Chuyển đến nội dung chính

TẠI SAO CÁC VƯƠNG TRIỀU TRUNG QUỐC THỜI XƯA KHÔNG THỂ QUÁ 300 NĂM? TRUNG QUỐC SO VỚI NHẬT BẢN CÓ NHỮNG MÂU THUẪN NÀO?



   Tại sao các vương triều Trung Quốc thời xưa không thể quá 300 năm? Quý độc giả không biết rõ có thể cùng xem với những gì chúng tôi viết ra đây. 
Những ai am hiểu lịch sử thế giới đều sẽ phát hiện một hiện tượng kỳ lạ, Trung Quốc mặc dù nói là có lịch sử trên dưới 5,000 năm, trong thời gian đó cũng có rất nhiều vương triều nhưng lại không có một vương triều nào có thể qua nổi 300 năm. Kể cả nhà Hán và nhà Đường lừng danh thế giới cũng không thể đột phá con số 300 năm. Nên biết thịnh thế Hán–Đường là hai triều đại xán lạn bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, ngay cả hai triều đại này cũng không thể tiếp tục phát triển ổn định, những triều đại khác thì càng không cần nói chi.
Việc thay triều đổi đại trong dòng chảy lịch sử các vương triều Trung Quốc, các chính quyền khác nhau xuất hiện thay thế nhưng lại vẫn không duy trì nổi nền thống trị lâu dài. Nhưng so với láng giềng của Trung Quốc là Nhật Bản, mặc dù là quốc gia nhược tiểu, dân số không đông, lại có thể duy trì vương triều ngàn năm liên tục, thế thì nguyên nhân dẫn đến điều đó là do đâu?
1. Mâu thuẫn giữa dân số và kinh tế:
Các nhà sử học hiện đại phát hiện một hiện tượng rất thú vị, sự thay thế các vương triều trong lịch sử đa phần đều có liên quan đến dân số và kinh tế. Thời xưa trong những năm yên bình dân số luôn có hiện tượng là tăng nhanh, nhưng khi đạt đến một mức nhất định sẽ gây nên chiến loạn, kéo theo đó dân số sụt giảm, xuất hiện trạng thái tuần hoàn.
Sự tăng trưởng dân số có liên quan rất lớn đến phát triển kinh tế, trong những năm hòa bình con người ta thu nhập ổn định, tự nhiên số lượng nhân khẩu sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng khi dân số gia tăng đến một mức nhất định cục diện kinh tế sẽ không được nâng cao hơn nữa, song thuế thu của nhà nước và giá cả vật phẩm có thể sẽ không giảm xuống, cho nên sẽ xuất hiện mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa số lượng nhân khẩu và kinh tế.
Mà thời xưa thường có rất nhiều thiên tai xảy ra, với công nghệ của người thời xưa thì không thể xử lý hữu hiệu, dẫn đến mâu thuẫn càng mở rộng thêm, cuối cùng gây nên hiện tượng chiến loạn và thay đổi triều đại. Cho nên sở dĩ các triều đại thời xưa đều không thể phát triển ổn định có mối liên hệ tất yếu với dân số và kinh tế.
2. Sự xâm nhập của ngoại tộc:
Rất nhiều vương triều của Trung Quốc thời xưa bị hủy diệt đều là do ngoại tộc xâm lược dẫn tới diệt vong. Rất nhiều vương triều của Trung Quốc thời xưa thực lực quân sự đều không phải quá mạnh, hơn nữa Trung Quốc chủ yếu sống bằng nghề canh nông, chiến mã ít ỏi, mà chiến mã lại là sức chiến đấu thời xưa, điều này trực tiếp làm cho thực lực quân sự Trung Quốc lạc hậu hơn người khác.
Ví dụ rất đơn giản là triều Tống bị người Kim xâm nhập, mặc dù cũng đã tiến hành phản kháng về mặt thực lực tuyệt đối rốt cuộc vẫn không thể tránh khỏi diệt vong. Cũng như triều Nguyên khuếch trương đối ngoại càng trực tiếp làm người Hán tiếp tục bị áp chế. Kẻ thống trị triều Nguyên là người Mông-cổ, mặc dù họ cũng là một trong những tộc người của Trung Quốc nhưng thời xưa họ lại là ngoại tộc. Từ đó ta thấy sở dĩ các vương triều Trung Quốc không thể vượt quá 300 năm cũng có quan hệ rất lớn với sự xâm nhập của ngoại tộc.
3. Tín ngưỡng dân tộc:
Nhật Bản là một quốc gia nhỏ có thể thực hiện làm triều đại ngàn năm bất biến không những là có liên quan với việc dân số của họ ít ỏi, cũng như đảo quốc chơ vơ không bị xâm nhập, mà còn có những điều như tín ngưỡng của chính dân tộc họ cũng quan hệ rất lớn. Người Nhật Bản vững tin rằng Thiên hoàng của họ là hậu duệ của thần linh, bất kể Thiên hoàng của họ là nhà thống trị hay trở thành nô lệ thì Thiên hoàng của họ vẫn cần tồn tại.
Trong tín ngưỡng thống nhất này mặc dù nội bộ Nhật Bản thỉnh thoảng có bất hòa nhưng về ngoại bộ thì vẫn duy trì mặt trận thống nhất, cho nên Nhật Bản không có chuyện thay đổi vương triều, chỉ có thể nói rằng sự thay đổi vương triều Nhật Bản không bằng nói là đổi nhà thống trị và thay đổi một số chính sách mà thôi, chứ không thể nào thay đổi toàn bộ hệ tư tưởng của quốc gia. Vì vậy Nhật Bản có thể duy trì sự phát triển tiếp tục của vương triều.
Một nhà nước tồn tại càng lâu thì nguồn tư bản và động lực mà họ tiếp tục sẽ tương đối giảm thiểu. Trung Quốc chủ yếu là nước lớn đông dân, cứ mỗi lần xáo động là sẽ khiến dân số sụt giảm, nên tài nguyên phân phối đồng đều, nhưng kéo theo dân số gia tăng lợi ích phân phối không đồng đều, thêm vào đó các thiên tai xuất hiện, mâu thuẫn ngày càng nhiều, cuối cùng hình thành nên cục diện mà kẻ thống trị cũng không tài nào thay đổi được, chỉ có thể dùng chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn. Nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền. Sự phát triển của quốc gia thảy đều là như thế, làm sao để duy trì quốc gia phát triển lâu dài, duy trì đồng đều lợi ích cho nhân dân chính là điều rất quan trọng.

Theo Qulishi
Biên dịch: Nguyễn Thành Sang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th