Chuyển đến nội dung chính

5. PHONG TRÀO TẠO THẦN: HỒNG GIÁO CHỦ XUẤT THẾ NGANG TRỜI (THIÊN QUỐC NÀY KHÔNG THÁI BÌNH)

Giáo chủ Hồng Tú Toàn - "con thứ của Thượng đế" hay là kẻ bệnh hoạn?

Giáo đồ sớm nhất của Bái Thượng Đế giáo chỉ có ba người.
Hồng Tú Toàn là giáo chủ, Hồng Nhân Can và Phùng Vân Sơn là giáo đồ.
Hai người này là người thân cận nhất của Hồng Tú Toàn, Hồng Nhân Can là em họ, Phùng Vân Sơn là em bà con. Đương nhiên ngoại trừ hai ông anh của Hồng Tú Toàn trước đã nói qua, họ là những kẻ thất học mà.
Hai người này đều là người có học vấn, tại sao đều tin tưởng thần thoại của Hồng Tú Toàn mà cam nguyện trở thành tín đồ trung thành suốt đời kia chứ?
Trước tiên là nói Phùng Vân Sơn, ông là người đất Hòa Lạc, huyện Hoa, cách nơi Quan Lộc Bố mà Hồng Tú Toàn ở có ba dặm, hơn nữa tuổi tác cách không bao nhiêu, nghe nói chỉ có bốn tuổi, cho nên từ nhỏ hai người đã chơi với nhau. Chẳng qua Hồng Tú Toàn lớn hơn bốn tuổi thôi, từ nhỏ đã thông minh hơn người, Phùng Vân Sơn chỉ là sợi hủ tíu mặc cho ông uốn nắn thôi, có đàn anh học vấn giỏi giang chỉ bảo thì nghe theo là điều đương nhiên, chúng ta bây giờ cũng làm theo kiểu như vậy, huống gì hai người thuở thiếu niên đã cặp kè cùng nhau, Hồng Tú Toàn tất nhiên luôn là tấm gương học tập của Phùng Vân Sơn, tập quán thành tự nhiên, đâu thể chỉ trích được.
Nhưng quan trọng vẫn là hai người tâm đầu ý hợp. Phùng Vân Sơn từ nhỏ cũng học làu thi thư, nhưng điểm khác với Hồng Tú Toàn là ông chỉ tham gia cuộc thi khoa cử có một lần, có thể là chịu ảnh hưởng từ gương thi trượt nhiều lần của Hồng Tú Toàn, sau khi thi rớt ông không thi nữa, làm một thầy giáo tư thục. Hai người đã chơi chung với nhau, cùng việc làm với nhau, tự nhiên có rất nhiều tiếng nói chung, Hồng Tú Toàn sau đả kích của kỳ khoa thi thường kiếm Phùng Vân Sơn tán chuyện, hai người bàn trời luận đất, cảm thán Trung Quốc không có người, thời cuộc bại hoại, nói tới chỗ cảm khái thì nước mắt tuôn trào.
Từ chỗ này có thể nhìn ra nỗi thống hận về chính phủ hủ bại và khoa cử trong nhận thức của hai người là nhất trí, điều đó đã đặt nền tảng cho hai người hợp tác.
Càng quan trọng hơn là Phùng Vân Sơn còn bắt nguồn từ nhận thức của ông đối với Hồng Tú Toàn. Một là Hồng Tú Toàn học vấn uyên bác, ngày thường khi thảo luận thời cuộc trích dẫn kinh điển, nói chuyện đĩnh đạc, quả thật có chỗ khiến người bội phục. Hai là nghe đâu Phùng Vân Sơn “tinh thông tinh tướng,” nhìn từ góc độ tướng học Hồng Tú Toàn dáng vẻ bất phàm, có phong độ của bậc vương giả.
Đương nhiên, đó là điều quan trọng nhất.
Đã là vô ý với khoa cử rồi, cũng biết rõ khoa cử vô vọng, tất nhiên sẽ tình nguyện đi theo bậc “chân mệnh thiên tử” kiến công lập nghiệp, đánh hạ giang sơn, làm công thần khai quốc, từ đó lan tiếng thơm thiên cổ.
Quả thật, Hồng Tú Toàn từ sau cơn bệnh nặng thi trượt lần hai khỏi hẳn, bất luận về tính cách hay về dáng vẻ đều có sự thay đổi to lớn. Đó cũng là điều bà con bạn bè thậm chí chính ông ta cho rằng đã lên Thiên đường gặp Thượng Đế trong mộng – nếu không có nguyên nhân thay hình đổi xác này thì ai dám tin những lời quỷ quái của ông ta.
Theo Thái Bình thiên nhật viết, sau khi khỏi bệnh, thái độ Hồng Tú Toàn trở nên đoan trang nghiêm túc, không đùa cợt nhả. Dáng vóc cũng cao lớn lên, khuôn mặt dần có hình tròn trịa, mặt mày rất đẹp, mũi cao, tai tròn mà nhỏ, giọng nói sang sảng rõ ràng. Nhìn ra quả là tướng đế vương. Nhưng Thái Bình thiên nhật là do chính ông ta viết ra, nói không chừng Hồng Tú Toàn viết ra để tăng thêm tính thần thánh cho mình, nhưng thấy biểu hiện trong truyền giáo của Phùng Vân Sơn về sau nhiệt tình đến mức không màng địa vị danh lợi đối với sự nghiệp của Thái Bình Thiên Quốc, xác thực đã phản ánh sự bất bình phàm của Hồng Tú Toàn.
Ngay đến Hồng Nhân Can là người em họ cùng ông cao với Hồng Tú Toàn, sinh năm 1822, nhỏ hơn Hồng Tú Toàn 9 tuổi, theo tuổi tác khác biệt như vậy tính ra từ nhỏ là đàn em bám đuôi theo Hồng Tú Toàn, nó làm nuôi dậy tâm lý quen sùng bái, nói sao nghe vậy, đi theo Hồng Tú Toàn và trở thành giáo đồ hàng đầu của Bái Thượng Đế giáo cũng là điều hết sức tự nhiên.
Tóm lại, hai người này đã thành tay trái vai phải của Hồng Tú Toàn, họ đều có cống hiến rất lớn bất luận là về sự nảy sinh Bái Thượng Đế giáo hay là việc kiến lập và phát triển Thái Bình Thiên Quốc. Phùng Vân Sơn là thiên tài tổ chức kiệt xuất, Bái Thượng Đế giáo truyền bá và phát triển có quá nửa phần là do công lao của chàng ta, hơn nữa cũng có uy vọng rất cao trong Hội, tiếc rằng tráng chí chưa đền mà thân chết trước, trong trận đánh Toàn Châu đổ máu trên chiến trường, mang lại tổn thất rất lớn cho Thái Bình Thiên Quốc buổi đầu. Có thể thiết nghĩ, nếu như Phùng Vân Sơn không chết trận thì với uy vọng, tài năng và chí công vô tư của chàng cũng như mối quan hệ với Hồng Tú Toàn có lẽ sẽ không để xảy ra tình trạng Dương Tú Thanh độc đoán quyền cao sau này, cũng sẽ không xuất hiện cảnh tượng nội bộ tương tàn ở Thiên Kinh, vậy Thái Bình Thiên Quốc chí ít sẽ tồn tại thêm nhiều năm nữa. Hồng Nhân Can mặc dù không có tham gia cuộc khởi nghĩa lúc đầu ở Quảng Tây, do những nguyên nhân như bạn bè cản trở hoặc quân Thái Bình đã di chuyển v.v… không đi theo cuộc sáng kiến thời đầu và đấu tranh quân sự của Thái Bình Thiên Quốc, nhưng sau sự kiện Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc xảy ra không bao lâu thì ông đến Nam Kinh. Bấy giờ Dực vương Thạch Đạt Khai của Thái Bình Thiên Quốc đi khỏi, trong triều nhân tài thiếu thốn, lòng người nội bộ hoang mang, Hồng Nhân Can đi tới đã thêm liều thuốc làm vững lòng hơn cho Hồng Tú Toàn. Tại Thiên Kinh, Hồng Nhân Can đã ban bố Tư chính Tân biên, đây là cương lĩnh thực thi chính sách hậu kỳ Thái Bình Thiên Quốc. Sau khi thành Thiên Kinh bị hạ, Hồng Nhân Can lại bảo vệ ấu vương Hồng Thiên Quý Phúc chạy khỏi Thiên Kinh, giữa đường bị tập kích bắt lại. Đó là chuyện ngoài đề rồi.
Năm 1843, ba người tiến hành lễ rửa tội ở một bờ đê nằm gần với Quan Lộc bố, bày tỏ từ đây rửa sạch tội ác, bỏ cũ theo mới, trở thành giáo đồ của Bái Thượng Đế hội.
Qua mật mưu của ba người, trước hết là xác định sứ mệnh thần thánh “nhận mệnh với trời” của Hồng Tú Toàn. Căn cứ giấc chiêm bao của Hồng Tú Toàn, họ gắng lòng thêu dệt câu chuyện “trời cao trao mệnh.” Nói Thượng Đế rước Hồng Tú Toàn lên trời cho ông một quyển sách, kêu ông chém giết yêu ma quỷ quái ở nhân gian, cứt vớt thế nhân. Cùng lúc rêu rao thần thoại này ở khắp nơi, Hồng Tú Toàn còn mời thợ sắt rèn cho một thanh bảo kiếm lấy tên là Trảm Yêu kiếm, nói phao là được Thượng Đế ban cho, luôn luôn đeo theo bên mình. Tiếp theo là tuyên truyền giáo lý của Bái Thượng Đế giáo, giáo lý khá đơn giản, chủ yếu là khuyên người tín ngưỡng Thượng Đế, Thượng Đế là chân thần duy nhất của nhân gian, không cho tin tà thần, phải nghe lời của Thượng Đế, thật ra là nghe lời của Hồng Tú Toàn – người thay mặt cho Thượng Đế ở nhân gian v.v…
Đây chính là nói, sáng kiến Bái Thượng Đế giáo và cuộc khởi nghĩa về sau đều là ý trời, là sứ mệnh của trời cao. Người thời xưa tin vào ý trời, ý trời không thể trái, đối đầu với trời cao còn có lợi gì chứ? Làm việc thuận theo trời là khôn ngoan. Đó quả là điều khá cao minh, lấy danh nghĩa trời cao để đem tất cả quy cho ý trời, cho dù là ngày nay vẫn có không ít người tin tưởng chứ đừng nói là thời xưa. Thay triều đổi đại ở Trung Quốc, tác dụng của vở kịch “nhận mệnh với trời” này phải nói là không thể lường liệu nổi, khi Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa dùng quỷ khóc ma kêu, thư gấm trong bụng cá, Lưu Bang thêu dệt câu chuyện thần thoại “chém rắn khởi nghĩa,” trong các cuộc khởi nghĩa nông dân về sau càng ứng dụng rộng rãi hơn, cứ luôn thử không sai bao giờ. Như cuộc khởi nghĩa của Hàn Sơn Đồng, Lưu Phúc Thông cuối đời Nguyên, trước hết đem một người đá chỉ có một mắt chôn ở bờ sông để ứng nghiệm lời vè lưu truyền trong dân gian: “Chừng nào người đá một con mắt, khuấy động Hoàng Hà thiên hạ phản.” Tất cả mục đích làm như vậy chính là nhằm chứng tỏ đây là ý trời. Chỉ có như vậy mới có thể danh chính ngôn thuận, thuận ứng lòng người, cũng vừa có sức hiệu triệu.
Đáng tiếc là vị thần Thượng Đế này không chiếm thị trường lớn ở Trung Quốc đương thời, cũng không quá phù hợp với tình hình thực tế đương thời. Trung Quốc từ xưa đến nay đã có thần của mình, lớn thì như Ngọc Hoàng Đại Đế tổng quản việc của tam giới, nhỏ thì như Long Vương chia nắm chức ty thổ địa một phương, các thần của tôn giáo ngoại lai như là Như Lai, Quan Thế Âm v.v… đã đi sâu vào lòng người, còn có không ít thổ thần cũng hưởng thụ nhang khói một phương. Đổi qua tín ngưỡng một vị thần tiên như vậy tư tưởng của đại đa số người tự nhiên không chuyển đổi được.
Thuở bấy giờ mặc dù Thiên Chúa giáo truyền vào Trung Quốc đã có một khoảng thời gian rất dài, các vùng Quảng Đông đều xây dựng giáo đường, tín ngưỡng Cơ-đốc giáo cũng đã được Thanh đình phê chuẩn, nhưng người tin đạo vẫn cứ ít ỏi, tham gia giáo hội phần nhiều là dân lang thang không nghề nghiệp, hoặc là những người bị ức hiếp trong xã hội, họ tham gia giáo hội phần đa là có mục đích, nhắm là nhờ vả thế lực của giáo hội để ăn hiếp lại người khác, hoặc là để tìm chỗ dựa cho khỏi số phận bị ức hiếp. Do tín đồ gia nhập xấu tốt chẳng bằng nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến thanh danh của Thiên Chúa giáo, cũng gây nên nỗi căm ghét bực bội của trăm họ bình dân. Đặc biệt Quảng Đông là nơi bắt nguồn vụ chiến tranh nha phiến, trăm họ mắc tai hại từ thuốc phiện và chiến tranh nha phiến, bản năng tràn đầy sự phản cảm và thù ghét đối với người Tây Dương và đạo Tây, tự nhiên trong miệng cũng sẽ không có thiện cảm đối với đám người của Hồng Tú Toàn. Ngoài ra, Quảng Đông là cửa khẩu thông thương duy nhất trước vụ chiến tranh nha phiến, phong khí thương nghiệp thịnh vượng, giáo dục phát đạt, dân trí khai hóa đứng đầu cả nước, phần tử tri thức sĩ đại phu cũng nhiều hơn, họ không cảm thấy hứng thú với câu chuyện “nhận mệnh với trời” đầy sặc mùi nhảm nhí của Hồng Tú Toàn. Thành ra, đa số người ta phản ứng lạnh nhạt với lời phao đồn của đám Hồng Tú Toàn, coi như không có chuyện gì; cũng có người công khai biện bác, cho là vô lý. Như Ôn tú tài đồng hành với Hồng Tú Toàn, sau khi nghe Hồng Tú Toàn truyền giáo, muốn biện luận khuyết điểm trong Khuyến Thế Lương Ngôn với ông, chọc cho Hồng Tú Toàn rũ tay áo bỏ đi. Thậm chí có người cho là Hồng Tú Toàn bệnh điên phát tác, không thèm nói lời nào. Như có một lần Hồng Tú Toàn đến núi Ngũ Mã truyền giáo, ở đó ông có rất nhiều bạn bè quan hệ rất khá từ hồi còn dạy học. Nhưng những người bạn này nghe lời Hồng Tú Toàn nói cả kinh thất sắc, cho rằng Hồng Tú Toàn lại mắc bệnh điên, vội lo đưa ông trở về.
Tóm lại, ba người đã bận rộn gian khổ suốt mấy tháng, người đi theo lác đác, chỉ phát triển được mấy người có hạn, hơn nữa về sau phần nhiều thấy khó rút lui.
Bản thân Thiên triều Điền mẫu Chế độ chính là một chế độ lý tưởng, nhưng không thể nào thực thi, nó giống như chuyện trời cao trao mệnh trong giấc mộng của Tú Toàn vậy. Chỉ là một chứng hoang tưởng. Nước cộng hòa Utopia có thành công chăng, Đào Hoa nguyên cũng không tồn tại. Thế giới đại đồng thậm chí là chủ nghĩa Cộng sản đều là trái ngược với bản tính tự thân nhân loại và quy luật phát triển kinh tế.
Song nhìn từ thất bại quá sớm của Thái Bình Thiên Quốc, nguyên nhân có nhiều phương diện, tôi cho rằng điều chủ yếu nhất là đã đi ngược lại quy luật phát triển tiền tiến chung của lịch sử, lấy cái hủ bại hơn để thay thế hủ bại, đem sức sản xuất lạc hậu hơn thay thế sức sản xuất lạc hậu, chắc chắn là không thành công.

Người dịch: Nguyễn Thành Sang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th