Là một trong những thành viên của vòng văn hóa Hán – Đông Á, Việt Nam từng có thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm trong lịch sử (thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên-đầu thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên do chính quyền Trung Quốc trực tiếp cai trị). Năm 939, lợi dụng tình trạng bất ổn nội bộ ở Trung Nguyên, lực lượng địa phương An Nam đã đánh bại Nam Hán để giành độc lập, gọi là nước An Nam và từ đó trở thành một quốc gia độc lập. Từ thời Tống đến thời Nguyên, các triều đại Trung Nguyên đều có những nỗ lực thu phục vùng đất Giao Chỉ cũ nhưng đều thất bại.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 15,
vào thời nhà Minh, chính quyền trung ương đã từng một lần quận huyện hóa toàn bộ
miền đất Việt Nam, lập nên một chiến công chưa từng có trong hàng trăm năm,
nhưng lại rút khỏi An Nam chỉ trong hơn 10 năm và kết thúc một cách vội vàng.
1. Thu phục đất
cũ
Cuối thế kỷ 14, nhà Trần ở An
Nam suy tàn, năm 1400, quyền thần Hồ Quý Ly soán ngôi lập nên nhà Hồ. Sau đó
không lâu, nhà Hồ bắt đầu liên tục tập kích quấy nhiễu vùng biên giới Trung–Việt
và năm 1406 đã ngang nhiên chém chết vương thất nhà Trần do Minh Thành Tổ phái
quân hộ tống về nước. Một hành động cực kỳ ngạo mạn như vậy đã khiến Chu Lệ,
người ở vị trí cao nhất của Tĩnh Nạn, hoàn toàn tức giận, và kết quả là một cuộc
đại chiến thảo phạt sự bất nghĩa đối với thượng quốc.
Lần này, cuộc Nam chinh của
quân nhà Minh diễn ra vô cùng thuận lợi.
Nhà Minh lấy danh nghĩa đưa
quân xuất chiến là “nâng đỡ nỗi khốn khổ của dân ngươi, phục hồi việc thờ cúng
tổ tông họ Trần” (điếu nhĩ dân chi khốn khổ, phục Trần thị chi tông tự)
và chiếm ưu thế tuyệt đối về dư luận, trong khi nhà Hồ ở phía bên kia lại thực
sự độc đoán, không được lòng dân. Tháng 7 mùa hè năm đó, quân Minh chia làm hai
hướng tiến vào An Nam, vẫn giữ được lực lượng chiến đấu hùng hậu như thế, từ
khu vực Lạng Sơn, quân Minh đã nhanh chóng đột phá xuống đồng bằng sông Hồng,
bao vây tiêu diệt chủ lực nhà Hồ và đánh chiếm thành công Thăng Long, chiếm được
kinh đô Thanh Hóa, bắt sống cha con nhà Hồ tiếm quyền. Toàn bộ quá trình chiến
tranh diễn ra chưa đầy một năm, cho thấy sức mạnh chiến đấu của quân Minh so với
chỉ số cùi bắp của nhà Hồ.
2. Cai trị trực
tiếp
Do con cháu nhà Trần đã diệt tuyệt,
không ai kế vị, lại bị một bộ phận quan lại An Nam nịnh hót yêu cầu “phục quận
huyện như xưa” nên chính quyền nhà Minh, vốn đã trót lọt quá mức, đã chuẩn bị
cho An Nam chính thức bị thôn tính “mất nước” có một không hai trong lịch sử
Trung Quốc. Vào tháng 6 âm lịch năm 1407, nhà Minh thành lập ba ty ở An Nam,
thiết lập phương thức lãnh đạo trực tiếp của trung ương để tạo ra các phủ, châu
và huyện, làm cho nó chính thức trở thành Bố chính sứ ty (tỉnh) thứ 14 sau khi
nhà Minh lập quốc, và An Nam được đưa vào chế độ cai trị của nhà Minh như một lẽ
tất yếu.
3. Nổi loạn
và rút lui
Sau khi quân Minh chuyển từ quân
triều đình sang quân đồn trú hàng ngày, bản thân người dân Việt Nam vốn rất biết
ơn nhà Minh đã bắt đầu cảm thấy ác cảm, sau tất cả, một nơi đã giành được độc lập
500 năm từ thời Ngũ Đại cuối nhà Đường đã có một phần ý thức quốc gia, bỗng
dưng “trở về” quốc gia cũ vẫn sẽ cảm thấy mất độc lập. Vì vậy, các cuộc bạo loạn
lớn nhỏ ở các địa phương bắt đầu bùng nổ, nhưng may mắn là lực lượng chiến đấu
của quân Minh trong thời Vĩnh Lạc rõ ràng là mạnh mẽ, và về cơ bản không có vấn
đề gì với việc đàn áp những cuộc nổi loạn lớn nhỏ ở các địa phương.
Mặt khác, nhà Minh cũng đã thực
sự cân nhắc kỹ lưỡng việc trị lý An Nam, bao gồm việc thăng chức cho con em của
những người thuộc tầng lớp trên vào Trung Quốc học tập, làm sâu sắc thêm mối
quan hệ văn hóa của các nhân tài chính trị của họ, và lôi kéo các nhân sĩ cường
hào bản xứ vào quan phủ của Bố chính sứ ty Giao Chỉ. Tuy nhiên, chính sách “Trung
Quốc hóa” này của chính quyền nhà Minh không thể được thực hiện một cách suôn sẻ.
Đầu tiên, sự tiếp quản về lại
trị của nhà Minh tại An Nam đã khá thất bại. Như là một lãnh địa vừa mới chinh
phục, nhà Minh đáng lẽ phải sai phái những quan viên xuất sắc có năng lực chính
vụ mạnh mẽ hơn để bắt tay trọn vẹn. Chu Lệ từng có dạo sai danh thần Hoàng Phúc
làm Thượng thư nhai kiêm nhiệm Bố chính sứ của Giao Chỉ thừa tuyên Bố chính sứ
ty, kiêm luôn Án sát sứ của Đề hình Án sát sứ ty, trong thời gian đương chức Hoàng
Phúc đã “biên soạn hộ tịch, đặt ra thuế phú, chấn chỉnh trường học, bố trí quan
sư. Mấy lần cho gọi các phụ lão tuyên dụ đức ý, răn ngừa bọn thuộc lại không được
làm càn, tất cả đều giữ gìn cho được yên tĩnh, trên dưới đều thuận theo”. Nhưng
đáng tiếc là sau đó tự dưng Minh Thành Tổ lại sai hoạn quan Mã Kỳ đến làm lộn xộn
tình hình, người này đến Giao Chỉ làm “Thái biện sứ”, vừa tham ô lại vừa tàn nhẫn,
không việc ác nào không làm, càng khiến cho một viên quan người bản xứ là Lê Lợi
đứng dậy làm khởi nghĩa Lam Sơn lừng danh vào năm 1418, từ đó càng khiến cho cục
thế của nhà Minh tại An Nam mỗi lúc một băng hoại.
Ngoài ra, khu vực An Nam lẽ ra
phải có một trọng thần có khả năng quân sự và chính trị cao là Trương Phụ để trấn
thủ. Nhưng thời điểm đó trùng với cuộc xâm lược của Mông-cổ ở phía Bắc, Chu Lệ
không chỉ cần một trọng thần phụ tá, mà còn không muốn Trương Phụ ở An Nam “tuyển
chọn sĩ nhân tráng dũng” để củng cố binh quyền cho bản thân, nên đã nhiều lần
sai Trương Phụ ra Bắc, khiến quân Minh ở vùng An Nam thiếu đi một đầu não chủ lực.
Thêm vào đó, việc đi xuống Tây Dương, chinh phạt Mông-cổ, dời đô về Bắc Kinh thời
Vĩnh Lạc đã tiêu hao rất nhiều lực lượng quốc gia của nhà Minh, tình hình tài
chính của nhà Minh sau khi Minh Tuyên Tông nối ngôi không khả quan, Lê Lợi chớp
thời cơ làm lớn, tương quan lực lượng hai bên rơi vào tình thế khó khăn “thế
này càng hao thế kia càng mạnh”, nhà Minh lún sâu vào vũng lầy tài chính, cũng đành
bất đắc dĩ buộc phải rút quân.
Tên gốc: “越南在历史上曾有过一段北属时期,明朝时期为何会失去这块土地?”
Dịch giả: Nguyễn Thành Sang
Nguồn: qulishi.com
Nhận xét
Đăng nhận xét