Chuyển đến nội dung chính

3. NẢY SINH BÁI THƯỢNG ĐẾ GIÁO (THIÊN QUỐC NÀY KHÔNG THÁI BÌNH)

Khởi sơ, Hồng Tú Toàn tuyên truyền Bái Thượng Đế giáo tại Quảng Đông.



Năm 1843, trải qua sáu năm gắng hết lòng chuẩn bị, Hồng Tú Toàn lại bước lên trên đường đến Quảng Châu thi cử, đó là lần đi thi thứ tư của ông. Kết quả đương nhiên là không như ước nguyện rồi.
Về đến nhà, ông phẫn chí đến nỗi xé sách bẻ bút luôn, từ rày không đi thi theo nhà Thanh nữa, không mặc đồ nhà Thanh nữa, tự mở khoa thi cho mình luôn.
Khẩu khí rất lớn, có ý vị như rằng cả thiên hạ này ngoài ta thì còn ai.
Đáng nói là Hồng Tú Toàn khi ấy mới bắt đầu tỉnh ngộ thật sự, ý thức phản kháng mới tỉnh ngộ thật sự. Hồng Tú Toàn ý thức rằng mình đã phát triển từ chính đường khoa cử, từ đó để đạt đến mục tiêu tung cánh bay liệng trên trời sẽ không bao giờ thực hiện được. Đã không tài nào lấy được công danh thì chẳng bằng dấy lên sự nghiệp lớn cho oanh liệt, lật đổ vương triều Mãn Thanh, tự mình lên làm đế vương, tự mình mở khoa chọn sĩ.
Mục tiêu này được xác lập cũng có một quá trình phát triển. Lúc bắt đầu cách nghĩ của Hồng Tú Toàn giống hệt như phần tử tri thức thời phong kiến, cứ tuần tự tiến dần lên theo con đường khoa cử truyền thống, khảo Tú tài, trúng Cử nhân, tiếp theo là phong thê ấm tử, vinh dự cửa nhà. Nhưng thi rớt liên tục đả kích đến ông quá lớn, sau lần thi rớt thứ hai ông thường hay bàn luận thời thế với người em họ là Hồng Nhân Can, cho rằng không có người tài giỏi, vận nước nhà bất hạnh, dân sinh thì gian nan, nảy sinh tư tưởng phản kháng buổi đầu. Lần thi rớt thứ ba khiến tư tưởng phản kháng trong tiềm thức của ông được kích thích thêm nữa, nảy sinh ý thức đối kháng cực kỳ mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến hủ bại. Nhưng lúc này chỉ có thể biểu hiện như đặc trưng biến dị của bệnh thái thôi, thể hiện ra từ trong giấc mộng hoặc chỉ trong ý thức nửa mơ hồ của bệnh. Cho đến lần thi rớt này ý nghĩ phản kháng ấy mới dần dần bộc lộ ra bên ngoài mạnh mẽ. Song lúc ấy còn thiếu một điều kiện để bộc phát.
Hữu ý sao, sáu năm trước, quyển sách nhỏ Khuyến Thế Lương Ngôn kia phát huy tác dụng trọng đại khiến phen này Hồng Tú Toàn tìm ra được phương hướng tiến lên.
Người anh bà con của Hồng Tú Toàn là Lương Kính Phương đến thăm nom ông, tình cờ lấy ra được cuốn sách Khuyến Thế Lương Ngôn này trên giá sách của ông, gặn hỏi Hồng Tú Toàn trong quyển sách này viết gì thế, sách đó là thế nào. Từ khi có được quyển sách ấy, Hồng Tú Toàn vẫn chưa hề đọc nó nên không trả lời được. Lương Kính Phương bèn cầm quyển sách này đi, sau khi đọc xong nói với Hồng Tú Toàn đây là một quyển sách kỳ dị rất hay.
Quả thật, đó là một quyển sách rất hay, là những lời khuyên răn người đời mà do vị giáo sĩ Lương Phát viết dựa theo giáo lý Thiên Chúa giáo, nội dung gãy gọn cạn rõ. Sách kỳ dị ở chỗ là nó hoàn toàn khác với những kinh điển mà Hồng Tú Toàn từng đọc qua, nó giới thiệu với người ta trên thế giới chỉ có một Chân thần ấy chính là Thượng Đế Jehovah. Tin thờ Thượng Đế sau khi chết sẽ được lên Thiên đường, đương nhiên trong đó còn có chủ trương tư tưởng và một vài giới luật yêu cầu người ta phải chịu khổ chịu nhọc, chung sống hòa thuận. Hồng Tú Toàn đọc kỹ quyển sách này, bao nỗi tắc nghẽn trong lòng mở bung ra, những đám mây khói mê hoặc trong lòng mới được xua tan đi.
Lúc này, ông nghĩ lại giấc mộng lạ sau lần thi trượt thứ ba, ông lão tóc vàng mặc hoàng báo quở mắng Khổng Tử đã làm mê lầm con dân kia và dặn ông trảm yêu trừ ma. Bây giờ ông mới biết rằng ông lão ấy chính là Thượng Đế. Sau khi về nhà, Hồng Tú Toàn nói với cha mình rằng: “Lão nhân Thượng Đế chí tôn trên trời đã mệnh lệnh cho con người toàn thế giới quy về cho con, muôn của báu khắp thế gian cũng quy về cho con.”
Bấy giờ, ngấm ngầm trong nội tâm sâu thẳm của Hồng Tú Toàn niềm khao khát  lãnh tụ và ý thức phản kháng đã được bộc phát ra triệt để, trảm yêu trừ ma, cảm giác về trách nhiệm cứt vớt thế nhân cứ tuôn ra ào ạt.
Khoảng thời gian này Hồng Tú Toàn đang chăm vào việc hình thành suy nghĩ về hệ thống tôn giáo của mình. Trong Khuyến Thế Lương Ngôn bày tỏ thế gian chỉ có một chính thần đó chính là Thượng Đế, những thần nào khác đều là oai ma tà đạo. Và đương nhiên Khổng Tử cũng xếp vào trong đó nên phải bài trừ, những tà thần khác càng không phải nói nữa. Thật ra Hồng Tú Toàn đâu ngờ rằng ở trong giấc mộng của ông, Thượng Đế cũng chỉ là quở mắng Khổng Tử chứ không có tiêu diệt Khổng Tử, cho nên về sau hành vi hủy bài vị Khổng Tử, giết người đọc sách của ông là trái với ý chỉ của Thượng Đế, cũng là hành động cực kỳ chẳng khôn ngoan. Nếu Hồng Tú Toàn lý giải được giấc mộng này cho tốt, đừng có hành động theo ý khí, biết đoàn kết lợi dụng người đọc sách cho hay thì lịch sử Trung Quốc về sau có thể phải sửa lại. Đương nhiên đó là lời kể sau. Bấy giờ, loại tư tưởng này đã hình thành ở trong lòng của Hồng Tú Toàn, cũng là cơ sở lý luận tôn giáo của Bái Thượng Đế giáo về sau. Khổng Tử đã là tà thần rồi thì bọn người đọc sách tôn thờ tà thần kia tất nhiên cũng không phải là người tốt (không nghĩ lại mình xem), chính phủ và quan viên Đại Thanh hủ bại bất tài, càng là lũ yêu ma quỷ quái (đây chính là lý do có danh xưng gọi Thanh yêu), những kẻ này đều xếp vào danh sách phải giết.
Một tôn giáo cần có một lãnh tụ tinh thần danh chính ngôn thuận. Thượng Đế từng phái con trưởng của Người xuống nhân gian để cứu vớt người đời, chịu hết mọi khổ nạn, cuối cùng còn bị đóng đinh trên Thập tự giá, lần này thì Người sẽ phái con thứ hai của mình đi. Là con thứ hai của Thượng Đế, Hồng Tú Toàn đương nhiên là vị vua xứng đáng của nhân gian này. Khi ấy Hồng Tú Toàn còn gọi là Hồng Nhân Khôn hoặc giả là Hồng Hỏa Tú, vì Thượng Đế Jehovah trong tiếng Trung phiên là Da-hòa-hoa, để kỵ húy chữ “hoa” (còn bày trò của đế vương phong kiến nữa chứ) vừa liên hệ với xưng hô của Thượng Đế với mình là “Thiên Vương Đại Đạo Quân Vương Toàn,” nên ông đổi tên của mình là Hồng Tú Toàn. Chữ “Toàn” () bẻ ra là hai chữ “nhân vương,” là vua của nhân gian rồi.
Vậy là một tôn giáo mới: Bái Thượng Đế giáo đã sản sinh.
Tuy nhiên, Hồng Tú Toàn một chữ bẻ đôi cũng không biết gì về giáo lý của Thiên Chúa giáo Ki-tô, tự mình cũng biết là thiếu thốn tri thức về phương diện này. Trong quá trình truyền giáo có rất nhiều lý luận cần phải giải quyết. Tháng 3 năm 1847, Hồng Tú Toàn đi đến Quảng Châu thỉnh giáo mục sư La Hiếu Toàn.[1] Ở đây, Hồng Tú Toàn đã trình bày với La Hiếu Toàn rằng thân phận của mình là con trai thứ hai của Thượng Đế cũng như nhận mệnh với trời mang sứ mệnh cứu vớt thế nhân, hy vọng La Hiếu Toàn làm lễ rửa tội cho ông để có thể chính thức dùng tư cách truyền giáo sĩ tuyên dương Bái Thượng Đế giáo. Lý luận này đã đi ngược lại giáo lý cơ bản của Thiên Chúa giáo, gây nên phản cảm cho La Hiếu Toàn, hai bên biện luận suốt mấy ngày, mỗi bên không thể thuyết phục đối phương. Lần này Hồng Tú Toàn đã ở lì tại Quảng Châu suốt ba tháng nhưng nguyện vọng tiếp nhận lễ rửa tội cuối cùng đã vuột mất.
Song điều này không làm ảnh hưởng đến sự phát triển lớn mạnh của Bái Thượng Đế giáo. Bạn đã không làm lễ rửa tội cho tôi rồi vậy chúng tôi tự rửa tội. Kỳ thực, sớm từ năm 1843, Hồng Tú Toàn đã cùng làm lễ rửa tội chung với người em họ Hồng Nhân Can và người em bà con Phùng Vân Sơn rồi. Tìm La Hiếu Toàn thực ra là muốn đi kiếm danh phận chính thức, tốt nhất là để La Hiếu Toàn thừa nhận thân phận con thứ hai Thượng Đế của ông thì chuyện này sẽ công hiệu hơn gấp đôi. Bạn không truyền thụ giáo lý cũng không sao hết, tôi tự làm được. Bằng hình tượng của Thượng Đế trong mộng, lại thêm trí tưởng tượng phong phú cũng như hiểu biết nửa vời về Thượng Đế. Ông đã lần lượt viết những bài thơ như Bách chính ca, Nguyên đạo Cứu thế ca, Nguyên đạo Giác thế huấn, Cải tà quy chính… để làm cơ sở lý luận của Bái Thượng Đế giáo.
Đó là một loại tôn giáo mới dở ông dở thằng, chẳng tây chẳng ta. Nói là tôn giáo bản địa ư, tín ngưỡng lại là Thượng Đế Jehovah của Tây phương mà. Nói là Thiên Chúa giáo ư, lại trái ngược với giáo lý của Thiên Chúa giáo. Thiên Chúa cho rằng “Ba Ngôi Một Chúa,” tức Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Linh chính là một thần, vốn không hề tồn tại thuyết là con, Hồng Tú Toàn lại tự nhận mình là con thứ hai của Thượng Đế, về sau còn có con thứ ba, con thứ tư, con thứ năm, con thứ sáu, con thứ bảy, con gái v.v… Rồi tôn xưng Thượng Đế là Thiên phụ, Jesus là Thiên huynh. Lý luận này trong quá trình truyền giáo về sau đại đa số người xem nó là tà thuyết nói bậy, theo cách nói của hiện nay là tà giáo. Cho nên không những Trung Quốc là sĩ đại phu không thừa nhận mà ngay cả các anh em người Tây Dương trong cộng đồng tôn thờ Thượng Đế cũng không ủng hộ, còn phái binh hiệp trợ chính phủ nhà Thanh vây bắt. Đó cũng là nhân tố quan trọng bên ngoài quyết định cho vận mệnh thất bại của Thái Bình Thiên Quốc, thế lực trong ngoài cứ cùng nhau đả kích thì cuối cùng cũng sẽ tan tành thôi.

Người dịch: Nguyễn Thành Sang



[1] La Hiếu Toàn (1802 – 1871): tên thật là Issachar Jacox Roberts người Anh, một giáo sĩ thuộc Hội Baptist Nam Mỹ của đạo Tin Lành. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th