Chuyển đến nội dung chính

2. THIÊN ĐƯỜNG TRONG MỘNG (THIÊN QUỐC NÀY KHÔNG THÁI BÌNH)

Hồng Tú Toàn cho rằng trong mộng mình được đức Chúa Trời Jehovah nhận làm con, Chúa Jesus là anh trai, nhận mệnh trời thảo phạt nhà Thanh và hủy diệt Nho giáo.

Năm 1837, Hồng Tú Toàn đến Quảng Châu khảo thí lần thứ ba, lần thi rớt này đối với ông mà nói là một cú đả kích chí mạng. Oán hận vận mệnh, thế đạo bất công, nỗi than trách bản thân khiến ông té ngã ra bệnh. Trong thời gian sinh bệnh, Hồng Tú Toàn lúc thì hôn mê, lúc thì điên khùng, lúc thì hét to gào lớn, lúc thì nói nhăng nói cuội, có lúc còn nói những câu lạ lùng như “trảm yêu.” Nhưng quan trọng nhất trong đó là Hồng Tú Toàn đã có một giấc mộng. Theo Thái Bình Thiên Nhật ghi chép, Hồng Tú Toàn nằm mộng thấy mình bước vào Thiên quốc, nhìn thấy một ông lão mặt tía râu dài, thân mang hoàng bào đang quở mắng Khổng Tử, nói Khổng Tử đã không giảng rõ ràng về đạo lý nhân sinh nên đã làm mê lầm nhân loại. Khổng Tử vô cùng hổ thẹn cứ cúi đầu nhận tội. Ông lão này chính là Thượng Đế Jehovah. Thượng Đế nói Hồng Tú Toàn là con thứ hai của ngài, dặn dò ông đến nhân gian để trảm yêu trừ ma, thống trị muôn dân, cứu vớt trăm họ, còn xưng ông là “Thiên Vương Đại Đạo Quân Vương Toàn.”
Người đời sau đều cứ tranh luận giấc mộng này là thật hay giả, có hợp lý hay không. Theo tôi thấy, giấc mộng này hoàn toàn là chân thật. Chúng ta bình thường cũng hay nằm mơ thấy yêu ma quỷ quái, thần tiên đạo Phật gì đó, điều này không có chi kỳ lạ. Căn cứ theo Tâm phân học của S. Freud, Hồng Tú Toàn đã qua ba lần đả kích chốn khoa trường, trong tiềm thức tràn đầy sự mâu thuẫn đối với học thuyết Nho giáo của Khổng Tử, sự mâu thuẫn này lúc bình thường không biểu hiện ra, chỉ có trong tình trạng bệnh mê sảng thì tiềm thức mới có thể được kích thích, vì vậy sẽ có cảnh ông lão mặc áo hoàng bào quở mắng Khổng Tử. Thật ra lúc bấy giờ Hồng Tú Toàn vẫn chưa hề đọc cuốn Khuyến Thế Lương Ngôn, vốn không biết gì về nhân vật gọi là Thượng Đế này đâu. Thời xưa chỉ có đế vương mới mặc hoàng bào, là biểu hiện của thân phận tôn quý, cho nên trong cảnh mộng của ông mới xuất hiện nhân vật như thế. Ông lão mặc áo hoàng bào chỉ là một loại ảo tưởng cho đấng có địa vị cao hơn Khổng Tử trong cảnh mộng thôi. Mãi đến sau này khi ông tiếp xúc với bản Khuyến Thế Lương Ngôn ông mới liên hệ Thượng Đế trong cuốn sách với hình tượng ông lão trong tiềm thức hoặc là trong cảnh mộng. Như vậy, hình tượng của Thượng Đế ở trong ảo tưởng về sau mới dần dần rõ nét hơn.
Những lời điên khùng nói nhăng nói cuội kiểu như trảm yêu trừ ma trong cơn bệnh nặng về sau đều diễn biến thành những câu răn dạy và châm ngôn có nội hàm sâu sắc. Cảnh mộng hư ảo này cũng trở thành cơ sở lập đạo của Bái Thượng Đế giáo mà Hồng Tú Toàn và các tín đồ trong đạo trong suốt thời gian sau này truyền bá rộng rãi. Điều này đều có ghi chép trong mấy quyển sách như Thái Bình Thiên Quốc khởi nghĩa ký v.v… Trong đó có hai sự kiện cần được thuyết minh chút, một là Hồng Tú Toàn viết một bài thơ rằng:
“Thủ ác càn khôn sát phạt quyền,
Trảm tà lưu chính giải dân huyền.
Nhãn thông tây bắc giang sơn ngoại,
Thanh chấn đông nam nhật nguyệt biên.”
(Nghĩa là:
“Tay cầm quyền giết chóc khắp trời đất,
Chém tà để lại điều chính gỡ rối lòng cho dân,
Mắt nhìn về phía tây bắc xuyên ra ngoài bờ cõi,
Tiếng vang dậy phía đông nam bên ranh nhật nguyệt.”)
Hai là theo cuốn Tự thuật của Hồng Nhân Can, trong một ngày bị bệnh Hồng Tú Toàn đã dùng bút đỏ viết lên mấy chữ lớn là “Thiên Vương Đại Đạo Quân Vương Toàn,” đem mấy chữ này dán lên cửa. Khi có người trông ngó ông thì nghe tiếng hét to ở trong phòng: “Ta là Thái bình thiên tử, tiền lương trong thiên hạ quy cho ta quản, bách tính trong thiên hạ quy cho ta quản.” v.v…
Hai sự kiện này có chút kỳ quái, lẽ ra với tính cách và cảnh ngộ của Hồng Tú Toàn lúc bấy giờ ông không có khả năng viết ra bài thơ đằng đằng sát khí và khí thế ngút trời như vậy. Bài thơ này cũng có mối liên hệ rất mạnh tới phương hướng và sự phát triển của phong trào Thái Bình Thiên Quốc sau này. Hay là trong cơn bệnh Hồng Tú Toàn tiến vào trạng thái ức chế quả thật đã tự xem mình là con thứ hai của Thượng Đế, chủ động gánh vác lấy nhiệm vụ to lớn trảm yêu trừ ma, cứu vớt trăm loài, tự cho mình là chân mệnh thiên tử. Hay là Hồng Tú Toàn đọc làu sử thư, biết về sự tích lãnh tụ Hoàng Sào của cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời nhà Đường. Hoàng Sào sau khi thi rớt vì phẫn uất cũng viết một bài thơ đề là Bất đệ hậu phú cúc:
“Đãi đáo thu lai cửu nguyệt bát,
Ngã hoa khai hậu bách hoa sát,
Xung thiên hương trận thấu Trường An,
Mãn thành tận đái hoàng kim giáp.”
(Nghĩa là:
“Chờ đến mùng tám tháng chín sang thu,
Hoa của ta sau khi nở sẽ giết trăm hoa chết,
Làn hương thơm ngút trời bay tới tận thành Trường An,
Khắp thành đều mang theo bộ giáp vàng hết.”)
Bài thơ này sát khí ngút trời, Hồng Tú Toàn cũng vẽ một chiếc bầu tương tự thế, vẫn chứng minh tính hợp lý của bài thơ này, lại viết mấy lời quỷ mị như “Ta là Thái bình thiên tử, tiền lương trong thiên hạ quy cho ta quản, bách tính trong thiên hạ quy cho ta quản.”
Trong con mắt kinh ngạc và dò xét của người thân xóm giềng, Hồng Tú Toàn làm ầm ĩ như vậy mời thầy cho thuốc cũng không có tác dụng. Cha ông Hồng Kính Dương cho rằng Hồng Tú Toàn bị trúng tà, vô cùng vội vã bèn đặc biệt cho mời ông đồng bà cốt đến khu trục tà ma, còn chuẩn bị hậu sự cho ông, làm cỗ quan tài để mà “xung hỷ” cho ông, những điều này hiển nhiên hiệu quả cũng không lớn. Mãi đến hơn bốn mươi ngày sau cơn bệnh này mới thuyên khỏi.
Ngoài bốn mươi ngày sau, Hồng Tú Toàn khỏi bệnh, nhưng tạm thời ông cũng không làm theo khải thị trong giấc mộng của mình mà vẫn tiếp tục đọc sách, chuẩn bị để đi thi lại nữa.
Từ đó chúng ta có thể nhận ra chứng phân liệt nghiêm trọng về nhân cách của Hồng Tú Toàn. Một mặt ở trong tiềm thức thì ghét cay ghét đắng đối với đạo Khổng–Mạnh, một mặt trong đời sống hiện thực không thể không khuất phục nền giáo dục truyền thống và chế độ khoa cử. Nhưng tiềm thức nội tâm đã ẩn giấu trong tầng sâu thẳm, lúc bình thường không dễ dàng hiển lộ ra, cho nên chỉ có thể xuất hiện trong giấc mộng hoặc trong bệnh thái mà thôi. Nhưng sức mạnh của tiềm thức là khủng khiếp vô hạn. Một mai kích phát thì không có sức mạnh nào to khủng hơn, đó chính là nguồn tạo nên hành động mạnh mẽ của Hồng Tú Toàn đó là phá bài vị, đốt thi thư… của Khổng Tử một cách quan trọng và mãi mãi.
Nhìn chung về lịch trình phát bệnh của Hồng Tú Toàn cũng là vô cùng hữu ý. Đầu tiên là hôn mê hai ngày, trong hai ngày đó có thể là đi gặp Thượng Đế, tiếp theo là đờ đẫn, nói bậy nói nhảm, hét những lời quái đản như trảm yêu, cuối cùng tự xưng là “Thiên Vương Đại Đạo Quân Vương Toàn,” tự đặt mình như đấng Cứu thế chủ. Theo tôi thấy, Hồng Tú Toàn có thể là lợi dụng trong thời gian sinh bệnh để liên tục hoàn thiện và bổ sung cho cảnh mộng của mình. Những lời đã nói, những việc đã làm, bài thơ đã viết thật thật giả giả khó bề phân biệt. Nhưng chủ yếu là để hợp lý hóa giấc mộng, từ đó mà đi tới mục đích lớn hơn là thần thánh hóa chính mình.

Người dịch: Nguyễn Thành Sang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th