Bây giờ quay trở lại kể về tình hình xã hội và chính trị của
vương triều Đại Thanh.
Từ giữa và sau kỳ của thế kỷ 18, vương triều Đại Thanh trải
qua Khang–Càn thịnh thế đã đi tới suy vi. Mặc dù con rết trăm chân chết vẫn
chưa cứng đờ nhưng đã qua mấy trăm năm phát triển, giống như một người ở tuổi xế
chiều đã giải phóng hết năng lượng, đã lòi ra căn bệnh sắp chết khó lòng cứu chữa.
Bế quan tỏa quốc, thi hành chính sách bài ngoại mù quáng
khiến Trung Quốc làm lỡ đi thời kỳ hoàng kim của cuộc Cách mạng công nghiệp;
chính sách kinh tế trọng nông khinh thương khiến sự phát triển kinh tế của
Trung Quốc rơi vào tình trạng đình đốn; chế độ tập quyền chuyên chế cao độ lại
khiến nhân dân thiếu mất dân chủ và tự do. Đồng thời, kèm theo quan lại cai trị
bại hoại là tham quan ô lại thịnh hành, trăm họ phú thuế chồng chất nặng nề. Đặc
biệt nhờ quán triệt thực thi chính sách “người mới sinh không được đánh thuế” của
hoàng đế Khang Hy nên dân số Trung Quốc đã sinh sôi quá đông đúc, từ buổi đầu
nhà Thanh hơn một trăm triệu người đến thời kỳ Đạo Quang dân số đã tăng lên hơn
ba trăm triệu. Lượng dân số gia tăng lớn dẫn đến vấn đề người thì đông đất thì
chật dần dần phát sinh, đất đai bị kiêm tính nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội trở
nên xấu đi. Nhân dân mất ruộng mất đất phải bán con bán cái đi lưu lạc tha
hương hoặc làm ăn mày, hoặc trốn vào nơi rừng núi làm giặc cướp, càng nhiều người
rơi vào cảnh cố nông, sống cuộc sống chẳng phải là con người. Toàn thể xã hội
giống như một thùng thuốc súng, với tình thế này chỉ kích một phát là nổ.
Song kẻ thống trị triều Thanh vẫn cứ nắm mắt bịt tai mơ mộng
đẹp về Thiên triều Đại quốc. Một nhà truyền giáo nước ngoài đã đưa ra tỉ dụ
hình dung rằng Trung Quốc của thế kỷ 19 là một tên ăn mày kiêu ngạo, một mặt
thì tự cho mình là đế quốc đàn anh, coi những quốc gia khác như mọi rợ. Mặt
khác thì lại bần cùng lạc hậu, toàn cảnh thê lương.
Trái ngược với cảnh này là liệt cường Tây phương.
Sau khi con đường hàng hải mới được mở mang, liệt cường Tây
phương dựa vào thực dân cướp đoạt và tích trữ lượng tư bản lớn, lại nhanh chóng
hoàn thành cuộc Cách mạng công nghiệp của giai cấp tư sản, kiến lập thể chế Tư
bản chủ nghĩa thích hợp để phát triển kinh tế và công–thương nghiệp cũng nhanh
chóng phát đạt. Những năm 40 của thế kỷ 19, Anh Quốc đã dẫn đầu hoàn thành Cách
mạng công nghiệp, sau đó lan tỏa sang nước Đức, mở ra tiến trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa của xã hội Âu–Mỹ.
Nhu cầu cấp bách của liệt cường khi lớn mạnh lên là mở rộng
thị trường hải ngoại. Từ năm 1793, Anh Quốc đã cho sai Macartney làm sứ thần dẫn
phái đoàn sang Trung Quốc với danh nghĩa là chúc thọ vua Càn Long, thực tế là
yêu cầu thông thương mậu dịch, nhưng đã bị hoàng đế Càn Long cự tuyệt.
Kiểu chính sách bế quan tự thủ, tự cao tự đại của Trung Quốc
đã gây nên bất mãn mãnh liệt cho liệt cường Tây phương. Macartney đã từng báo
cáo với quốc vương Anh: “Nếu Trung Quốc ngăn cấm Anh Quốc mậu dịch hoặc gây thiệt
hại to lớn cho chúng ta thì mấy khẩu chiến hạm là được rồi.” Xem Trung Quốc
không đáng một xu. Nhưng vì lúc bấy giờ Trung Quốc còn khá lớn mạnh, mặc dù hải
phòng lơi lỏng, sức chiến đấu quân đội yếu nhưng vẫn chưa đến nỗi hễ chạm là vỡ
đâu, Càn Long cũng không phải là hoàng đế Đạo Quang sau này. Quan trọng hơn là
Anh Quốc bấy giờ vẫn không đủ thực lực của một đế quốc khổng lồ viễn chinh. Cho
nên vấn đề này được gác lại.
Chưa đến bốn mươi năm, Anh Quốc đã quay trở lại, nhưng lần
này không phải là để chúc thọ vua Đạo Quang đâu, họ mang theo mấy khẩu tàu chiến
pháo mạnh vượt trùng dương mà đến, là vì thị trường của Trung Quốc, là vì cái gọi
là lợi ích mậu dịch cho nước Đại Anh, điều đó càng cưỡng ép Trung Quốc cứ đóng
chặt cánh cửa lớn của mình hơn.
Năm 1840, chiến tranh nha phiến lần thứ nhất bùng nổ, năm
1842, nhà Thanh thua trận. Theo thông lệ quốc gia, hai bên ký kết điều ước bất
bình đẳng lần thứ nhất: Điều ước Nam Kinh.
Cắt nhượng Hồng Kông cho Anh Quốc, mở cửa khẩu thông thương và bồi thường
21.000.000 lượng bạc.
Kéo theo sau, các nước Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Nga… ùn ùn giẫm
lên, họ vui sướng giằng xé lấy đất đai Trung Quốc cổ xưa, xây sứ quán, định tô
giới, phân chia phạm vi thế lực, nhao nhao tranh giành lấy lợi ích từ Trung Quốc.
Đế quốc Đại Thanh theo thời mà đối mặt với nguy cơ diệt vong.
Càng nghiêm trọng hơn là chiến tranh nha phiến ngược lại để
dẫn đến nha phiến (thuốc phiện) du nhập ào ào, điên cuồng gặm nhấm sức khỏe thể
xác và tinh thần dân tộc của người Trung Quốc. Đồng thời, khoản bồi thường chiến
tranh và mậu dịch nha phiến đã làm cho lượng tiền bạc lớn chảy ra ngoài. Bàn
tay của bọn thực dân ranh ma đến tuyệt vời, vừa kiếm bạc tiền của bạn vừa hủy
hoại thể xác và tinh thần của bạn, cho dù muốn chống chọi lại cũng không làm được
gì hết.
Ngoại hoạn hãy gạt qua. Đối với kẻ thống trị triều Thanh mà
nói, miễn giang sơn này không thay tên đổi họ là được. Từ Hy thái hậu về sau đã
nói một câu lừng danh như vầy: “Thà tặng cho nước bạn chứ không cho gia nô.” Cắt
đất bồi khoản chẳng qua là tặng cho nước bạn thôi, láng giềng hòa mục mà, dù
sao thì giang sơn của Đại Thanh to bự đến thế mà. Đó là cách thắng lợi về tinh
thần điển hình.
Nhưng điều mà kẻ thống trị sợ nhất là nội ưu. Tình hình quốc
nội cuối thời nhà Thanh càng không yên tĩnh đâu.
Lượng bạc trắng lớn bị đổ ra ngoài trực tiếp gây nên hiện
tượng khan hiếm tiền bạc. Thuế má mà trăm họ phải nộp là cần bạc, cho dù trong
tay có tiền đồng cũng phải đổi thành bạc. Trong suốt gần hai trăm năm phát triển
của nhà Thanh luôn áp dụng chính sách dùng cả bạc lẫn tiền, một–hai cục bạc
đáng giá một ngàn xu tiền, nhưng sau chiến tranh nha phiến, cần có một ngàn năm
trăm xu thậm chí hai ngàn xu mới có thể đổi được một–hai cục bạc. Bạn nghĩ bấy
giờ trong tay trăm họ có thu nhập đâu, chỉ có một–hai xu là cùng, sống gian khổ
vậy, tiền tích cóp được ít oi nhỏ hẹp. Vì nộp thuế mà vô số gia đình đã khuynh
gia bại sản luôn.
Thiên tai thường đi kèm với nhân họa, suốt hơn mười năm sau
chiến tranh nha phiến, trời cao cũng không chiếu cố, theo thống kê, cả lưu vực
Hoàng Hà với lưu vực Trường Giang đã phát sinh hơn mười lần lụt lội rồi hạn
hán, có địa phương còn xảy ra nạn sâu hại. Đây chắc có lẽ là trời cao bày tỏ niềm
bất mãn đối với kẻ thống trị nhà Thanh bất tài hay sao, cứ giáng xuống tai dị
hoài. Kết quả trực tiếp của thiên tai là dẫn đến ruộng nông sụt giảm và lúa
thóc thất thu, trong xã hội nông nghiệp đó không phải là đòi mạng của nông dân
sao? Trăm họ không còn kế sống, chỉ có thể mạo đi đường hiểm. Gương tạo phản của
tổ tiên như Trần Thắng, Ngô Quảng rành rành ra kia, dù sao cũng là chết, chi bằng
chết oanh liệt cho rồi.
Cần nên nói, người dân Trung Quốc vốn hiền lành, mấy ngàn
năm nay họ luôn vâng làm theo tín điều chết hay không bằng sống bám, nếu còn có
thể sống được ai lại mạo hiểm đi tạo phản để gây họa giết chết cả họ chứ. Nhưng
chính quyền hủ bại đã không cho họ đường sống rồi, ý thức phản kháng không khuất
phục trước vận mệnh trong lòng cũng tỉnh dậy luôn. Theo thời thế chỉ cần có người
giương cờ khởi nghĩa là tự nhiên kẻ chạy theo như mây.
Cho nên từ thời Càn Long trở đi, họp đảng khởi nghĩa chủ yếu
là nông dân cứ nổi dậy không ngừng như Bạch Liên giáo, Thiên Lý giáo, Thiên Địa
hội, Niệp quân và Phúc quân ở phương Bắc v.v… Họ hoạt động sôi nổi khắp Giang
Nam–Giang Bắc, giáng những đòn đả kích trầm trọng cho chính phủ nhà Thanh từng
lần. Trong đó, Lưỡng Quảng là nơi bị hại lớn nhất của nha phiến và là nơi hứng
chịu tai họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất, phản kháng tự nhiên rất mạnh mẽ.
Chúng ta sẽ phân tích trong việc truyền giáo ở Lưỡng Quảng sau đây.
Những
cuộc họp đảng khởi nghĩa này đã bị tiêu diệt dưới sự đả kích của chính phủ nhà
Thanh, điều đó tất nhiên bắt nguồn từ tính cục hạn của chính họ, như tổ chức
không chặt chẽ, hoặc là tầm nhìn của người lãnh đạo kém cỏi v.v… Nhưng đã ăn
mòn nghiêm trọng cơ thể của vương triều Đại Thanh, cũng đã gieo rắc hạt giống
thù hận trong dân gian, đem lại điều kiện tất yếu cho cuộc khởi nghĩa Thái Bình
Thiên Quốc về sau, cũng là nguyên nhân quan trọng làm Thái Bình Thiên Quốc
nhanh chóng phát triển lớn mạnh.
Người dịch: Nguyễn Thành Sang
Nhận xét
Đăng nhận xét