![]() |
Chính quyền một đảng chuyên trị rất khó có thể sống còn vượt quá 70 năm. (ABC News: GFX/Jarrod Fankhauser) |
Mấy chục năm nay, dự đoán của các chuyên gia đối với đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hạ đài lại bị chứng minh là sai lầm lần nữa.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa mới cử hành lễ Quốc khánh tròn 70 năm, đây cũng là một trong những chính quyền một đảng chuyên trị với thời gian tồn tại dài nhất trong lịch sử đương đại.
Nhưng một đảng chuyên trị rất ít khi có thể sống còn quá thời
gian 70 năm: chỉ có đảng Cộng sản Liên Xô đã thống trị 74 năm trước khi Liên Xô
giải thể năm 1991, đảng Chế độ Cách mạng México (Institutional Revolutionary
Party) đã nắm quyền 71 năm trước khi bị đánh bại trong cuộc Đại tuyển cử năm
2001.
Quốc gia có thể đứng ngang hàng với Trung Quốc đương đại là
Triều Tiên. Nước này kiến quốc năm 1948 đến nay đã được “vương triều họ Kim” thống
trị 71 năm.
Những người phân tích nói cho dù sự thống trị với chính phủ
quyền uy về thời gian không có một hạn mức nào đi nữa, nhưng nhìn xa về một đảng
chuyên trị của đảng Cộng sản Trung Quốc thì có thể sẽ không được kéo dài, nghĩa
là nó có tính mềm hơn quá khứ, vả lại nó có khác biệt với những chế độ khác.
Song, nếu muốn hiểu Trung Quốc cuối cùng tiến hành cải cách
chính trị khi nào và cách nào, trước hết cần tìm hiểu đảng Cộng sản Trung Quốc
nắm quyền lực dài hạn bằng cách nào.
LÀM CÁCH NÀO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC SINH TỒN ĐƯỢC LÂU NHƯ VẬY?
![]() |
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiệm kỳ chủ tịch nước bị hạn chế, nhưng những hạn chế này sau khi Tập Cận Bình cầm quyền lại dẹp mất. (Wikimedia Commons) |
Trợ lý giáo sư ngành Chính trị và Quốc tế trường Đại học Princeton,
Rory Truex, nói với Công ty Quảng bá ABC của nước Áo rằng về phương diện hai mối
đe dọa lớn mà đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đối mặt, đó là chính biến và cách mạng,
là độc nhất vô nhị.
Nhằm ngăn cản điều trước, ông Truex nói Trung Cộng có cả một hệ
thống để đảm bảo một người lãnh đạo quá độ sang một người khác nắm quyền là
“tương đối bình tĩnh.”
Sau khi Mao chủ tịch qua đời năm 1976, người lãnh đạo tối cao
quá cố của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, đã ghi nhiệm kỳ của chủ tịch nước vào
trong Hiến pháp Trung Quốc, thừa nhận sự nguy hiểm của việc một người lãnh đạo
và sùng bái cá nhân.
Tuy nhiên, tháng 3-2018, thông qua Hiến pháp Tu chính án có
tranh cãi đã thủ tiêu hạn chế nhiệm kỳ 10 năm này, như vậy chủ tịch Tập Cận
Bình đã có thể tiếp tục cầm chính quyền không có kỳ hạn sau khi đã kết thúc hai
lần 5 năm nhiệm kỳ.
Đồng thời với điều ấy, Truex bày tỏ, chính quyền Trung Cộng
thông qua “cai trị tương đối tốt để đảm bảo đời sống nhân dân hạnh phúc, và vì
vậy nhân dân sẽ không có ý phản kháng,” đồng thời thông qua khống chế tin tức
và đàn áp để bảo vệ mình tránh khỏi bị cách mạng.
Sách Nguồn gốc Chủ nghĩa
Quyền uy và Tinh anh Dân chủ (Authoritarianism and the Elite Origins) do
tác giả tập hợp viết Michael Albertus nói, Trung Cộng sẽ gửi gắm tính hợp pháp
của mình vào sự phát triển quốc gia và thực hiện cam kết này bằng những phương
thức khó ai đặt niềm tin nổi, gần mười mấy năm nay nó đã giúp hơn 500 triệu người
thoát nghèo.
Kéo theo năm 2020 đến hạn nhiệm kỳ cuối cùng mà Trung Cộng tự
đặt ra, Tập Cận Bình phát biểu trong lời chúc năm mới rằng năm nay cũng sẽ nêu
cao khẩu hiệu “năm quyết thắng đấu tranh thoát nghèo.”
“Chúng ta sẽ toàn diện xây nên xã hội khá giả, thực hiện một
tiêu phấn đấu 100 năm,” ông phát biểu tại đài truyền hình quốc gia.
Trong 40 năm trước, cải cách kinh tế và chính sách mở cửa có lợi
cho Trung Quốc, Trung Quốc đã chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất thế
giới thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
![]() |
Chính phủ Trung Quốc dùng chế độ thẩm tra để khống chế truyền thông tin tức. (Reuters/stringer) |
Cùng lúc đó, Bắc Kinh lợi dụng quyền lực của nó thẩm tra và
tiêu trừ những gì được cho là nhân tố đe dọa đối với tính hợp pháp của nó.
Truex chỉ ra theo lợi dụng Internet, công nghệ, thẩm tra và áp
đặt tuyên truyền, kiểm soát và bẻ cong tin tức mà nói, đảng Cộng sản Trung Quốc
đáng xưng là “chính quyền lão luyện nhất.”
“Kết quả rằng đây là một chính quyền uy quyền khôn khéo. Họ đã
phát hiện mối đe dọa cho quyền lực của mình và ra sức giảm thiểu những đe dọa
này,” Truex nói.
“Nhưng một số bằng chứng chứng minh trong thời Tập Cận Bình chấp
chính, tình huống này có thể có sự thay đổi, mà dưới sự thống trị của ông một số
điều khiến đảng Cộng sản Trung Quốc lớn mạnh có khả năng đang gặp phải xâm thực.”
Albertus phát biểu, sở dĩ Trung Cộng lớn mạnh, bộ phận nguyên
nhân là vì nó “đánh bại kẻ thù chủ yếu của nó” là Quốc dân đảng Trung Quốc.
Quốc dân đảng thống trị Trung Quốc hơn 20 năm, cho đến khi kết
thúc cuộc nội chiến năm 1949 bị đảng Cộng sản đánh bại.
Quốc dân đảng sau đó tháo chạy sang Đài Loan, trước năm 2000
nó luôn là đảng cầm quyền của Đài Loan. Sau đó trong khoảng thời gian quá độ
dân chủ, đảng Quốc dân đã bị đảng Dân tiến đánh bại.
“Điều có thể khẳng định là Trung Cộng quả thật có khi quá yếu ớt,”
ông lấy ví dụ ở trận thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn.
“Nhưng nó đã phát triển thành một tổ chức có tính xâu chuỗi và
cấp bậc rõ ràng, tính bền và tính có thể dự đoán của nó cũng rất tương quan với
đảng viên Trung Cộng.”
ĐIỀU GÌ DẪN ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN MỘT ĐẢNG CHUYÊN TRỊ?
![]() |
Lãnh đạo của Liên Xô cũ Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (trái) và Cựu Tổng thống Cuba Fidel Castro (phải) đều đã lãnh đạo chính quyền một đảng chuyên trị. (Reuters) |
Năm 2013, học giả chính trị dân chủ lừng danh của Đại học
Stanford, Larry Diamond, từng viết rằng Trung Quốc đang tiếp cận với điểm thời
gian thường thường là nhát chí mạng đối với những chính quyền một đảng chuyên
trị khác.
Ông gọi đó là “Ung bệnh 70 năm.” Đây là một hiện tượng mà
Trung Quốc phải đối mặt “sau khi một khoảng thống trị quyền uy đạt được thành
công chứ không phải thất bại.”
Có rất nhiều nguyên nhân có thể giải thích tại sao chính quyền
này tiếp tục tồn tại mà những chính quyền khác thì đã sụp đổ.
So sánh Trung Quốc đương đại với Liên Xô cũ đã giải thể là điều
quá phổ biến nữa rồi.
Năm 1985, Mikhail Gorbachev khi trở thành người lãnh đạo
Liên Xô, kinh tế Liên Xô đã đang suy thoái, mục tiêu của ông là chấn hưng kinh
tế bằng hai cuộc cải cách trọng đại: cải cách và mở cửa (cải cách kinh tế và mở
cửa chính trị).
Phó giáo sư ngành Quan hệ quốc tế trường Đại học Queensland,
Sarah
Percy đã viết gần đây, cải cách kinh tế dẫn đến sự phê bình của công chúng,
“nhưng cho phép một số người đề xuất những vấn đề được mang lại bởi phê bình là
khiến hình thế trở nên không cách nào kiểm soát.”
“Một khi người ta được cho phép muốn nói gì nói ở vài lĩnh vực
nào đó thì họ sẽ bắt đầu muốn nói gì nói ở những lĩnh vực khác mà không kiêng
dè gì, thách thức sự kiểm soát của nhà nước đối với vấn đề chính trị và kinh tế,”
ông viết.
Mở cửa chính trị đã bật mở “chiếc hộp ma Pandora” tự do ngôn
luận, sự suy yếu của chế độ thẩm tra truyền thông cho phép dân chúng phê bình
quan chức chính phủ.
Nhà khoa học chính trị của trường Đại học Bang Georgia, Maria
Repnikova nói với ABC rằng, sự giải thể của Liên Xô đã biến nó thành cuốn “giáo
trình phản diện” của chính quyền Trung Quốc.
“Bộ phận này quy lỗi cho cải cách kiểu liệu pháp sốc điện của Gorbachev,
cải cách này đã dẫn tới mở cửa chính trị có tính hài kịch, không thể nào kiểm
soát,” bà nói với ABC.
“Đó là chuyện mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hy vọng sự kết
hợp khống chế cả hai bằng tính hồi ứng và có mặt khắp nơi, không tiếc mọi giá để
tránh khỏi.”
Chính trị
Truyền thông tại Trung Quốc (Media Politics in China), tác giả của nó Repnikova
phát biểu Bắc Kinh luôn đắm chìm vào việc khống chế và dẫn dắt dư luận công
chúng, hấp thụ dẫn đến nguy cơ quản khống đại quy mô bằng truyền thống và truyền
thông xã giao.
CHÍNH QUYỀN ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC CÓ GÌ BẤT ĐỒNG VỚI CÁC
CHÍNH QUYỀN ĐỘC ĐẢNG KHÁC?
Các chuyên gia quy sự chấp chính dài lâu của đảng Cộng sản
Trung Quốc cho vì năng lực học tập và thích ứng của nó.
Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Trung Quốc Lưu Minh Vĩ Học viện Quốc
vương London (Lau China Institute at King's College London), giáo sư chuyên
nghiên cứu Trung Quốc Kerry Brown chỉ ra rằng đảng Cộng sản Trung Quốc linh hoạt
đa biến và không “bị hạn chế quá đáng vào hình thái ý thức.”
Ông nói, nêu ví dụ rằng, đảng Cộng sản Trung Quốc khi rơi xuống
đáy trong Đại Cách mạng Văn hóa những năm 70, người lãnh đạo của đảng thông qua
quan tâm kinh tế “để mình sống lại từ Niết-bàn.”
Giáo sư Brown nói liên quan đến khái niệm xã hội chủ nghĩa “đặc
sắc Trung Quốc” của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng là “nội dung hạt nhân tuyệt đối,”
vì khái niệm này có nghĩa là chế độ này có khác với bất kỳ chế độ nào khác.
![]() |
Trung Quốc từ khoảng 40 năm trước đã bắt đầu cải cách kinh tế. (Reuters: File) |
Cho dù chế độ độc đảng của Triều Tiên cũng khá đặc sắc, vương
triều họ Kim dường như tiến hành thống trị giống như chế độ quân chủ, nhưng sự
nghiêm trọng của hệ thống chính trị đóng cửa rõ xấu danh đã kìm hãm bất kỳ cơ hội
nào khiến tăng trưởng kinh tế.
“Tôi luôn cho rằng Triều Tiên hôm nay về ý
nghĩa nào đó tương tự với Trung Quốc của thời đại Mao Trạch Đông,” Truex nói.
“Có thể gọi đó là chủ nghĩa toàn trị. Chính đảng Cộng sản đã
hoàn toàn kiểm soát đời sống của nhân dân, hơn nữa hoàn toàn kiểm soát sự truyền
bá tin tức.”
Graeme Smith của trường Đại học Quốc lập Áo (ANU) cho biết đảng
Cộng sản Trung Quốc sớm đã ý thức được, thậm chí là ý thức từ trước khi lên đài
năm 1949 rằng, thanh trừng theo định kỳ để làm sạch tổ chức đảng không phải là
một chiến lược lâu dài hữu hiệu.
Ông nói tại Campuchia, thanh trừng nội bộ đảng làm cho lãnh đạo
Khmer Đỏ Pol Pot hạ đài.
Một bộ luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa Trung Cộng với
Khmer Đỏ những năm 70 thế kỷ 20 của Trung tâm Nghiên cứu Wilson cho hay Đặng Tiểu
Bình đã phê bình Pol Pot Khmer Đỏ là “chủ nghĩa cấp tiến quá độ,” và bổ sung
nói “tả khuynh” của đảng ấy, nhất là “tả khuynh” về mặt thanh trừng nội bộ đã
làm “suy yếu khả năng đánh lui quân đội Việt Nam của nó.”
Dù cho Trung Cộng quá khứ cũng từng thanh trừng hàng loạt đảng
viên nhưng sau này ánh mắt của nó chuyển hướng sang chiến lược “chỉnh phong”
(chỉnh đốn tác phong) trong đảng.
Tiến sĩ Smith giải thích rằng: “Nếu bạn bị phát hiện là
đang nghi ngờ hình thái ý thức hoặc giả tham gia những hoạt động không được đảng
Cộng sản cho phép thì đảng Cộng sản sẽ nỗ lực để khiến bạn sửa chữa sai lầm.”
“Lối nghĩ này về căn bản đối với tất cả các đảng viên đều là tốt,
đều có thể thực hiện cải tạo bằng công tác tư tưởng.”
Nhưng tiến sĩ Smith lại bổ sung rằng trong phong trào chống hủ
bại với tính tiêu chí mà Tập Cận Bình nhắm vào “đả hổ diệt ruồi” khiến ông ta “tứ
bề thọ địch” từ khi đảm nhiệm Chủ tịch nước đến nay.
Ông nói nó bao gồm cả một số người có quyền thế, sau này họ sẽ
có khả năng đối phó với Tập Cận Bình.
BẮC KINH SẼ TRỞ THÀNH MỘT NGOẠI LỆ Ư?
![]() |
Các chuyên gia nói tuổi thọ của chính đảng và chính quyền độc tài tùy thuộc vào họ có thể duy trì sự ủng hộ của dân chúng hay không. (Reuters: Damir Sagolj) |
Tiến sĩ Diamond của Đại học Stanford nói với ABC rằng mặc dù
không có “định luật sắt” quy định chính quyền một đảng chuyên trị chắc chắn sẽ
rớt đài sau 70 năm hoặc 80 năm, nhưng ông cũng không tin rằng nền cai trị độc đảng
của đảng Cộng sản nhìn từ xa có thể sẽ tiếp tục lâu bền.
“Một mặt khác, những người cầm quyền đảng Cộng sản sốt sắng chờ
đợi đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng chính trị lớn mạnh nhất
trên thế giới vào năm 2049, chính quyền Trung Cộng vào đợt ấy sẽ tròn 100 tuổi,
tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra.” Ông nói.
“Dù cho ảnh hưởng của hiện đại hóa đối với chính trị mang lại
sẽ bị hoãn lại, trì trệ do nhiều nhân tố, nhưng chính quyền ấy đối mặt với những
mâu thuẫn trường kỳ giống như những chính quyền độc tài khác. Những nhân tố này
bao gồm sự quản lý cao độ đối với thông tin cũng như sự đàn áp và theo dõi kiểu
Orwell của chính quyền Trung Cộng.”
Tiến sĩ Diamond nói khi người ta có thu nhập càng nhiều và
trình độ giáo dục càng cao, giá trị quan của họ sẽ phát sinh thay đổi, cuối
cùng “họ sẽ muốn được nhiều quyền tự chủ hơn, danh dự hơn, nhiều tự do và tự kiểm
soát với đời sống của mình hơn.”
“Có nhiều người đang rời khỏi, hoặc là đã rời khỏi, vì họ
không thể nào có được tự do và tự trị ở Trung Quốc. Đương nhiên, trước mắt họ sẽ
không bao giờ đạt được những điều này dưới sự kiểm soát khắt khe của đảng Cộng
sản,” Ông nói.
“Đích xác, một số người trở về tham gia Kế hoạch Ngàn người
tài hoặc có được những cơ hội tương quan… vẫn có một sự thật, cảm tình chủ
nghĩa dân tộc của người trẻ những năm gần đây đã lên cao.
“Song, giả như tôi là đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi sẽ lo lắng
xu thế dài hạn cũng như những mâu thuẫn cơ bản bên trong thể chế ấy.”
![]() |
Các chuyên gia nói xã hội Trung Quốc sẽ là một trong những xã hội hóa già nhanh nhất trên thế giới. (Reuters: Kim Kyung-Hoon) |
Giáo sư Anne-Marie Brady ngành Chính trị học Trung Quốc của Đại
học Canterbury nói vấn đề lớn nhất là đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tiếp tục
mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân Trung Quốc hay không.
“Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm đi, họ sẽ là xã hội hóa
già nhanh nhất trên thế giới,” bà nói.
“Ngân hàng của Trung Quốc có nợ xấu, tỷ suất thất nghiệp thực
tế đang được kiểm tra, hơn nữa tỷ lệ lạm phát cũng rất cao.”
Tiến sĩ Diamond cho rằng nếu không có lượng lớn di dân, sự “sụt
giảm dân số” do Trung Quốc hiện đã bãi bỏ chính sách một con thúc đẩy sẽ rơi
vào xu thế rất khó đảo ngược.
“Nhưng làm thế nào Trung Quốc mới có thể làm được điều này
trên quy mô đủ lớn đây?” Ông nói.
“Dân số trở nên già đi nhanh chóng sẽ thách thức mọi mặt của ‘giấc
mộng Trung Hoa’.”
CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC TƯƠNG LAI SẼ NHƯ THẾ NÀO?
“Tôi nghĩ nỗ lực nhằm kích thích tỷ lệ tăng trưởng dân số cao
hơn sẽ bị thất bại, vì Trung Quốc vẫn đang tồn tại vấn đề chất lượng đời sống
nghiêm trọng.”
![]() |
Tập Cận Bình nói: nền dân chủ của nhân dân Trung Quốc là một nền dân chủ “toàn quá trình.” (AP: Mark Schiefelbein) |
Tiến sĩ Diamond cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt
với “sự hủ bại từ trên xuống dưới trong thể chế,” nhưng ông cho biết nếu muốn
giải quyết vấn đề đang tồn tại “mâu thuẫn cơ bản” này.
“Ngoại trừ thông qua pháp trị (chứ không phải pháp chế), không
có biện pháp nào kiềm chế hủ bại, nó cần đảng Cộng sản tách ra khỏi nhà nước và
cơ quan tư pháp,” ông nói.
“Nhưng nếu đảng Cộng sản Trung Quốc không còn là nhà thống trị
tối cao của nhà nước và chế độ tư pháp nữa, nó sẽ có rủi ro mất quyền.”
“Đó là một nan đề không thể giải quyết của Trung Cộng, trừ phi
đi theo hướng dân chủ.”
Mặc dù không có người biết chắc chắn Trung Quốc có trở thành một
quốc gia dân chủ thực hiện tuyển cử phổ biến hoàn toàn hay không, nhưng đảng Cộng
sản Trung Quốc đương nhiên sẽ không tránh né sử dụng từ này. Trong chuyến đi
Thượng Hải vào tháng 11 năm ngoái, Tập Cận Bình cho biết nền dân chủ Trung Quốc
là một nền dân chủ “toàn quá trình.”
Truex nói đảng Cộng sản Trung Quốc hay sử dụng ngôn ngữ dân chủ,
nhưng nó lại không phải nền dân chủ mà Tây phương biết.
“Ví như, nếu bạn tiến hành điều tra dân ý đối với công dân
Trung Quốc, đại đa số người sẽ nói họ đang sống trong chế độ dân chủ, dù cho hầu
hết người ta sẽ dán nhãn cho Trung Quốc là chế độ độc tài,” ông nói.
“Cho nên từ ‘dân chủ’ này có hơi dùng bừa tại Trung Quốc.”
Ông bổ sung rằng, mặc dù các nước Tây phương thiên về đánh đồng
dân chủ với tuyển cử, nhưng Trung Quốc chính thức muốn gia tăng việc công dân
tham gia vào chính trị bằng nhiều phương thức khác nhau.
Ví như, ông nói rất nhiều chính phủ địa phương có đặt “hộp thư
thị trưởng,” người ta có thể công khai trên mạng, công chúng cũng có thể làm phản
hồi sau khi pháp luật thông qua.
“Còn có nhiều trình tự khác, về cơ bản cho phép công dân bày tỏ
sự bất mãn của họ hoặc cách nhìn của họ đối với chính quyền,” ông nói.
“Nhưng vẫn không rõ ràng là chính phủ có đưa những điều này
vào phạm vi cân nhắc hay không… hoặc giả nói có phải họ đang trang điểm cửa nhà
hay không.”
![]() |
Những người ủng hộ Quốc dân đảng chào mừng kết quả tuyển cử giữa năm 2018 tại Đài Loan. (AP) |
Nhưng Albertus cho biết đảng Cộng sản Trung Quốc có thể đi
trên con đường tương tự với Quốc dân đảng, Quốc dân đảng đã từ từ triển khai cạnh
tranh chính trị bằng phương thức của mình.
Sau khi Quốc dân đảng chạy trốn sang Đài Loan năm 1949, trước
khi Đài Loan chuyển hướng dân chủ năm 1996 đã cử hành cuộc tuyển cử trực tiếp Tổng
thống lần đầu tiên, mà đảng ấy là đảng chấp chính duy nhất lúc bấy giờ.
Đảng Dân tiến đã trúng cử lần đầu vào năm 2000.
“Nếu di sản về phương diện phát triển kinh tế của đảng Cộng
sản Trung Quốc tiếp tục tồn tại, nó cũng có khả năng cạnh tranh và giành chiến
thắng trong chế độ dân chủ.” Truex cho hay.
Tuy nhiên, ông cho biết để làm được vậy cần có lực thúc đẩy nhất
định, hơn nữa nó rất có khả năng đến từ một sự đe dọa chính trị không chắc chắn
có thể kiểm soát nhưng lại không ngừng lớn mạnh.
“Dự tính từ 05 đến 10 năm sau, sự cai trị ấy sẽ đối mặt với
thách thức lớn, điều đó có khả năng sẽ đốc thúc nó quá độ sang dân chủ bằng
phương thức của mình,” ông nói.
“Giống như nhiều quốc gia khác, nó có thể đến từ sự quật khởi
của tầng lớp trung lưu, họ bắt đầu yêu cầu quyền đại biểu và tự do lớn hơn độc
lập ngoài an ninh kinh tế.”
“Nhưng lúc này, đảng Cộng sản Trung Quốc rất có khả năng cũng
đang tính một cách chính xác rằng sự đe dọa này còn xa vời, vì vậy hôm nay nó
không cần phải cải cách.”
Theo Christina Zhou
Biên dịch: Nguyễn Thành Sang
Bài dịch theo nguyên tác: 中国“70年之痒”:共产党政权还能生存多久?
Nhận xét
Đăng nhận xét