Chuyển đến nội dung chính

Trung Quốc có thực sự chuẩn bị xâm lược Đài Loan không?

 Các cuộc tập trận quy mô lớn đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ cố gắng đánh chiếm hòn đảo tự trị này bằng vũ lực.

Ngày 4/8/2022, quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận và thử nghiệm tên lửa ở các khu vực phía bắc, nam và đông Đài Loan

Tên lửa rơi như mưa xuống vùng biển xung quanh Đài Loan. Tên lửa tầm xa lao thẳng lên trời. Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát đi hình ảnh các máy bay chiến đấu và tàu chiến tiến vào eo biển Đài Loan, trong bối cảnh quân đội nước này ngày 4/8/2022 bắt đầu một loạt cuộc tập trận bắn đạn thật chưa từng có bao vây hòn đảo tự trị này. "Mặc dù đây là một cuộc tập trận tương tự như thực chiến", Thiếu tướng Mạnh Tường Thanh thuộc Đại học Quốc phòng Bắc Kinh nói," nhưng nó có thể trở thành thực chiến bất cứ lúc nào".

Các cuộc tập trận diễn ra ở phía bắc, phía nam và phía đông Đài Loan, với quy mô và địa điểm rõ ràng là để cho thấy Trung Quốc đang diễn tập phong tỏa hòn đảo này. Chúng một lần nữa làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sớm tìm cách chiếm lãnh thổ tự xưng này bằng vũ lực.

Vậy Trung Quốc có thực sự chuẩn bị xâm lược Đài Loan? Câu trả lời là có và không.

Không nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh muốn giành quyền kiểm soát Đài Loan. “Thống nhất” với Đài Loan là mục tiêu của mọi nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ thời Mao Trạch Đông (dù trên thực tế, ĐCSTQ chưa bao giờ nắm quyền lãnh đạo Đài Loan). Nhà lãnh đạo hiện tại rất muốn trở thành người cuối cùng tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, điều mà ông biết sẽ mang lại cho ông một di sản lịch sử không thể nghi ngờ.

Cũng đúng là Trung Quốc đang phát triển năng lực quân sự để có thể đe dọa một cuộc xâm lược một cách đáng tin cậy. Đặc biệt, từ những năm 90 của thế kỷ 20, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), với mục tiêu hoàn thành việc hiện đại hóa vào năm 2035. Điều này được kích hoạt bằng cách theo dõi việc Mỹ triển khai sức mạnh quân sự ở nước ngoài trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1990-91 và cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-96, khi Trung Quốc buộc phải nhượng bộ sau khi Mỹ điều hai tàu sân bay đến khu vực. Các nhà lãnh đạo tiền nhiệm đã cố gắng đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ bị bẽ mặt theo cách này một lần nữa, và bây giờ Trung Quốc đã có tàu sân bay của riêng mình, hai trong số đó đã rời cảng khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vừa qua.

 

Bởi: Nguyễn Thành Sang

Ngày 25-09-2022

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nướ...

CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?

Chính trị (tiếng Hy-lạp gọi là Πολιτικά [ politiká ], nghĩa “các sự vụ của thành thị”) là một loạt các hoạt động liên quan đến các quyết định trong một nhóm hoặc các hình thức khác của mối quan hệ quyền lực giữa các cá nhân, chẳng hạn như phân bổ tài nguyên hoặc địa vị. Các nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu về chính trị và chính phủ được gọi là chính trị học. Nó có thể được sử dụng tích cực trong các “giải pháp chính trị” mang tính thỏa hiệp và phi bạo lực [1] hoặc được mô tả là “mưu thuật hoặc khoa học của chính phủ”, nhưng cũng thường mang một nội dung tiêu cực. [2] Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, với các cách tiếp cận khác nhau có quan điểm cơ bản khác nhau về việc nó nên được sử dụng rộng rãi hoặc hạn chế, sử dụng kinh nghiệm hoặc tiêu chuẩn, và xung đột hoặc hợp tác là quan trọng hơn đối với nó.   Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng trong chính trị, bao gồm tuyên truyền quan điểm chính trị của họ trong nhân dân, đàm phán với các chủ thể chính trị ...

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The...