LÀO ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI SỰ PHẢN ĐỐI MẠNH MẼ CỦA CÔNG CHÚNG KHI NỀN KINH TẾ NƯỚC NÀY TIẾN TỚI VỠ NỢ
Cuộc khủng hoảng nợ đã làm dấy lên làn sóng giận dữ hiếm hoi trên mạng xã hội đối với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản.
Công nhân tại công trường xây dựng đập thủy điện do Trung Quốc hỗ trợ ở tỉnh Bokeo, Lào năm 2017. Nợ nước ngoài của quốc gia Lào ước tính khoảng 1,3 tỷ USD và phải được giải quyết trước năm 2025. © Hình ảnh của Getty
BANGKOK -- Sự phẫn nộ của công chúng đối với các nhà lãnh đạo
của quốc gia độc đảng này đã nổ ra trong tháng này ngay sau khi một bài báo bằng
tiếng Lào có tiêu đề “Sự sụp đổ của nền kinh tế Lào” xuất hiện trên trang
Facebook của RFA do Mỹ tài trợ.
Hơn 1.100 câu trả lời cho bài đăng bao gồm những tiếng gầm gừ
giận dữ của người dân Lào bên trong quốc gia Đông Nam Á không giáp biển và giàu
tài nguyên này. Người dân đã trút giận dù việc trả lời rất dễ theo dõi. “Chính
phủ không quản lý được kinh tế thì hãy cút đi!” Một người phụ nữ đăng bài bức
xúc nói.
Các nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm ở thủ đô Vientiane của
Lào không quên biểu hiện của sự giận dữ công khai này – cũng được thể hiện rõ
trên các nền tảng truyền thông xã hội khác, bao gồm TikTok và YouTube. Họ cho rằng
đây là một dấu hiệu hiếm hoi của lòng dũng cảm mà công chúng từ lâu đã phải im
lặng trước sự sợ hãi đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Đảng Cộng sản cầm quyền
từ giữa thập niên 70 của thế kỷ 20).
Một nhà quan sát giấu
tên cho biết: “Mọi người đang mất dần sự sợ hãi và không sợ những lời chỉ trích
công khai vì khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ”.
“Truyền thông xã hội là con đường duy nhất mà họ có thể làm điều đó trong môi
trường chính trị áp bức ở Lào”.
Khủng hoảng kinh tế đã âm ỉ trong những tháng gần đây. Các dấu
hiệu này bao gồm hàng dài xe cộ tại các trạm xăng ở Vientiane và nhiều nơi
khác, cũng như giá thực phẩm và các nhu yếu phẩm tăng vọt khi đồng nội tệ kip yếu
hơn so với đồng dollar.
Vào tháng 6, các cơ quan xếp hạng quốc tế đã nâng mức đặt cược,
cảnh báo rằng nền kinh tế Lào, vốn đã bị thâm hụt tài khóa và tài khoản vãng
lai trong nhiều năm và đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng về thanh khoản và
khả năng thanh toán, đang được cho là có thể vỡ nợ. Điều này ngay lập tức được
so sánh với sự sụp đổ kinh tế của Sri Lanka. Sri Lanka hồi tháng 4 thông báo đã
cạn kiệt đồng dollar để trả nợ nước ngoài trong năm nay.
Phản ứng của chính phủ trước sự thất vọng của công chúng cũng
mang tính gợi mở không kém, với việc các quan chức chủ chốt thừa nhận cuộc khủng
hoảng của nền kinh tế 20 tỷ USD. Thủ tướng Phankham Viphavanh cũng nằm trong số
đó. Trong phiên họp gần đây nhất của Quốc hội Lào diễn ra vào tuần trước, ông
đã thẳng thắn tiết lộ rằng ông biết về những lời chỉ trích trên mạng xã hội.
Bộ trưởng Tài chính Bounchorn Oubonpaseth cũng thẳng thắn
không kém về áp lực gia tăng đối với quốc gia nghèo với 7,5 triệu dân này. Vào hôm thứ Hai, ông nói với các đại biểu Quốc
hội rằng đất nước đã tích lũy một khoản nợ khổng lồ do “các khoản vay lớn đã được
vay trong năm 2010 và 2016 để phát triển đất nước”. Ông cho biết trả nợ nước
ngoài hàng năm cả gốc và lãi đã tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2018 lên 1,4 tỷ USD vào
năm 2022. “Năm 2010, số tiền trả nợ nước ngoài của chúng ta chỉ là 160 triệu
USD và có thể trả được từ nguồn thu nội địa”.
Sự mở cửa tương tự cũng được thể hiện rõ trong tháng 5 khi
các quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Lào cho biết chỉ 33% doanh thu
xuất khẩu của nước này được chuyển trở lại vào các ngân hàng địa phương vào cuối
tháng 4, điều này khiến nước này không thể xây dựng đủ dự trữ ngoại hối để
thanh toán nhập khẩu và trả nợ nước ngoài. Nguồn thu ngoại tệ chính là từ việc
bán năng lượng cho các nước láng giềng từ các dự án thủy điện, công nghiệp khai
thác và các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Toshiro Nishizawa, giáo sư Đại học Tokyo, cho rằng sự thẳng
thắn quan chức này là có lựa chọn sau những thách thức tài chính mà ông gọi là “lớn
và đáng lo ngại”. Nhưng Size, người từng làm cố vấn chính sách cho chính phủ
Lào, cho biết các cảnh báo chính thức là “công thức, đặt trước và chung chung”.
Ông dự kiến các chỉ số kinh tế và tài chính quan trọng sẽ không được tiết lộ
ngay lập tức, “một phần do nhạy cảm chính trị và hạn chế năng lực.”
Các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đe dọa trật
tự cộng sản vốn thâm căn cố đế, xảy ra sau các cuộc khủng hoảng bên ngoài liên
tiếp: Covid năm 2020 đã làm cạn kiệt nguồn thu nước ngoài từ ngành du lịch béo
bở; Chiến tranh Nga-Ukraine, làm giá dầu tăng cao; và sự gia tăng lãi suất của
Mỹ, vốn đang làm suy yếu tỷ giá đồng nội tệ so với đồng dollar, khiến giá nhập
khẩu cao hơn.
Việc sa thải Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào Sonexay
Sitphaxay trong tuần này cho thấy sự hoảng loạn đã bắt đầu. Ông đã bị thay thế
bởi cựu Thứ trưởng Tài chính Bonleua Sinxayvoravong.
Nhưng những dấu hiệu suy giảm kinh tế đã rõ ràng. Ngân hàng
Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các thể chế quốc tế khác đã cảnh báo Lào trước
khi dịch bệnh bùng phát rằng nước này đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nợ nước
ngoài do dự trữ ngoại hối cạn kiệt.
“Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, mức dự trữ thấp, mức nợ
cao, tỷ giá hối đoái được quản lý và hệ thống ngân hàng bị đô la hóa làm trầm
trọng thêm tính dễ bị tổn thương vĩ mô”, IMF lưu ý sau cuộc tham vấn Điều IV về
kinh tế Lào hồi tháng 8/2019.
Theo Ngân hàng Thế giới, tính đến cuối năm 2021, nợ công của
nước này đã tăng vọt lên 88% GDP, nợ nước ngoài ước tính khoảng 14,5 tỷ
USD. Danh sách các nhà cho vay nước
ngoài của nước này bao gồm các chủ nợ Trung Quốc, chiếm 47%, phản ánh mối quan
hệ chặt chẽ của Lào với Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành
nước cho vay, nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Lào. Ngoài ra, 11%
số nợ của Lào với Trung Quốc đến từ các khoản vay song phương.
Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á cùng chiếm 17%, trái phiếu có chủ quyền quốc tế chiếm 17% và các khoản vay không ưu đãi chiếm 8%. Một số trái phiếu là đồng baht Thái-lan và đồng dollar Mỹ. Số trái phiếu này là đồng baht và đồng dollar sau khi Lào tiếp cận thị trường vốn Thái-lan vào năm 2013.
Ngân hàng Thế giới cho biết nợ nước ngoài của Lào ước tính
khoảng 1,3 tỷ USD, được thanh toán hàng năm vào năm 2025-một thách thức khó
khăn đối với một quốc gia có dự trữ ngoại hối tương đương. Trên cơ sở đó,
Moody’s Investors Service đã hạ mức xếp hạng của Lào từ Caa2 xuống Caa3 trong
tháng này. Fitch Ratings vẫn giữ nguyên mức xếp hạng CCC đã được nhắc lại vào
tháng 8/2021, song lưu ý rằng “có khả năng vỡ nợ.”
“Dư địa để Lào tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài để trả nợ
đã bị thu hẹp”, Jeremy Zook, trưởng bộ phận xếp hạng chủ quyền của Fitch tại
Hong Kong, đồng thời là nhà phân tích hàng đầu tại Lào, nhận định. “Nó có rất
nhiều khoản thanh toán song phương và đa phương trong năm nay, với gần một nửa
số nợ phải trả cả gốc và lãi, trong khi có các khoản thanh toán trái phiếu nhỏ
hơn và các khoản vay ngân hàng hợp vốn cần được giải quyết”.
Mặc dù vậy, các nhà chức trách của chính phủ Lào vẫn chưa sẵn
sàng thảo luận công khai với các nước láng giềng thân thiện như Thái-lan và đây
là một vấn đề nan giải. Thái-lan là nguồn nhập khẩu chính của Lào và cũng là
khách hàng chính về xuất khẩu thủy điện của Lào. Người ta có thể nghe thấy sự
im lặng khi Thủ tướng Lào thăm Bangkok vào đầu tháng 6. Trong cuộc hội đàm giữa
ông Phanham và Thủ tướng Thái-lan Prayuth Chan-ocha, không có dấu hiệu nào cho
thấy cuộc khủng hoảng nợ của Lào ngày càng trầm trọng.
“Chúng tôi đã nhận thức được vấn đề, nhưng trong các cuộc đàm
phán chính thức, phía họ không đề cập đến vấn đề này”, một nguồn tin từ văn
phòng Prayuth, người chứng kiến cuộc thảo luận, nói với Nikkei Asia. “Có rất ít
dấu hiệu cho thấy họ đang phải đối mặt với các vấn đề nợ nần và cần một số trợ
giúp tài chính. Không có gì. Rất kín tiếng”.
Viết bởi MARWAAN MACAN-MARKAR, Phóng
viên khu vực châu Á
Tên gốc: "Laos faces public backlash as economy teeters toward default"
Dịch bởi Nguyễn
Thành Sang
Nhận xét
Đăng nhận xét