Nữ hoàng đã phớt lờ kiểu quân chủ chạy xe đạp và khiêm nhường danh phận của các hoàng gia châu Âu, biến Windsor thành một triều đại tư sản kiên định nhưng đầy quyến rũ.
Chuyến thăm
Leeds, miền Bắc nước Anh vào năm 2012 của Nữ hoàng.
Hoàng đế tại vị lâu nhất nước
Anh đã băng hà.
Cảm giác như người thân trong
nhà đã từ trần. Nữ hoàng đản sinh năm 1926, năm mà John Lodge Baird lần đầu
tiên được chiếu trên truyền hình công khai, và đăng cơ năm 1953, năm Joseph
Stalin qua đời, Nữ hoàng đã ở bên chúng ta rất lâu đến nỗi chỉ một phần nhỏ
trong số dân chúng có thể sống mà không nhớ đến Người. Người trị vì lâu hơn bất
kỳ hoàng đế Anh nào khác, dễ dàng vượt qua bà cố của mình, Nữ hoàng Victoria. Người
đã đích thân gặp gỡ không biết bao nhiêu người và tiếp xúc với cuộc sống của
hàng tỷ người thông qua đài phát thanh, truyền hình với tôn chỉ “Trẫm phải
được nhìn thấy thì mới được tin”. Ai mà không nhớ chương trình phát sóng
Giáng sinh của Người? Hay những lời an ủi mà Người đưa ra trong dịch Covid-19,
khi trích lời thệ của Vera Lynn rằng “chúng ta sẽ gặp lại nhau”.
Giờ thì Người đã ra đi.
Điều kỳ diệu của chế độ quân
chủ nằm ở cách nó tồn tại trong thời đại dân chủ và bình đẳng. Tất cả những gì
nó đại diện — thừa kế thay vì công lao, thuộc về thay vì bầu cử — là sự đối lập
với tất cả những gì chúng ta trân trọng như một nền văn minh. Tuy nhiên, chế độ
quân chủ Anh không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh. Nó không thỏa hiệp với
chế độ quân chủ chạy xe đạp của thế giới Scandinavia (tức là một kiểu quân chủ
tự hạ danh phận của mình để trở nên khiêm tốn và hoà đồng với dân hơn). Trên thực
tế, nó gần như thích thách thức sự thỏa hiệp.
Trong lễ đăng
cơ năm 1937 của phụ hoàng: Công chúa Elizabeth và hoàng muội Margaret, trước mặt
hoàng hậu Mary và Vua George VI.
Chuyện này xảy ra như thế nào?
Khi chuẩn bị cho công việc, Nữ hoàng nhận được một cuốn cẩm nang về cách tồn
sinh trong xã hội hiện đại. Đây là cuốn sách vĩ đại Hiến pháp Anh của Walter
Bagehot, được xuất bản năm 1867, vào thời kỳ đỉnh cao của hoàng triều Victoria.
Khi còn nhỏ, Henry Marten, phó hiệu trưởng trường Eton, thường đến Lâu đài
Windsor để dạy Người về các nghĩa vụ hiến pháp, đặc biệt nhấn mạnh vào trí tuệ
của Bagehot. Không có gì là bình thường về trải nghiệm này. Marten gọi nàng công
chúa sống một mình là “quý ngài”, dạy nàng như thể nàng thuộc lớp học của trường
Eton. Siêu thực hơn, Bagehot đã khuất kia như đã thông linh dạy Nữ hoàng rằng:
Nước Anh là một “nền cộng hòa ngụy trang”, và tư cách tốt nhất cho một đấng quân
chủ là ngu ngơ đi, làm việc để dành cả cuộc đời như một sự can thiệp phù phiếm
vào các vấn đề thực sự của chính phủ.
Bagehot cho rằng, cách trị quốc
cần phải rất nghiêm túc, không thể phó mặc cho dân chúng. Thay vào đó, các
chính phủ cần để lại cho một nhóm nhỏ giới tinh hoa với suy nghĩ nghiêm cẩn và am
hiểu về thế giới. Nhưng trong thời đại dân chủ hóa, làm sao có thể khiến người
dân chấp nhận những tình huống như vậy? Câu trả lời nằm ở sự đánh lạc hướng
thông qua chế độ quân chủ. Bagehot muốn công chúng tập trung sự chú ý vào các
hoàng gia lộng lẫy ngồi trong những cỗ xe mạ vàng và dẫn đầu cuộc diễu hành lớn,
và “những người cai trị thực sự được giấu trong những cỗ xe hạng hai”, “không
ai quan tâm đến họ, cũng không ai hỏi họ, nhưng do sự vinh hiển và giàu có của lớp
người đã làm lu mờ họ và đi trước họ, họ đã được phục tùng một cách ngấm ngầm
và vô thức”.
Bagehot cũng thay thế cá nhân
với gia đình để trở thành trung tâm cho vở tuồng kịch của mình. Đó là một phần
trong chiến thuật đánh lạc hướng của ông. Theo ông, những người bình thường — đặc biệt là phụ nữ — quan
tâm đến hôn nhân gấp 50 lần so với các linh mục. Trò đánh lạc hướng cũng gấp
đôi tính hợp pháp: người ta có nhiều khả năng tuân theo một quốc gia có tình
người hơn là một quốc gia thuần túy trừu tượng. Bằng cách ban phát cho những bình
dân những phiên bản tuyệt vời về các sự kiện phổ quát như sinh nở, hôn nhân và qua
đời, hoàng gia cũng neo giữ các vấn đề của chính phủ trong các công việc hàng
ngày. Đó là một phần của chiến lược nghi thức.
Trong bức tranh của Bagehot,
hoàng tộc muốn chuyển mình từ dấu tích của một xã hội quý tộc sang hiện thân của
những đức hạnh tư sản. Công việc của Victoria vừa là một Nữ hoàng Ấn-độ, vừa là
đỉnh cao của hôn nhân thuận tình. Chế độ quân chủ về mặt bản chất vẫn là như thời
Victoria. Cung điện và trang trí của nó phản ánh sở thích của Nữ hoàng. Những đại
sự vẫn được thể hiện giống như thời Victoria của họ. Đồng phục nghi thức của
lính gác giống như thời Victoria trong vở nhạc kịch của Gilbert và Sullivan.
Nhưng Nữ hoàng Elizabeth II đã
phải từ bỏ cuốn cẩm nang của Bagehot và tự phát minh ra một cuốn cẩm nang mới. Ngày nay, không ai tin rằng Nữ hoàng vừa trị
vì vừa cai trị — nếu họ tin thế, họ sẽ yêu cầu thay đổi một cách chính xác. Ý
tưởng cho rằng chế độ quân chủ thực chất là một màn trình diễn được coi là điều
hiển nhiên. Nền quân chủ thực ra mang nghĩa là chuyển hướng, chứ không phải là
ngụy trang.
Nữ hoàng đội
vương miện lên ngôi ngày 2 tháng 6 năm 1952.
Chương trình này được đón nhận
rộng rãi ở cấp độ gia đình. Khi chế độ quân chủ trở nên phổ biến nhất, nó ban
phát cho chúng ta những phiên bản tuyệt vời của các sự kiện trong vòng đời, chẳng
hạn như khai sinh, kết hôn và khai tử. Tuy nhiên, chế độ quân chủ ngày nay đã
thất bại một cách thần kỳ trong nỗ lực định hình mình thành một gia đình trung
lưu hoàn hảo ngồi ở đỉnh cao của xã hội Anh. Thay vì là một ví dụ, nhà Windsor
bị ám ảnh bởi các phiên bản cực đoan của các tệ nạn gia đình phổ biến — ly hôn,
ngoại tình, phản bội, đạo đức giả. Nếu chúng ta kỷ niệm những cuộc hôn nhân cổ
tích, chúng ta cũng sẽ kinh hoàng khi chứng kiến chúng biến thành địa ngục.
Thiên tài của Nữ hoàng nằm ở
chỗ hiểu rằng chế độ quân chủ không phải là sự đánh lạc hướng mà là sự cân bằng
với cuộc sống hiện đại. Các cận thần thông minh thích nhấn mạnh cách Người theo
kịp thời đại và hiện đại hóa Kỷ cương, và Người thích gọi như vậy. “Mọi thứ đã
thay đổi ngoại trừ chiếc khăn rằn,” một người nói, bỏ qua những thứ nhỏ nhặt
như Lâu đài Windsor và Balmoral. Nữ
hoàng đã nhận ra câu châm ngôn tuyệt vời của Edmund Burke rằng đối với một người
bảo thủ thực sự, trọng tâm của sự thay đổi là giữ nguyên, ít nhất là trong những
thứ thực sự quan trọng. Chế độ quân chủ là một giới hạn của sự hiện đại, nếu
không nó chẳng là gì cả.
Thành tựu rõ ràng nhất của Nữ
hoàng là cung cấp một yếu tố liên tục trong một thế giới đang bùng nổ sự thay đổi.
Chủ nghĩa tư bản tự do đã đưa các nguyên tắc phá hủy sáng tạo đến mức độ N — không
chỉ thông qua việc tạo ra và tiêu diệt các công ty, mà còn liên tục sắp xếp lại
cuộc sống hàng ngày (bất cứ khi nào bạn nghĩ rằng bạn đã học được cách sử dụng
ngân hàng điện tử, các quy tắc thay đổi và bạn phải làm chủ một hệ thống mới).
Tuy nhiên, những người thay thế chủ nghĩa dân túy vào cho chủ nghĩa tư bản tự
do đều vô cùng xấu xí, từ chủ nghĩa cực hữu sô-vanh hiếu chiến cho đến chế độ
cai trị tội lỗi của Vladimir Putin.
Nữ hoàng là hiện thân của sức
mạnh văn minh truyền thống chống lại sự thay đổi mà không cần đến sự lạm phát của
các trào lưu phản động thẳng tay. Robert Hardman, có lẽ là người am hiểu nhất về
đám người canh gác cho hoàng gia kỳ lạ ở Anh, đã nói rất hay: “Đức Bà là hiện
thân sống động của một tập hợp các giá trị và một giai đoạn lịch sử. Ở Anh, đức
Bà là hai chân của Tower Bridge và chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ, chưa kể đồng
hồ Big Ben, trà chiều, tiệc đồng quê và những ngọn đồi với những đốm cừu trong
cơn mưa tầm tã. Ở thế giới rộng lớn hơn, đức Bà là nhân vật vừa bước vào
Digital HD trong các phim ngắn thời sự.”
Nữ hoàng cùng
chồng là Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, tại Belfast, Bắc Ireland
ngày 27/6/2012.
Một số người phản đối thế giới
xã hội mà Người là hiện thân: Đức Bà là một phần của thập niên 1950 được bảo tồn
trong thập niên 1920 và là một phần của tầng lớp thượng lưu cũ trong thời đại
đa văn hóa và dân số. Niềm đam mê lớn nhất của Người là các môn thể thao vua,
đua ngựa; Người dành kỳ nghỉ của mình ở Balmoral để săn bắn, bắn súng và câu
cá; những người chơi thân cùng Người là công tước và bá tước. Tuy nhiên, một điều
đáng chú ý trong triều đại của Người là chủ nghĩa cộng hòa đã bị bóp nghẹt hoàn
toàn. Bởi vì thế giới càng thay đổi, chúng ta càng khao khát sự liên tục. Có những
người Anh Quốc nghĩ rằng dù muốn quay phim cuối tuần ở Balmoral như thế nào, họ
cũng đồng ý về công lao của xe buýt hai tầng và đồng hồ Big Ben. Hiện đại biến động
thì phải đi kèm với giá trị của truyền thống nhất quán.
Trong một thời đại mà trách
nhiệm đã lỗi thời, Nữ hoàng đã sống một cuộc đời có trách nhiệm. Kể từ khi
Elizabeth lên ngôi, giới tinh hoa thống trị thế giới đã xa lánh thế giới trách
nhiệm và phụng sự. Họ cho rằng địa vị của mình là nhờ công lao hơn là may mắn,
họ cho rằng thế giới nợ mình cái gì chứ mình không nợ thế giới cái gì. Sống trong
nền kinh tế toàn cầu, họ không có thời gian để kết nối và có nghĩa vụ với địa
phương.
Ngược lại, Nữ hoàng đã cống hiến
cả cuộc đời mình để thực hiện các nhiệm vụ không chỉ là lễ nhậm chức của Quốc hội
và thực hiện các chuyến thăm viếng của hoàng gia, mà còn là mở các bệnh viện và
tham gia vào các hoạt động từ thiện. Người đã sống cả đời trước công chúng — ngay cả trong kỳ nghỉ, bà không bao giờ lơ là — và khi đi du lịch nước ngoài không mệt mỏi để duy
trì ý tưởng về một Khối thịnh vượng chung, một trong những niềm đam mê lớn nhất
của Người. Khi Hoàng tử Albert qua đời vào năm 1861, Nữ hoàng Victoria đã không
xuất hiện trước công chúng trong nhiều năm, giành được biệt danh “Quả phụ
Windsor” và làm cho các thành viên đảng Cộng hòa đứng ngồi không yên. Khi Hoàng
thân Philip qua đời, Nữ hoàng đã trở lại làm việc gần như ngày hôm sau.
Một gia đình
bình thường mà phi thường: Nữ hoàng cùng con gái Anne tại Lễ kỷ niệm bạch kim
2022; Camilla, nữ công tước xứ Cornwall và chồng là Hoàng tử Charles của xứ
Wales; Catherine, nữ công tước xứ Cambridge cùng các con Louis, Charlotte và
George; Cha của chúng là William, Công tước xứ Cambridge.
Một số nhiệm vụ bất tận của đức
Bà có thể rất hấp dẫn. Người đã gặp nhiều nhà lãnh đạo thế giới hơn bất kỳ ai
còn sống, không chỉ 13 tổng thống Mỹ, mà cả những nhân vật gần như thần thoại
như Winston Churchill (người đã đe dọa bà khi bà mới lên ngôi), Charle de
Gaulle và Nelson Mandela.
Ngay cả khi gặp gỡ những người
đầy mê hoặc, Người cũng bị hạn chế bởi các nghi thức hoàng gia: hầu hết những
gì Người làm chắc chắn là nhàm chán. Có ai thực sự thích cắt băng khánh thành,
xem múa dân gian hay phong tước hiệp sĩ cho người chơi nhạc xóc đĩa không?
Hoàng thân Philip từng quan sát rằng đây là một cuộc sống mà không ai sẽ lựa chọn
hoặc tự nguyện (đặc biệt, có thể nói thêm, nếu bạn được thừa hưởng đủ tiền để sống
một cuộc sống tự nuông chiều vô trách nhiệm). Nhưng Nữ hoàng không bao giờ
không hiểu rằng điều sẽ luôn theo Người dường như là những y bác sĩ và y tá là
những người thường xuyên sẽ có thời gian diện kiến Nữ hoàng.
Nữ hoàng luôn tận tuỵ với trách
nhiệm đi kèm với một phẩm giá vĩnh cửu. Đây cũng là đối trọng với một thế giới
ngày càng đông dân, nơi một ngôi sao truyền hình thực tế có thể trở thành Tổng
thống Mỹ, một người bị sa thải nhiều lần vì nói dối có thể trở thành Thủ tướng
Anh, nơi mà đài phát thanh ngày càng bị chi phối bởi những kẻ điên cuồng gầm gừ.
Nữ hoàng là tâm điểm của một thế giới khác, nơi mọi thứ đều nằm ở vị trí của
nó, mọi thứ đều có một vị trí-một thế giới có trật tự, nhưng cũng là một thế giới
có đủ không gian cho y tá và nhân viên chăm sóc, cũng như các nhà ngoại giao và
chức sắc, một thế giới yên tĩnh với những tiếng ồn náo động bị cấm, kiệm lời và
tinh ý.
Đó là những lời “cái quan luận
định” – khi tôi cảm nghĩ về Nữ hoàng, trong lúc hiện giờ Người có lẽ được quàng
liệm trong quan tài với giấc ngủ thiên thu của một bậc đế vương.
Nếu cho phép một thuỵ hiệu cho
Nữ hoàng – như thông lệ của chế độ quân chủ Đông Á, tôi sẽ gọi Người là… “Trang
Tĩnh nữ hoàng” (莊靜女皇),
hỡi đức Bà yên nghỉ lặng lẽ trong lăng tẩm nghiêm trang.
Bởi: Nguyễn Thành Sang
Ngày 09-09-2022
Nhận xét
Đăng nhận xét