nguyện vì thắng hội các chúng, mở cửa
phương tiện hiển chân lý nghĩa lẽ hy hữu đệ nhất. Như thế nào thấy Như Lai
thanh tịnh sạch mầu tâm sáng, vốn tròn mầu tâm sáng mầu, bảo giác tròn sáng
chân diệu tịnh tâm, sáng mầu Vô-thượng Bồ-đề sạch tròn chân tâm? Như thế nào thấy
Như Lai tinh diệu tính sáng, thường trụ bất động quanh tròn diệu chân như tính,
chân tính diệu giác tính sáng, Vô-thượng Bồ-đề sáng mầu tính tịnh? Như thế nào
tất cả pháp Không chẳng có hai? Như thế nào vượt ra trần lao, lìa tướng thế
gian? Và các Tam-ma-đề Vô-thượng-thừa đường lối diệu tu, hiển thị chân thường
mãi rời các huyễn ảo. Chỉ mong từ bi lợi ích nhiều, phát rộng nghĩa sâu khai ngộ
đám mê hoặc, khiến tất cả yên vui đầy đủ sung mãn, mãi khiến cho đời vị lai các
chúng sinh kẻ cầu đạo Như Lai chẳng rơi vào tà kiến.
Nói lời ấy rồi năm
thể hướng đất, ba lần thỉnh như vậy quyết thỏa lòng nghi. Lúc đó Phật bảo Xá Lợi
Phất rằng:
- Lành thay! Lành
thay! Xá Lợi Phất! Nay ngươi vì đại chúng và chúng sinh vị lai mạt thế cầu sâu
Phật đạo. Các ngươi nghe kĩ, nghe kĩ!.
Các chúng vâng lời dạy chắp tay kính nghe. Phật nói:
- Người đời chấp bậy mê thật hoặc loạn điên đảo, dứt lìa viên
chiếu rốt cuộc vô minh, nhìn Đông hoặc Tây xét Nam ngó Bắc, thảy không có điều
gì định cả. Chỉ có tính tự tính chẳng thấy tịch tĩnh, chẳng lìa vọng tưởng. Hiểu
ra nguyên bản giác và giác ngộ điều cần giác ngộ, viễn ly cái chưa tỏ, chẳng đoạn
trí mê, khởi dứt thường kiến; các tướng nối nhau chảy rút biến diệt, vướng vào
duyên thấy trở thành duyên lo lắng, thấy phía trước rỗng lòa, mây nổi, trăng
bóng nước; mộng ảo cảnh nhoáng vọng tưởng hư giả chẳng lìa tự tâm, quấn quanh
những kẻ mê mờ như phô bụi trần cầu điều tịnh. Đây chỉ thấy bụi trần do điều gì
mà được tịnh? Nếu mổ đá làm thuyền thì có thể lội qua nước, đè nén cát nắm lấy
dầu trọn không có gì nắm được, hạt giống của Chân Như vì cái vọng bậy mà che lấp.
Từ vô thủy đến nay thật lòng thương xót, Ta nay khai thị cho chúng sinh thấy những
điều chân thật, xa lìa hư vọng điên đảo mà rốt ráo thanh tịnh. Nếu thanh tịnh
kia liền thanh tịnh tràn khắp, viên chiếu nước tịnh giác mãi trừ vô minh, trống
rỗng tất cả tướng rời tất cả căn lượng, không có duyên giả bậy cũng không có mộng
ảo cảnh nhoáng, không có cái không gì không có, thuận theo tịnh giác, hư không
thường lặng không khởi diệt tri kiến. Nên quán như vậy. Không nên lấy điều gì
bám trụ mà sinh lòng thanh tịnh, vì lấy cái thấy như thật được thanh tịnh vậy,
gọi là hy hữu đệ nhất.
Phật nói:
- Người đời muốn biết tâm tính Như Lai, người có tâm tính ấy
với Ta chẳng hề khác. Chúng sinh đều đủ, duy tính tự tính gốc rễ vọng tưởng tự
tâm phân biệt, mê loạn thường trụ Chân tâm, mất cái chân không tính tịnh, bụi
trần trống rỗng nổi thấm khởi diệt không có đi theo. Ví như những căn phòng tối
được dịp thấy ánh sáng, lấy vật lấp ánh sáng hư không lại thấy gì, cái duyên thấy
cái nhân sáng sự tối nên thấy gì? Thì các tướng tối tăm mãi không có thể che mờ
được, ngăn tường tiếng động có tiếng là nghe không tiếng không nghe, chẳng phải
nghe không có tính âm thanh động tĩnh. Nghe là có hay không có tiếng, không có
gì không diệt tiếng hay có chẳng phải sinh ra. Mộng chém chặt đi khua động thường
chân thật, vì biết tâm Như Lai chỉ thường trụ, vì biết tâm Như Lai chỉ bất động.
Rời tính bụi trần ở trước kia có phân biệt, liền thấy chân tâm vốn tâm tròn mầu
tâm to sáng tâm tuyệt diệu làm đầu, các pháp được sinh ra chỉ có tâm mới được
thấy. Các tâm được nói là đều chẳng phải là tâm, mà tên gọi là tâm; biết tâm vô
tâm vô tâm không nắm lấy, vô động vô trụ không có khởi tác, không có điều này
việc kia, tâm không có ranh mức, không thấy xứ sở. Thật là Như Lai tính giác
sáng mầu bổn giác tròn mầu, tức sáng tỏ cái vô minh tỏ cái vô minh tận, vì bày
hay giấu căn vô tướng lẽ tịch diệt tính quyết định, chẳng một chẳng khác chẳng
đoạn chẳng thường, chẳng xuất chẳng nhập chẳng sinh chẳng diệt, không phải trống
chẳng trống, không có trống chẳng trống, do vì tính tâm sáng tính sáng mầu.
Nhân sáng phát tính cái tính thấy bậy sinh, lấy điều dối tỏ điều thật, thật đồng
với dối. Nếu chấp cái tưởng liền sinh cái tưởng chấp, duyên tâm chạm với cái dối
làm tâm giác báu diệt, chân tính lìa Không tính tròn sáng bị hoại. Nhiều loại
tâm sinh, nhiều loại tâm diệt; nhiều loại tính hiểu, nhiều loại tính hoại. Ngũ ấm
và lục nhập là những thứ hư dối, hòa hợp nhân duyên nên cũng như thế, bảy thứ đại
viên dung vốn không sinh diệt, vòng khắp pháp giới ứng theo sức chứa biết, vọng
tưởng tự tính từ duyên tướng sinh. Điều bậy vốn không sinh không có điều bậy
đáng ngừng. Xả rời lòng dối bậy tâm tịnh trong sáng. Xét bản tính tướng lí tự
tràn đầy, sinh nhân dối có diệt nhân sinh thành, không sinh không diệt, không
diệt tịch-diệt. Sinh diệt đều diệt bổn sinh chẳng sinh tâm thường trống lặng,
trống lặng không trụ bèn là không sinh, rời duyên hòa hợp và chẳng hòa hợp, tan
sáu điều quên, một điều giác sáng tròn mầu. Nên biết tinh giác như vậy sáng mầu
chẳng phải nhân chẳng phải duyên, cũng chẳng phải tự nhiên chẳng phải không tự
nhiên, không trái chẳng trái không đúng chẳng đúng. Rời tất cả tướng tức tất cả
pháp tức chẳng phải tất cả pháp, Như Lai chẳng phải pháp cũng chẳng phải chẳng
phải pháp, tất cả pháp Không tất cả tính tướng Không, Không ấy vô tính chẳng phải
tạp chẳng phải tịnh. Các tướng thuyết pháp tức chẳng phải tướng pháp, gọi là
pháp tướng như thật tướng, không có điên đảo, không động không thoái không chuyển.
Như hư không chẳng có tính sở hữu, tất cả điều nói biết dứt không thật không giả,
chẳng sinh chẳng xuất chẳng khởi chẳng danh chẳng tướng, có tướng hay chẳng phải
tướng thật không có sở hữu, vô lượng vô biên vô ngại vô chướng, những thứ diệt
ngăn diệt, cái không ngăn diệt dấy lên không ngại cảnh, không có nguyện không
có ngã không có sinh không có hai. Rời tự tính tướng là vì không nắm lấy, quyết
tuyệt sinh diệt giữ gìn chân thường, ánh thường quang dung tỏ hiện tiền chẳng
ngừng, tâm và thức căn trần cả hai đều tiêu tan, tịch nhiên ngừng cơ các ảo là
vô tính. Như thế nào để được trụ diệu ngôn thuần chân, chân tín sáng tỏ nghĩ nhớ
chẳng sót, tập khí phát hóa, thuần chân tinh tấn, trí tuệ tinh thuần có gì là
thói xằng bậy? Trí đã sáng lặng lọc diệu thể cho thường đọng, do ánh sáng định
nhập sâu không lùi, giao tiếp mười phương đạo hợp Như Lai. Hiểu tỏ được tướng đối
với cảnh mầu càng thêm sáng, tâm sáng đã được thì mãi yên diệu tịnh, tự nhiên bất
động mà đi lại như ý. Do tín đi theo trụ nương vào hành cứu nguyện, bước đia mười
nơi dần thêm tăng tiến, vươn Hiền nhập Thánh chứng Đẳng-diệu-giác, chẳng phải
là tự đắc giả vờ tu tập. Tròn đầy ba món hạnh dần dần thành được chứ chẳng phải
tức khắc, lìa dục khử ái chẳng nảy lo nghĩ cũng chẳng loạn bản tâm. Vì không lo
nghĩ nên các thức yên tịch, tịch tịch giữ tính Không thì thấy đạo thật, xa rời
cõi âm nhập tâm nhân duyên hòa hợp điều đã làm, sinh sống diệt vọng tưởng giả tạo.
Chỉ có tâm tiến thẳng quán xét cho đến thủy chung địa vị, nhập Xa-ma-tha,
Tam-ma-địa, Thiền-na nhiệm mầu, đến tự giác cõi Thánh nhiếp tâm gọi là Giới, Định
do Giới sinh Tuệ, nhân Định phát đó là vô lậu. Thu được tịch thường tâm tính ly
sinh như vậy trụ diệt cái thấy, đắc Vô-sinh-pháp-nhẫn ra khỏi trên thế gian.
- Ta nay khai thị các ngươi thường trụ tâm tính. Các ngươi
thường thấy hoa nở cỏ mọc, thường thấy héo rụng rồi lại nở mọc, cái héo rụng đổi
hay chẳng đổi đều còn, các tướng Không đó không có sinh diệt. Tâm giác tính
Không chẳng hoại chẳng động, giác trọn tâm mầu cái ảo nương vào để sinh, nương ảo
cầu giác thì giác cũng là ảo. Rằng có cái Giác thì điều ảo còn chưa lìa, rằng
Giác hay không Giác tức là đồng với ảo. Nếu các huyễn ảo diệt thì gọi là bất động,
xa rời cảnh ảo rời bỏ tâm giả, xa rời cũng rời tức rời cũng sót bèn không có chỗ
để rời, các điều ảo mãi trừ, thân giả tâm giả trần cùng diệt. Cái giả diệt cũng
diệt chẳng phải ảo chẳng diệt, viên mãn Bồ Đề chẳng có tính sinh diệt, thanh tịnh
bản tâm bản tính thường trụ, viên giác trong sạch hiển phát tròn sáng, như cát
bùn sáng sạch nước trong thông suốt. Mây rộng sương giấu trời xanh tự thấy, như
tấm gương rửa chất bẩn thể tự tròn sáng. Tất cả tính vô tính, lấy vô tính cho
nên Không, Không cho nên Vô Tướng, Vô Tướng cho nên Vô Tác, Vô Tác cho nên Vô Cầu,
Vô Cầu cho nên Vô Nguyện, nhưng giác tự tâm hiện lượng vọng tưởng chẳng sinh,
an ổn vui vẻ chúng sinh kiên trì cấm giới, hằng thể Như Lai bình đẳng. Vốn ranh
mức rốt cuộc không có tâm giả, không có danh tướng, không có sinh diệt, đắc Bồ
Đề Niết-bàn Chân Như Phật tính thức Am-ma-la Không Như Lai Tạng tròn lớn gương
trí, nên đắc mười phương thanh tịnh, tận lúc vị lai tâm tính soi khắp, Tịch Diệt
không có hai, thành Vô-thượng Chính-giác.
Lúc đó, Xá Lợi Phất và các đại chúng nghe Phật khai ngộ được
điều chưa từng có, đều rất hoan hỷ liền nói kệ khen Phật rằng:
Diệu
Giác bất động Như Lai tôn,
Khai
ngộ hữu tình khéo điều phục;
Hà
sa thế giới khắp Ứng Cúng,
Trí
thật chu toàn Chính-biến-tri.
Ba
thừa tuy đã đắc Tam Minh,
Nghìn
mặt trời sáng Minh-hạnh-túc.
Trí
tuệ vô lượng xưng Thiện Thệ,
Thế-gian-giải
vượt khỏi cuộc đời.
Các
pháp các chúng Vô-thượng-sĩ,
Điều
Ngự trượng phu rộng từ bi.
Tùy
giáo hóa độ Thiên-nhân-sư,
Phật-đà
Thế Tôn Bạc-già-phạn,
Biển
dâng tiếng pháp thảy rộng khắp,
Sát-na
mười phương cả lắng nghe.
Thệ
lấy Chính-pháp giác quần mê,
Mãi
dứt tất cả tưởng điên đảo,
Thường
trụ chân thật không hư dối,
Đó
là tịnh tính lòng diệu minh,
Ta
này nơi đấy được viên dung,
Vượt
ra một cửa bể Tịch Diệt.
Phật bảo Xá Lợi Phất:
- Đó gọi là Đệ Nhất Hy Hữu Đại Công Đức Tu-đa-la Liễu Nghĩa.
Ta trải qua kiếp quá khứ được Phật Nhiên Đăng thụ ký thành Phật. Nếu người thiện
nam, kẻ thiện nữ, được nghe thắng nghĩa này thì cùng với Ta không có gì sai
khác. Ta nay thành một viên dung thanh tịnh giác báu, nói không sót thần chú bí
mật:
“Úm-nại-mô-bát-cát-oát-đế-bốc-ra-nhĩ-nha, bá-ra-mật-đáp-da-úm-nại-đáp-để-đáp-diệc-li-thức-diệc-li-thức-tất-nại-nhan-tất-nại-nhan-nại-mô-bát-cát-oát-đế-bốc-ra-đương-bốc-ra-đế-dĩ-li-đế-dĩ-li-đế-mật-li-đế-mật-li-đế-thuật-li-đế-thuật-li-đế-ngột-thức-li-bổ-vu-da-bổ-vu-da-Toa-ha.
Úm-nại-mô-bát-cát-oát-đế-bốc-ra, nghê-nha, ba-ra-mật-đạt-da-đáp-để-nha,
tháp-úm-đề-hách-rí, thích-rí, thuật-rỗ, đế-tư-mai-rí, đế-phù-đế-vĩ-tạt-nghi-Toa-ha.
Úm-nại-mô-bát-cát-oát-đế-tát-rí-oát, đô-nhi-cát, để-ba-rí-thúc-tháp-nại-ra-tạt-da-đáp-tháp-cát-đạt-da-a-ra,
cát-đế-tam-miểu-tam-bột-tháp-da-đáp-để-nha,
tháp-úm-thúc-tháp-ni-thúc-tháp-ni-tát-rí-oát, ba-bát-nguyệt-thúc-tháp-ni-thuyết-đề-nguyệt-thuyết-đề-tát-rí-oát,
cát-rí-ma, a-oát-ra-nại-nguyệt-thuyết-đề-Toa-ha. Úm-á-ma-ra-ni-tức-loan-đế-da-Toa-ha.
Úm-nại-mô-bát-cát-oát-đế-á-ba-ra-mật-đạt-ái-do-nhi-nghê-nha, nại-tốc-tất-ni-thích-triết,
đạt-đế-túc-ra-tạt-da-đáp-tháp-cát-đạt-da-á-ra-hạt-đế-tam-miểu-tam-bột-tháp-da-đạt-để-nha,
tháp-úm-bốc-ni-bốc-ni-mã-hạt-bốc-ni-á-ba-ra-mật-đạt-bốc-ni-á-ba-ra-mật-đạt-ái-do-nhi-bốc-ni-nghê-nha,
nại-tam-bát-rô-ba-tức-đế-úm-tát-rí-oát, tam-tư-cát-rí-ba-rí-thuật-tháp-tháp-rí-ma,
đế-cát-cát-nại-tam-mục-thắc-cát, đế-toa-bát-oát-nguyệt-thuật-đề-mã-hạt-nại-da-ba-rí-oát-rí-Toa-ha”.
QUYỂN HẠ
Bấy giờ, Phật mẫu
Tôn Thắng (*) và Phật mẫu Cứu Độ (*), Phật mẫu Sa-oát-rí (*), nghe thuyết kinh
và thần chú đó công đức chẳng thể nghĩ bàn, liền từ tòa dậy chắp tay cung kính
mà bạch Phật rằng:
- Con mau chóng
dũng mãnh có thể trừ sợ hãi, có thể tiếp các thắng nghĩa thù thắng uy quang,
soi thấy ba đời ban cho sự tinh cần làm được vượt bờ kia, có thể nhiếp vô-dư các
chúng Dược-xoa với kẻ khác gia hạnh hủy hoại tất cả tự thân hừng thịnh, trấn đời
nhiếp phục độ thoát loài hữu tình, hiện ánh sáng thắng diệu khắp thảy vui mừng,
có thể phá bảy thứ hiểm, có thể tiêu tai họa khiến rời các điều oán, có thể động
ba xứ, có thể diệt các độc, có thể bỏ đấu tranh, khéo trừ ôn dịch, khéo tĩnh uy
lực, mọi thảy đầy đủ. Nguyện đem cho sức này hộ trì kinh giáo, với chúng sinh ở
thế gian làm nhiều loại phương tiện, mãi được quy y Phật đạo chẳng vào luân hồi.
Do đó Phật mẫu Tôn
Thắng và Phật mẫu Cứu Độ, Phật mẫu Sa-oát-rí, mỗi vị nói vô lượng đại Đà-la-ni
thần chú rằng:
“Úm-phỗ-long,
toa-ha-úm-nại-mô-bát-cát-oát-đế-tát-rí-oát, đắc-oát, rô-cà-bốc-ra, đế-nguyệt-thiệp-sắt-trá,
da-bột-tháp-da-gia-nại-ma-đạt-để-nha, tháp-úm-phỗ-long, phỗ-long, phỗ-long-thược-ngoa,
tháp-da-thược-ngoa, tháp-da-nguyệt-thược-ngoa, tháp-da-nguyệt-thược-ngoa,
tháp-da-á-tát-ma-tát-man-đạt-a-oát-bát-tát-tư-ba, ra-nã-cát-đế-cát-cát-nã-sa-bát-oát-nguyệt-thuật-đề-á-phiết-thiên-(0)-(tắc
can thiết)-đô-màm-(mô hàm thiết)-tát-rí-oát, đáp-tháp-cát-đạt-tô-cát-đáp-ngõa-ra-oát-tạt-nã-a-mật-rí,
đạt-á-phiết-thích-cai-nhi, mã-hạt-mộc-đắc-ra, man-đặc-ra, bát-(0)-(đắc cai thiết)-a-hạt-ra-a-hạt-ra-mã-ma-ái-do-nhi,
tản-tháp-ra-ni-thược-ngoa, tháp-da-thược-ngoa, tháp-da-nguyệt-thược-ngoa,
tháp-da-nguyệt-thược-ngoa, tháp-da-cát-cát-nã-sa-bát-oát-nguyệt-thuật-đề-ô-thất,
ni-sa-nguyệt-tạt-da-ba-rí-thuật-thiết-tát-hạt-tư-ra, ra-tư-mê, tản-tô-gia-địch-tát-rí-oát,
đáp-tháp-cát-đạt-a-oát-rỗ-kết-ni-(0)-(âm sát)-trá, ba-ra-mật-đạt-ba-rí-bốc-ra-ni-tát-rí-oát,
đáp-tháp-cát-đạt-ma-đế-đạt-nhiếp-bồ-mật-bốc-ra, điệp-sắt-trá, đế-tát-rí-oát,
đáp-tháp-cát-đạt-hách-rí, đạt-da-a-điệp-sắt-trá, nã-a-điệp-sắt-trá, đế-mộc-đắc-rí,
mộc-đắc-rí, mã-hạt-mộc-đắc-rí, oát-tư-ra, cát-da-tam-cát-đạt-nã-bát-rí-thuật-thiết-tát-rí-oát,
cát-rí-ma, a-oát-ra-nã-nguyệt-thuật-thiết-bốc-ra, điệp-nhiếp-oát-nhi-đạt,
da-mã-ma-ái-do-nhi, nguyệt-thuật-đề-tát-rí-oát, đáp-tháp-cát-đạt-tát-ma-da-a-điệp-sắt-trá,
nã-a-điệp-sắt-trá, đế-úm-ma-ni-ma-ni-mã-hạt-ma-ni-nguyệt-ma-ni-nguyệt-ma-ni-mã-hạt-nguyệt-ma-ni-ma-đế-ma-đế-mã-hạt-ma-đế-ma-ma-đế-toa-ma-đế-đáp-tháp-đạt-bồ-đạt-qua-khiển-(chi
y thiết)-ba-rí-thuật-đề-nguyệt-tư-bồ-trá-bốc-thiết-thuật-thiết-hi-hi-tạt-da-tạt-da-nguyệt-tạt-da-nguyệt-tạt-da-tư-ma,
ra-tư-ma, ra-tư-ba, ra-tư-ba, ra-tư-ba, ra-da-tư-ba, ra-da-tát-rí-oát, bột-tháp-a-điệp-sắt-trá,
nã-a-điệp-sắt-trá, đế-thuật-thiết-thuật-thiết-bốc-thiết-bốc-thiết-oát-tư-rí,
cát-nhi, tỳ-tạt-da-cát-nhi, tỳ-nguyệt-tạt-da-cát-nhi, tỳ-oát-tư-ra, (0)-(tức
qua thiết)-lạt-cát-nhi, tỳ-oát-tư-rỗ, thắc-ba-vi-oát-tư-ra,
tam-ba-vi-oát-tư-ra, oát-tư-rí-ni-oát-tư-ram, bát-oát-đô-mã-ma-nhiếp-rí-ram-tát-rí-oát,
tát-đỏa-nam-tạt-cát-da-ba-rí-thuật-đề-bát-oát-đô-tát-đỏa-di-tát-rí-oát, cát-đế-ba-rí-thuật-đề-thích-triết,
tát-rí-oát, đáp-tháp-cát-đạt-thích-triết, (0)-(mô hàm thiết)-tát-ma-xoát-tát-nhan-đô-bốc-thiết-bốc-thiết-tất-thiết-tất-thiết-bột-tháp-da-bột-tháp-da-nguyệt-bột-tháp-da-nguyệt-bột-tháp-da-mô-tạt-da-mô-tạt-da-nguyệt-mô-tạt-da-nguyệt-mô-tạt-da-thược-ngoa,
tháp-da-thược-ngoa, tháp-da-nguyệt-thược-ngoa, tháp-da-nguyệt-thược-ngoa,
tháp-da-tát-man-đáp-mô-tạt-da-mô-tạt-da-tát-man-đáp-ra-tư-mật, ba-rí-thuật-đề-tát-rí-oát,
đáp-tháp-cát-đạt-hách-rí, đạt-da-a-điệp-sắt-trá, nã-a-điệp-sắt-trá, đế-úm-mộc-đắc-rí,
mộc-đắc-rí, mã-hạt-mộc-đắc-rí, mã-hạt-mộc-đặc-ra, man-đặc-ra, bát-đế-toa-ha.
Úm-đáp-rí-đương-toa-ha. Úm-đáp-rí-đột-đáp-rí-đô-rí-Toa-ha. Nại-mô-ra-đặc-nại, đặc-ra,
nha-da-nại-ma-a-rí, da-a-oát-rỗ-kết-đế-thược-ra-da-Bồ-đề-Tát-đỏa-da-mã-hạt-tát-đỏa-da-mã-hạt-cát-rỗ-niếp-cát-da-đáp-để-nha,
tháp-úm-đáp-rí-đột-đáp-rí-đô-rí-mã-ma-cách-rí, đế-tát-rí-oát, đột-sắt-trá, bốc-ra,
đột-sắt-trá, nam-(0)-(tinh cam thiết hạ đồng)-bát-da-(0)-bát-da-tư-đam,
bát-da-tư-đam, bát-da-mô-hạt-da-mô-hạt-da-ban-tháp-da-ban-tháp-da-hồng-hồng-bát-ra,
bát-trá, tát-rí-oát, đột-sắt-trá, nam-tư-đam, bát-ni-đáp-rí-da-Toa-ha. Úm-tất-sa-tật-ba-nhi-nại,
sa-oát-rí-tát-rí-oát, tô-lạt-ma-ra-bốc-ra, sa-ma-nã-ni-hồng-bát-trá, úm-tất-sa-tiết-ba-nhi-nã,
sa-oát-rí-tất-sa-mã-lô-tiết-ba-sa-mã-lô-tiết-tát-rí-oát, mã-lô-tiết-úm-hồng-bát-trá,
Toa-ha”.
Lúc đó, Quán Thế
Âm Bồ Tát liền từ tòa dậy đảnh lễ chân Phật mà bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn,
con ở Hằng hà sa kiếp nghe chân ngôn của Phật, từ ba thứ Tuệ nhập viên thông.
Nay lại nghe thắng nghĩa như vậy, nguyện nhân ý tứ Phật nâng cứu chúng sinh,
còn như có thể tụng kinh và thần chú đó, con liền hộ trì khiến người đó thành tựu.
Phật nói:
- Lành thay! Lành
thay!
Quán Thế Âm Bồ Tát
liền nói Lục Tự Đại Minh Thần Chú và Đại Đà-la-ni thần chú rằng:
“Úm-ma-ni-bát-di-hồng.
Nại-mô-ra-đắc-nại,
đắc-ra, nha-da-nại-mô-a-rí-da, á-oát-lô-kết-đế-thuyết-ra-da-Bồ-đề-Tát-đỏa-da-mã-hạt-tát-đỏa-da-mã-hạt-cát-rỗ-niếp-cát-da-cáp-để-nha,
tháp-úm-tát-rí-oát, bản-tháp-nại-thê-đạt-nại-cát-ra-da-tát-rí-oát, ba-bạt-tát-ma-độ-rỗ,
thúc-nhiếp-nại-cát-ra-da-tát-rí-oát, nguyệt-đề-bất-ra, nhiếp-ma-nại-cát-ra-da-tát-rí-vi,
đâu-ba-đặc-rí, oát-nguyệt-nại-nhiếp-nại-cát-ra-da-tát-rí-oát, bà-nghi-thục-đắc-ra,
nại-da-đát-tiết-nại-ma-tư-cách-rí, đam-y-đam-á-rật-da-á-oát-rỗ-kết-đế-thuyết-ra-đát-oát-ni-lạt-can-sát-nại-ma-hách-rí,
đạt-nham-á-oát-rí-đát-diếp-sa-mị-tát-rí-oát, á-rí-tháp, tát-tháp-nại-thúc-bà-tê-đát-nại-tát-rí-oát,
tát-đỏa-nam-ba-bát-ma-ra-cát, nguyệt-thúc-đáp-cát-đát-để-nha, tháp-á-oát-lỗ-cát-lỗ-cát-ma-điệp-lỗ-cát-cát-điệp-di-hề-hiết-mã-hạt-Bồ-đề-Tát-đỏa-hề-Bồ-đề-tát-đỏa-hề-mã-hạt-Bồ-đề-Tát-đỏa-hề-bất-rí-da,
Bồ-đề-Tát-đỏa-hề-cát-rỗ-niếp-cát-tư-ma-ra-hách-rí, đạt-nham-di-hề-hiết-á-rí-da,
á-oát-rỗ-kết-đế-thuyết-ra-ba-ra-ma-mai-đắc-rí, tức-đát-cát-rỗ-niếp-cát-cô-rỗ-cô-rỗ-cát-rí-ma,
tát-tháp-da-tát-tháp-da-vi-điếm-đế-hề-đế-hề-di-á-nang-cát-mãng-cát-mạt-nguyệt-hàng-cát-mạt-mã-hạt-tất-tháp-do-cát-thuyết-ra-đá-hòa-đá-hòa-vi-rí-nhan,
đế-mã-hạt-vi-rí-nhan, đế-tháp-ra-tháp-ra-tháp-ra-nễ-thuyết-ra-(0)-(tức qua thiết
hạ đồng)-lạt-(0)-lạt-nguyệt-ma-lạt-ma-lạt-mô-rí-đế, á-rí-da-á-oát-rỗ-kiết-đế-thuyết-ra-cách-rí,
thất-nại, tức-nại-tạt-tráp-ma-cô-tráp-á-lang-cách-rí, đát-nhiếp-rí-ra-lam-bát-bất-ra,
lam-bát-nguyệt-lam-bát-mã-hạt-tịch-tháp-thục-tháp-tháp-ra-ba-lạt-ba-lạt-mã-hạt-ba-lạt-ma-lạt-ma-lạt-mã-hạt-ma-lạt-(0)-(tức
qua thiết hạ đồng)-lạt-(0)-lạt-mã-hạt-(0)-lạt-cách-rí, thất-nại, ba-khắc-triệt,
cách-rí, thất-nại, oát-rí-nại-cách-rí, thất-nại, ba-xa-niếp-rí-khát-đát-nại-hề-ba-đặc-ma,
hạt-tư-đạt, tạt-da-cát-ra-niếp-nhiếp-tạt-rí-thuyết-ra-cách-rí, thất-nại,
tát-rí-ba-cách-rí, đát-duệ-(0)-(ninh u thiết)-ba-triệt-đát-di-hề-hiết-ngõa-ra-hạt-mục-khát-đắc-rí,
bô-ra-đạt-hạt-ni-thuyết-ra-nại-ra-da-nại-ba-lạt-rỗ-bát-vi-nhiếp-tháp-rí-hề-ni-lạt-can-sát-hề-mã-hạt-hạt-lạt-nguyệt-nhiếp-niếp-rí,
tức-đát-lô-cát-tiết-ra-cát-nguyệt-nhiếp-nại-nhiếp-nại-đôi-nhiếp-nguyệt-nhiếp-nại-nhiếp-nại-mô-hạt-nguyệt-nhiếp-nại-nhiếp-nại-niếp-rí-mộc-khắc-triệt,
nại-hòa-la-hòa-la-môn-tạt-môn-tạt-ma-hòa-la-ma-hòa-la-hạt-lạt-hạt-lạt-mã-hạt-ba-đặc-ma,
nại-bát-tát-ra-tát-ra-tịch-rí-tịch-rí-tô-rô-tô-rô-bột-thiết-bột-thiết-tháp-da-bột-tháp-da-bột-tháp-nha-mị-đát-oát-ni-lạt-can-sát-di-hề-hiết-ni-lạt-can-sát-di-hề-hiết-ngõa-ma-tư-thiếp,
đát-tinh-hạt-ma-khát-hạt-tát-hạt-tát-môn-tạt-môn-tạt-mã-hạt-tráp-tráp-hạt-tát-niếp-rí-nại-đa-ni-di-hề-hiết-bồ-bồ-mã-hạt-tất-tháp-do-cát-thuyết-ra-ban-tháp-ban-tháp-ngõa-cha-tát-tháp-da-tát-tháp-da-nguyệt-điếm-tư-ma,
ra-tư-ma, ra-đoan-úm, hề-ba-cát-loan-lỗ-cát-nguyệt-lỗ-cát-tư-đoan-úm,
đát-tháp-cát-đạt-đát-đát-đạt-hiết-di-đát-rí-xa, nam-bất-ra,
tát-tháp-da-di-toa-hạt-tịch-tháp-da-toa-hạt-mã-hạt-tịch-tháp-da-toa-hạt-tịch-tháp-do-cát-thuyết-ra-da-toa-hạt-ni-lạt-can-sát-da-toa-hạt-ngõa-ra-hạt-mục-khát-da-toa-hạt-tinh-hạt-mục-khát-da-toa-hạt-mã-hạt-nại-ra-tinh-hạt-mục-khát-da-toa-hạt-tịch-tháp-nguyệt-điệp-tháp-ra-da-toa-hạt-ba-đặc-ma,
hạt-tư-đát, da-toa-hạt-mã-hạt-ba-đặc-ma, hạt-tư-đát, da-toa-hạt-oát-tư-ra, hạt-tư-đát,
da-toa-hạt-mã-hạt-oát-tư-ra, hạt-tư-đát, da-toa-hạt-cách-rí, thất-nại,
tát-rí-ba, cách-rí, đát-duệ-(0)-(ninh u thiết)-ba-vi-đát-da-toa-hạt-mã-hạt-cát-lạt-ma-cô-tráp-tháp-ra-da-toa-toa-hạt-tạt-cách-ra,
do-tháp-tháp-ra-da-toa-hạt-thương-khát-nhiếp-bạt-đạt, niếp-rí-nại-đát-nại-cát-ra-da-toa-hạt-bổ-tháp-nại-cát-ra-da-toa-hạt-ngõa-ma-tư-can,
tháp-đê-nhiếp-tư-thiết, đát-cách-rí, thất-nại, tức-nại-da-toa-hạt-ngõa-ma-hạt-tư-đát,
nguyệt-khắc-la, tạt-rí-ma, niếp-oát-tát-nại-da-toa-hạt-lô-cát-thuyết-ra-da-toa-hạt-mã-hạt-lô-cát-thuyết-ra-da-toa-hạt-tát-rí-oát,
tịch-đề-thuyết-ra-da-toa-hạt-ra-khắc-triệt, ra-khắc-triệt, (0)-(mô hàm thiết)-toa-hạt-cô-rỗ-cô-rỗ-ra-khắc-triệt,
mô-rí-đế, nam-toa-hạt-nại-mô-bát-cát-oát-đế-a-rí-da, á-oát-lô-kiết-đế-ra-da-Bồ-đề-Tát-đỏa-da-mã-hạt-tát-đỏa-da-mã-hạt-cát-rỗ-ni-cát-da-tịch-điền-đô-di-mãn-đặc-ra,
ba-đạt-ni-toa-hạt”.
Lúc đó, Văn Thù Sư
Lợi Bồ Tát cũng từ tòa dậy đảnh lễ chân Phật mà bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn!
Con lúc ban đầu nhất thành đạo nghe thắng nghĩa và thần chú đó, vâng oai chỉ của
Phật rộng độ chúng sinh mà được thành tựu.
Liền nói chú rằng:
“Úm-oát-cát-tiêu-la-mông-nại-mô-man-tô-thích-rí,
cô-ma-ra-bồ-đáp-da-Bồ-đề-Tát-đỏa-da-mã-hạt-tát-đỏa-da-mã-hạt-cát-rỗ-niếp-cát-da-đáp-để-nha,
tháp-úm-á-ra-tiếp-nguyệt-ra-tiếp-thuật-thiết-nguyệt-thuật-thiết-tiêu-tháp-ni-nguyệt-tiêu-tháp-ni-tiêu-tháp-da-nguyệt-tiêu-tháp-da-á-ma-liệt-nguyệt-ma-liệt-nễ-nhi,
ma-liệt-tạt-da-oát-rí-tạt-da-ngõa-hạt-ni-rô-rô-tháp-lê-hồng-hồng-hồng-bát-trá,
bát-trá,bát-trá, toa-hạt”.
Lúc đó, Kim Cương
Thủ Bồ Tát liền từ tòa dậy đảnh lễ chân Phật quanh phải ba vòng mà bạch Phật rằng:
- Đại Bi Thế Tôn!
Rộng vì các chúng sinh mở phát mông muội tuyên dương ý tứ nhiệm mầu, làm đại
phương tiện khuếch mở tạng bí mật, đó là tối thượng liễu nghĩa Đại Thừa. Chúng
con may được vâng lời dạy khuyên hiền từ, nhận giữ Kinh và thần chú ấy, chỉ
nguyện giác ngộ tất cả chúng sinh và tất cả chúng sinh đời sau, mãi dứt nghi hối
được thành Chính Giác.
Liền nói chú rằng:
“Úm-oát-tư-ra,
bát-ni-hồng. úm-oát-tư-ra, (0)-(tắc vu thiết)-tráp-mã-hạt-rô-(0)-nã-hồng-hồng-hồng-bát-trá,
bát-trá, bát-trá”.
Lúc đó, Ma Lợi Chi
Thiên Bồ Tát (*) liền từ tòa dậy đảnh lễ chân Phật quanh phải ba vòng mà bạch
Phật rằng:
- Đại Bi Thế Tôn!
Con nhờ Như Lai được đại thần thông sức tự tại, thường hành ngày tháng chỗ ở
trước chẳng có thể thấy con thì có thể thấy. Không có người có thể thấy, không
có người có thể biết; không có người có thể nắm, không có người có thể buộc;
không có người có thể hại, không có người có thể dối gạt. Nếu lại có người thường
nghĩ nhớ đến được phải cũng như vậy. Nguyện thường ở chốn kinh sợ khổ nạn giúp
giữ các hữu tình. Nếu trộm giặc, nước lửa, đao binh, thuốc độc, bệnh tật, đói
kém, Trời Rồng Quỷ Thần và phi-nhân oan gia ác thú chẳng gây làm hại. Nếu tất cả
chúng sinh có thể trì tụng Kinh và thần chú đó, con sẽ thủ hộ khiến họ thành tựu,
mãi không có chướng tai, mau rời các nạn, thân bẩn được thanh tịnh mau chứng quả
Thánh.
Liền nói Đà-la-ni
rằng:
“Úm-mã-rí-tức-mang-toa-hạt.
Đáp-để-nha,
tháp-úm-ba-đáp-cát-ra, ma-trúng-bát-ra-cát-ra, ma-trúng-ô-đạt-da-ma-trúng-ni-ra-ma-trúng-a-ra-cát,
ma-trúng-mạ-ra-cát, ma-trúng-ô-ra-ma, ma-trúng-oát-nại-ma-trúng-cô-lặc-ma, ma-trúng-tức-oát-ra-ma-trúng-ma-hạt-tức-oát-ra-ma-trúng-an-đát-ra-tháp,
nại-ma-trúng-toa-hạt-nại-mô-ra-đặc-nại, đặc-ra, nha-da-đáp-để-nha,
tháp-úm-a-lô-đáp-lô-cát-lô-tát-đặc-sát, lô-tam-bốc-ra, mẫu-nhĩ-tháp, đắc-ra-cách-xoa,
ra-cách-xoa, (0)-(mạc hàm thiết)-tát-rí-oát, tát-đa-loan, sắt-triết,
tát-rí-oát, bát-do-bát-đặc-ra, vi-thất-nha, toa-hạt-nại-mô-ra-đặc-nại, đặc-ra,
nha-da-đáp-để-nha, tháp-úm-oát-đặc-đáp, liệt-oát-đáp-liệt-oát-ra-liệt-oát-ra-hạt-mục-già-tát-rí-oát,
đốc-sắt-trá, bốc-ra, đốc-sắt-trá, nam-cát-da-oát-cách-tiết, đáp-tạt-xuyên-úm,
xa-ban-tháp-ban-tháp-(0)-(tinh cam thiết hạ đồng)-bát-(0)-bát-tư-đam,
bát-da-tư-đam, bát-da-mô-hạt-da-mô-hạt-da-phàn-tạt-da-phàn-tạt-da-đạt-nhi-tạt,
da-nhạt-nhi-tạt, da-hách-rí-lâm, hách-rí-lâm, hồng-hồng-bát-trá, bát-trá, toa-hạt-úm-mã-rí-tức-nhai,
mã-hạt-mã-trí-tức-nhai, tát-ra-tát-ra-a-ba-tát-ra-a-ba-tát-ra-bốc-ra, tát-ra-bốc-ra,
tát-ra-mục-hiết-mục-hiết-nguyệt-mục-hiết-nguyệt-mục-hiết-a-bát-cát-ra,
ma-da-a-bát-cát-ra, ma-da-tát-rí-oát, đốc-sắt-trá, tát-đa-loan, bát-đề-ngột-thắc,
bát-đề-tát-rí-oát, nguyệt-khắc-nan, nguyệt-na-da-cam-a-bát-tát-ran-a-thiết-sắt-tiên-đá-ra-đặc-nại,
đặc-ra, da-tát-để-nại-toa-hạt-úm-(0)-(tắc can thiết hạ đồng)-khiển-ba-ra-ma-(0)-khiển-toa-hạt-úm-a-cát-liệt-ba-cát-liệt-bả-sắt-triết,
cát-liệt-tát-rí-oát, đốc-sắt-trá, bốc-ra, đốc-sắt-trá, nam-cát-da-oát-cách-tiết,
đáp-mục-kham-tạt-xuyên-úm, xa-ban-tháp-ban-tháp-hồng-hồng-hồng-bát-trá,
bát-trá, bát-trá, toa-hạt”.
Lúc ấy Xá Lợi Phất
nghe Phật nói kinh nghĩa thần chú đó, và các Bồ-tát đều nói thần chú tán dương
Phật đạo, Xá Lợi Phất chắp tay cung kính bạch Phật rằng:
- Nếu đầy khắp mười
phương Hằng hà sa thế giới, người trì tụng kinh và thần chú này được phước nhiều
không?
Phật bảo Xá Lợi Phất:
- Nếu Hằng hà sa
thế giới các bậc hữu học, muốn tiến tu Chính Giác Diệu Minh tự tính dứt duyên
chân lý Không, một lần nghe thắng nghĩa các lậu hư hết. Nếu người thiện nam kẻ
thiện nữ, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, lòng tinh hiếu đạo giữ vững
giới luật, tụng Kinh Đệ Nhất Hy Hữu Công Đức và thần chú ấy liền được thành tựu.
Nếu có chúng sinh lo các khổ nạn và các phiền não oán nghiệp chướng xưa, bèn được
tội ác tiêu trừ, tai ách lặn buông an ổn vui vẻ. Nếu gặp nước lửa, giặc cướp,
nước chẳng thể dìm lửa chẳng thể thiêu, gió độc, biển lớn, giặc cướp, binh
giáo, cọp sói, rắn sâu, bùa mê, thuốc độc, chú nguyền đều chẳng thể làm hại. Nếu
lại có người, biên chép Kinh và thần chú ấy thụ trì kính tụng, lấy hoa hương,
vòng đeo, tràng phan, lọng gấm, các thứ nhạc, đèn đuốc, dựng tháp tạo chùa...
các loại cúng dường, với trong kiếp vị lai khai thị kẻ chưa học hơn cả bảy báu
bố thí, chín đời vong linh tiên tổ đều được siêu độ, tất cả u hồn phách đọng mười
chủng loại quái lạ cũng được siêu sinh, trọn được phước đức vô lượng vô biên; nếu
không có người nối dõi thì sinh con trai trí tuệ, như tính ngu si bèn nên bậc đại
biện tài sinh tất cả các loại trí, thọ mạng không dài liền được sống lâu, lại
được vinh thân thịnh nhà không phạm hình pháp, họ có tham dục sân si vọng tưởng
chẳng thật trần lao nhơ uế ắt được thanh tịnh, mãi không rơi vào địa ngục Vô
Gián nhận những cảnh khổ luân hồi. Nếu có người trì tụng Kinh và thần chú ấy, Tam-thiên
Đại-thiên thế giới ánh sáng tròn đầy hợp thành một cõi, họ có rơi vào các vạc bể
sôi, thành đồng, núi đao, cây kiếm, búa rìu, giáo cưa, băng lạnh hắc ám, nhiều
loại địa ngục ắt đều phá hoại, cùng gặp được ánh sáng liền được siêu thoát; tất
cả rắn lửa chó ngựa lửa đầu La-sát tự rời xa nhau. Nếu có người phát nghìn trăm
ức niệm lành, tụng Kinh và thần chú này, con bèn nghìn trăm ức hóa thân, khiến
họ chẳng cảm ngoại đạo đều thành quả Phật. Nếu người thiện nam kẻ thiện nữ trì
tụng Kinh này một câu một kệ và một thần chú, bèn thu được phước đức vô lượng.
Nên biết người đó chẳng phải ở một Phật hay hai Phật trồng các thiện căn, như vậy
cho đến tận trăm nghìn muôn ức na-do-tha tất cả chốn Phật, trồng các phước tuệ
nên nghe được kinh giáo này.
Lúc đó, Xá Lợi Phất
nghe Phật nói công đức Kinh đó chẳng thể nghĩ bàn, liền đảnh lễ Phật cung kính
mà nói kệ rằng:
“Như
Lai rất mạnh lòng xót thương,
Dạy
con đệ nhất hy hữu nghĩa,
Rộng
lớn thắng diệu chẳng nghĩ bàn;
Do
đó giác ngộ thảy mọi người.
Quanh
đầy pháp giới khắp hà sa,
Chỉ
vậy nhân kín phẩm tối thượng,
Công
đức vô lượng chẳng thể nói;
Chẳng
thể nói chuyển nhận ơn Phật.
Chúng
sinh lắng nghe tùy điều nguyện,
Có
chỗ đắc được nhờ thiện căn.
Con
nay đảnh lễ Diệu Giác Tôn,
Mãi
dứt vô minh các cảm nghiệp;
Thệ
nguyện đem thân trải nhiều kiếp,
Hộ
trì pháp tạng hiển Chân Như”.
Phật nói kinh đó
xong, pháp mầu tiếng trọn khắp cõi mười phương. Tức thời trời rải trăm báu hoa
mầu, năm sắc hỗn hợp đầy khắp mười phương hư không. Mười phương cõi đất vi trần
đều thành sắc báu, trùm cả thế giới chưa có được những hương mầu dị phẩm thơm
phức ngưng tụ. Hà sa nước Phật thảy đều nghe ngấm, các vị Đại Bồ-tát Ma-ha-tát
và các vị Đại A-la-hán vô lậu, tất cả thế gian Trời, người, A-tu-la... đều nhảy
nhót vui mừng tin nhận vâng làm.
(Hết Kinh).
BÀI TỰA SAU CÙNG (thứ 1)
Có lẽ nghe nói đời
thịnh trị rất quý chẳng kín mà chân văn tỏ bày, đại đạo thông sáng mà tác phẩm
tốt thêm. Ngầm thấy mẫu hậu của ta là Nhân Hiếu hoàng hậu, mộng cảm Đệ Nhất Hy
Hữu Công Đức Kinh, thần diệu khó gọi, nghĩa lý tỏ tường; quý suốt ba Thừa tổng
trì muôn pháp, tràn mà đầy vòng khắp pháp giới, thu mà tích tụ đầy như núi Tu
Di. Tỏ sáng cái huyền vi của bí tạng, phát ra cái nghĩa sâu của Bồ Đề. Lời đó
lý lẽ thâm thúy khó lường, lời đó công sức thật rộng mà truyền. Trùm nhiều kiếp
đến nay luận sách điển tính Không, chưa có điều chi là sáng tỏ lại kíp gấp vậy.
Kính ngưỡng mẫu hậu
ta, thánh đức thuần trinh đầy vẹn các điều thiện, ngộ đạo hiện ra thiên tính, từ
giác vốn ở sinh thành, nên thần minh mới giúp mộng lành truyền bí thiêng, để điềm
báo cho rất thịnh trị vậy. Cao Sí nghiên cứu sâu xa ý tứ đó rất sâu tinh vi,
tuyệt chẳng nhòm ngó mà chợt bỗng ngưỡng khen vô cùng mẫu hậu ta, thân làm tựa
việc đó ở đầu, từng lấy điêu khắc ban rộng mọi người, làm vô lượng phương tiện
phụ giúp phụ hoàng nội trị tốt đẹp, há là ý nghĩ không chóng một sớm chợt đi rồi
bỗng quên sót. Cao Sí thương gào đau buồn thể phách chấn động, trời cao đất dày
luyến mộ bao giờ. Nhớ chỉ mẫu hậu, chí nguyện chưa xong, lại chép kinh đó gieo
lấy cây Thọ, lưu thông trong ngoài làm ơn cho chúng sinh, vớt chốn trầm luân bể
khổ, mở mang cái mù mịt của đường mê, thành thật nghiên cứu trọn ỷ chỉ này để
giải mối nghi, còn chuyển phàm khởi Chính Giác như lòng bàn tay.
Kính
cẩn thuật mấy lời ở đằng sau,
Công
dụng thánh thần công lao cảm ứng.
Vĩnh
Lạc năm thứ 5 (1407), ngày 6 tháng 11, hiếu tử Hoàng
thái tử Cao Sí khóc ra
máu cúi đầu cẩn viết.
BÀI TỰA SAU CÙNG (thứ 2)
Có lẽ nghe nói ông
trời cao minh, các sao triển mà thành văn. Đất đai thì rộng dày, nâng đỡ sông
núi mà thành lý. Nên trời chẳng mến đạo thì chí văn hiển bày, đất chẳng yêu báu
thì chí lý biểu lộ.
Kính ngưỡng mẫu hậu
ta Nhân Hiếu hoàng hậu, mộng trèo Linh Sơn nghe chân lý của Phật, tỉnh dậy rồi
chép. Mùi lạ tỏa khắp phòng bảy ngày chẳng tan. Chắc chí văn khoan khoái thần
linh hiển diệu. Xét dòng mặt trời Hán điềm hiệp trợ của thần linh mộng ấy có thể
tin có chứng. Cao Hú thường suy nguồn đọc tụng, ôi ý tứ nhiệm mầu sâu sắc thật
là lời giản dị uyên thâm, mở ra con đường rộng tròn sáng, khai cái pháp môn thường
lạc, tóm cái then chốt của Tam Tạng. Quý ở bí nghĩa của Nhất-thừa, lời đó nhiệm
mầu mà mênh mông khó gọi, luận đó công sức vời vợi khôn cùng. Ngộ ra được thì
muốn sóng chóng dừng, lãnh được rồi thì gió chướng chợt tiêu. Tuy hết phiên âm
của Ma Đằng với dịch thuật của La Thập há đã đầy đủ để ngay ở muôn muột sao.
Ngầm xét mẫu hậu,
khen đã giúp phụ hoàng ta, nội trị nhàn rỗi bèn ở trong phòng tập tĩnh thẳng
kính tụng trì, mong ý chán bỏ trần lao ngồi mà nhắm mắt. Cao Hú thương xót đau
tuyệt ngũ tạng lập cập, tâm trí mê lụy kêu chẳng đến. Nhớ chỉ mẫu hậu mộng, cảm
Phật thuyết Đệ Nhất Hy Hữu Công Đức Kinh, từng thân làm tựa khắc in lưu truyền,
công đức ấy chẳng thể nghĩ bàn. Gần muốn xong ở chí người trước tất để rộng rãi
lưu thông, lại chép cây thọ tử thêm ơn chốn trầm luân, đưa chúng sinh lên vùng
Phật, trả dòng nước trộn đục với nguồn trong veo. Có thể dùng hết sức ở nghiên
cứu suy lường nghĩa sâu này, thì diệu đăng lẽ Chân Như chẳng uổng phí vậy. Anh
là Hoàng thái tử đã làm tựa ở sau, thành thật chẳng tự xét đoán kính đề ở rằn
trái.
Vĩnh Lạc năm thứ 5 (1407), ngày 6 tháng 11, hiếu tử Hán vương
Cao Hú khóc ra máu cúi đầu cẩn viết.
BÀI TỰA SAU CÙNG (thứ 3)
Từng nghe việc phi
thường thì người phi thường mới có điều đáng biết được; lời lẽ phi thường thì
người phi thường mới có điều đáng nghe được. Nên đại đạo ắt sáng ở trị đời, lời
nói hay tất hiển ở Thánh nhân. Khuếch mang cái sâu mầu của thần hóa, phanh phui
cái bí thiêng của hỗn độn. Từ thời hội đồng phi văn minh chẳng có thể đến càng
chí thịnh. Cả xét: mẫu hậu ta Nhân Hiếu hoàng hậu, thánh đức rất thuần, từ huệ
thành kính, giúp cho nội trị của phụ hoàng ta tốt đẹp, trong số hơn 10 năm
siêng tu thiện đạo sớm tối chẳng mỏi, trước từng mộng cảm Phật thuyết Đệ Nhất
Hy Hữu Công Đức Kinh, nghĩa sâu tinh thâm chí lý giản yếu, thật là pháp Bồ Đề tối
thượng, cánh cửa phương tiện Bát Nhã. Cầu đó nhiệm mầu thì một chữ đều gốc ở Phật
tâm, lời ấy công sức thì một lời nói đáng thành với Chính Giác, ôi trải đời Hán
năm Tần trọn tuyệt chẳng được dòm ngó mé ấy, tuy có Mã Minh và Long Thụ cũng
chưa thể nào nghiên cứu sâu xa thế.
Chắc là thần minh
phù hộ hoàng gia ta muôn đời nền móng thái bình, nên khiến cho huyền chương rực
phát, để diễn cái bí dụng chẳng truyền, mở chốn đường mê của kiếp trói buộc, dạy
to lời ấn báu của Như Lai, phải khiến hấp sa khách chuyển nhọc nhằn mà ngộ điều
chân thường, nói ra cơm cho kẻ đói dậy no mà vượt bể trí, công đức vô lượng thật
là khó gọi. Kính nghĩ: mẫu hậu ta, hiền từ ơn huệ thiên hạ muốn rộng lưu thông,
từng thân làm tựa dùng để khắc in, nhằm cho người tụng đều thành quả Phật, mong
ý sớm lên Diệu Giác chợt chứng Nê Hoàn. Cao Toại vuốt ngực đau khóc buồn khổ
sao hơn, run rẩy nghẹn ngào lòng cắt phách tan. Than trí tuệ này suy sút nhân
sao chẳng sáng, bến cầu chưa rộng bằng đường lại đã đầy, bèn sửa chép Kinh đó
khắc tạc rộng cho, để vâng theo tấm lòng tốt đẹp hiền hậu của mẫu hậu ta, ở vào
cách mặt trời Phật với trong ánh sáng Trời phủ cả mọi nơi, lấp lánh ngọc sáng ở
tính ảnh biển soi mười phương, để dựng bày cái đại cương quan trọng của Tam Tạng,
tóm cái lẽ nhiệm mầu của Nhất Thừa lại, cho kẻ học ở đây khế hợp tinh chuyên
tròn hòa, thì tâm tính thanh tịnh liền vượt đến cõi Thánh vậy. Cao Toại, vững
tài ít thông ngộ tuyệt chẳng tạo đến vùng ngưỡng cửa. Anh là Hoàng thái tử, anh
là Hán vương đều làm tựa ở sau rồi, lời cẩn thuật đây cũng đã trót, để biểu đạt
nội lòng ngu ngốc vậy.
Vĩnh Lạc năm thứ 5
(1407), ngày 6 tháng 11, hiếu tử Triệu vương Cao Toại khóc ra máu cúi đầu cẩn
viết.
Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng
03 năm 2015
Nguyễn Thành Sang phiên dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét