Chuyển đến nội dung chính

KHÚC THỪA DỤ: MỘT VÕ TƯỚNG TRUNG QUỐC RẤT ĐƯỢC NGƯỜI VIỆT NAM TÔN THỜ, NHƯNG TẠI SAO KHÔNG NỔI DANH TRONG LỊCH SỬ?


Lịch sử là một dòng sông dài cuồn cuộn chảy về phía trước không bao giờ ngừng nghỉ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về câu chuyện của Khúc Thừa Dụ.

Trong lịch sử suốt thời gian dài Việt Nam từng là khu trực hạt và là nước phiên thuộc của Trung Quốc, về mọi mặt của văn hóa Trung Hoa đều có sức ảnh hưởng quan trọng đối với Việt Nam, ấn dấu hằn rất sâu trong lịch sử Việt Nam. Có một nhân vật lịch sử nhà Đường của Trung Quốc cũng đã có ảnh hưởng rất then chốt đến Việt Nam và có độ nổi tiếng rất cao ở Việt Nam.

Cuối đời nhà Đường, trong thời gian Đường Chiêu Tông tại vị, giang sơn Đại Đường đã từng rực rỡ một thời từng bước từng bước sa vào đường cùng như đất lở xuống vực. Từ sau loạn An–Sử, nhà Đường bị rắc rối với vấn đề phiên trấn cát cứ hơn 100 năm đã phát triển lên đỉnh cao vào lúc này. Các võ tướng lớn nhỏ của nhà Đường lục tục ly khai trở thành quân phiệt nắm trọng binh trong tay và xưng vương xưng bá cát cứ một phương, vốn không coi Đường Chiêu Tông ra gì.

Từ Trung Nguyên phía Bắc đến các vùng Giang Hoài, Giang Nam, Lĩnh Nam phàm là chốn đô thành sầm uất đều sẽ trở thành nơi các thế lực quân phiệt chia nhau cát cứ, phe này tranh giành địa bàn và dân số với phe kia, thường xuyên đánh nhau to, suốt nhiều năm chinh chiến binh đao tứ khởi. Chỉ có những quân phiệt nào thực lực và quy mô lớn hơn, chẳng hạn như Chu Ôn, Dương Hành Mật, Lý Mậu Trinh, Tiền Mậu... thì trên danh nghĩa vẫn là nhận quan chức của nhà Đường nhưng thực tế sớm đã trở thành những vương quốc độc lập.

Sau khi Đường Chiêu Tông bị Chu Ôn sát hại, con vua là Đường Ai Tông kế vị, hoàn toàn đã bị làm con rối cho Chu Ôn rồi. Đại thần Độc Cô Tổn trung thành với Đường triều nên căm phẫn đầy bụng đứng giữa triều đường trước bao nhiêu người bài bác dã tâm phản nghịch của Chu Ôn làm chọc tức hắn. Năm Thiên Hựu thứ 2 đời Đường Ai Tông (905), được Chu Ôn gợi ý, thế là triều đình phái đại thần Độc Cô Tổn đi làm chức Đô hộ An Nam, Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân quản lý khu vực miền Nam Quảng Tây và Việt Nam, Chu Ôn điều ông đi đến Việt Nam cách xa kinh thành chính là vì thấy ông ta chướng mắt.

Độc Cô Tổn còn chưa kịp đi thì tháng 6 năm đó đã bỏ mạng trong sự biến ở trạm dịch Bạch Mã. Chức vụ Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân phụ trách quản hạt khu vực An Nam trở thành chức vị bị treo để trống đó. Trong số quân đồn trú nhà Đường dưới quyền Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân có một võ tướng tên là Khúc Thừa Dụ, người này tài cán siêu quần, dã tâm rất cao, ý thức rằng đây chính là cơ hội tốt ngàn năm có một để cho mình xưng hùng xưng bá.

Khúc Thừa Dụ rất có uy vọng tại địa phương, tài lực trong tay hùng hậu mà tiếng tăm trong quân đội cũng cao, thế là căn dặn cùng bộ hạ lập ông lên làm Tiết độ sứ, sau đó sang nhà Đường thỉnh cầu phong hiệu. Chu Ôn đang nắm triều chính, vì nội chiến ở Trung Nguyên và Giang Hoài kịch liệt không thể giao thông được nên vốn cũng không ngó ngàng đến An Nam ở ngoài mấy ngàn dặm, thế là thuận nước đẩy thuyền gợi ý cho Đường Ai Tông gia phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân.

Khúc Thừa Dụ có được kim bài của nhà Đường trao cho, khí lực càng đủ, giá trị càng tăng. Ông liên tiếp dẹp yên thế lực vũ trang ở các nơi, dám làm hoàng đế thổ dân ở đất An Nam này. Song Khúc Thừa Dụ khác với những quân phiệt thông thường, ông ta có hai chiêu mánh, đó là “khoan hòa ái dân” (rộng lượng thương người), hiểu được cách giảm nhẹ sưu dịch để mua chuộc lòng người, rất được dân chúng bản địa ủng hộ, khu vực An Nam dưới thời ông cai trị kinh tế phồn vinh dân sinh ổn định, thành ra trở thành một phương trời cực lạc giữa buổi loạn thế.

Trong thời gian này, Việt Nam vẫn luôn là khu trực hạt của các vương triều Trung Quốc. Nhưng từ sau khi Khúc Thừa Dụ cướp quyền Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân, Việt Nam bắt đầu xa cách dần khỏi các vương triều Trung Nguyên, xu thế mở nước độc lập ngày càng rõ rệt. Cho đến ngày nay người Việt Nam rất mực tôn thờ Khúc Thừa Dụ và xem ông như là một trong những nhân vật tỵ tổ khai sơn nước Việt Nam, hết lời khen ngợi ông “thông minh mưu lược mạnh mẽ, nhân lúc nhà Đường mất, được sự yêu quý của lòng người cùng suy tôn làm chủ, đóng đô ở La Thành, dân yên nước trị, công đức truyền lại mãi mãi” (hùng duệ trí lược, nhân Đường chi vong, quần tâm ái tải, cộng suy vi chủ, đô ư La Thành, dân an quốc trị, công đức vĩnh thùy), cho rằng ông là người đặt nền móng mở nước Việt Nam.

Song, võ tướng Trung Quốc Khúc Thừa Dụ rất được người Việt Nam tôn thờ lại vốn không có phong hiệu gì trong các hàng danh tướng của lịch sử nhà Đường, nếu so với những bậc như Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung của Đường triều thì có thể nói là hạng vô danh nhãi nhép, người dân bình thường trăm họ ở Trung Quốc không thấy một ai nhắc đến ông. Để hiểu rõ hơn tri thức lịch sử và nhân vật lịch sử nhà Đường, xin chú tâm đến bộ sử kinh điển Cựu Đường Thư.

Nguồn: 曲承裕:越南人最崇拜的中国武将,为何在历史上不出名?. Web: www.qulishi.com

Việt dịch: Nguyễn Thành Sang   

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th