Chuyển đến nội dung chính

7. VÙNG NÚI TỬ KINH: THÁNH NHÂN GIẢNG ĐẠO LẠI BỎ SÓT NƠI NÀY (THIÊN QUỐC NÀY KHÔNG THÁI BÌNH)

Tử Kinh sơn khu - căn cứ địa đầu tiên và quan trọng của Bái Thượng Đế giáo ở Quảng Tây, sau này phát triển thành khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.


Nếu không có cuộc khởi nghĩa nông dân với quy mô to lớn thì vận mệnh của núi Tử Kinh chắc chắn sẽ im ắng không tăm hơi, may mà, lịch sử đã cho nó cơ hội để tiếng đồn lan xa.
Nó là cơ sở quan trọng của Bái Thượng Đế giáo, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc hoài thai trên mảnh đất này, phát triển lớn khôn và rời khỏi núi lớn, chạy ra Vĩnh An, tuốt tới Nam Kinh.
Hình như ngoại trừ Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn ra, tất cả các cán bộ của Thái Bình Thiên Quốc đều xuất phát từ đất này: Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý, Vi Xương Huy, thậm chí là Trần Ngọc Thành, Lý Tú Thành sau này.
Đó là một vùng núi lớn với tổng diện tích mấy trăm ki-lô-mét vuông, núi cao rừng rậm, địa thế hiểm yếu, tự cổ chính là miền núi cao cách xa hoàng đế.
Phùng Vân Sơn mà đến nơi này khác nào cá gặp nước.
Vì là núi cao rừng sâu, thế lực của quan phủ tương đối mỏng manh, cũng tức là nơi chốn yên để sinh tồn, vì vậy đã tụ tập ở đây hàng loạt những người làm thợ mỏ sống bằng than đốt và bách tính cùng khổ. Vì là núi cao rừng sâu mới thể hiện địa thế hiểm yếu, tiến có thể công, lui có thể thủ. Nhìn từ vị trí địa lý của nó cũng thật là nơi đáng giành lấy trong binh gia, phía nam có núi Đại Diêu, Tầm Giang chạy thẳng lên Vũ Tuyên, Tượng Châu, phía bắc là dãy núi Tử Kinh làm bức bình phong thiên nhiên, phía đông có thể đi xuống Bình Nam, Ngô Châu, có thể nói là thông suốt mọi nẻo.
Nắm được Tử Kinh sơn thì cũng như đảng Cộng sản Trung Quốc sau này nắm được Tỉnh Cương sơn vậy. Mặc dù ý nghĩa và tác dụng đều khác nhau.
Điều quan trọng hơn rằng ở đây là thổ nhưỡng phì nhiêu thích hợp cho Bái Thượng Đế giáo sinh trưởng.
Miền núi Tử Kinh từ xưa đã nơi sống tạp cư của các dân tộc Mèo, Dao, Hán… mâu thuẫn dân tộc xảy ra, cuộc đánh nhau giữa các tông tộc càng không hiếm thấy, do bởi chính phủ nhà Thanh thực hành chính sách thực thi “dĩ di chế di” (lấy dân mọi kiềm chế dân mọi) đối với vùng miền các dân tộc thiểu số, đối với mâu thuẫn giữa các dân tộc thì áp dụng thái độ mắt nhắm mắt mở thậm chí là dung túng, làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc như nước với lửa.
Đồng thời, do hoàn cảnh đặc thù của vùng núi Tử Kinh, người ta hoặc vì để tránh chiến loạn, hoặc vì muốn trốn thuế khóa nên người dân từ tỉnh quê ngoài lũ lượt dời đến đây sống, hình thành một quần thể mới, quần thể này được gọi là “người Khách gia.” Còn những người tổ tiên vốn sống ở đây thì gọi là “người Thổ gia.” Kéo theo dân số tăng dần lên thì đất đai và tài nguyên của nó bị giảm thiểu, lâu lâu dần dần mâu thuẫn giữa hai quần thể này cũng bùng phát ra, người Thổ gia cho rằng người Khách gia là quần thể ngoại lai đến xâm chiếm núi rừng và tài nguyên đất đai của họ, cho nên dùng thái độ bài ngoại, trong lịch sử cứ luôn bài xích và kỳ thị người Khách gia, trong cuộc tranh đấu giữa hai bên người Thổ gia thường phát huy được ưu thế về bản địa hơn nên chiếm thượng phong. Còn người Khách gia vì sinh tồn nên cũng cần phải đoàn kết lại để tránh rơi vào vận mệnh bị xua đuổi.
Bái Thượng Đế giáo thừa sơ hở này tiến vào, thu hút lượng lớn người Khách gia tham gia, mà người có sức ảnh hưởng là đám Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý, Vi Xương Huy, Thạch Đạt Khai. Tỉ như Vi Xương Huy, mặc dù gia tộc to lớn, anh em rất đông, nhưng cứ hay bị hương hào địa phương ăn hiếp. Gia nhập Bái Thượng Đế giáo nghĩa là sẽ có tổ chức, mọi người có thể đoàn kết lại để nhất trí đối phó với bên ngoài. Do vậy lợi ích cá thể của các thành viên Bái Thượng Đế giáo có sự trở ngại, cũng là một nguyên nhân quan trọng để nhiều người gia nhập.[1]
Có một nguyên nhân quan trọng nữa là trăm họ ở vùng núi Tử Kinh chịu ảnh hưởng Nho học khá ít. Miền núi Quảng Đông từ xưa tới giờ là đất lam chướng, là nơi dành để lưu đày quan viên và bách tính phạm tội trong các đời, cho nên đặc trưng phong tục dân gian thuần phác, thô dã. Quan viên địa phương nhà Thanh trong tấu sớ dâng lên hoàng đế thường nhắc đến những người dân ở đây “không tập theo vương hóa.” Không tập theo vương hóa tức có nghĩa là trình độ văn minh khá thấp, cân nhắc từ tiêu chuẩn này nên ảnh hưởng của Nho học tương ứng khá là ít. Từ đời Hán tôn sùng Nho học trở đi, biết bao nhiêu năm nay nhiều địa phương thấm nhuần sâu ảnh hưởng Nho học, khái niệm Nho học đã thâm nhập lòng người và cuộn chảy trong máu mủ của con người ta. Khái niệm này trở thành trụ cột tinh thần của dân tộc Hán, cũng bảo vệ cho địa vị đại thống nhất của Trung Quốc. Ở trong lịch sử, miền đất Trung Nguyên đã từng không ít bị các dân tộc thiểu số thống trị, nhưng cuối cùng, dân tộc Hán lại dùng sức mạnh tinh thần to lớn đồng hóa các dân tộc thiểu số. Có thể thấy sự thâm căn cố đế và bác đại tinh thâm của nền văn hóa này, vì vậy phủ định Khổng Tử không phải là chuyện dễ dàng đâu. Đó cũng là nguyên nhân Hồng Tú Toàn truyền giáo thất bại tại Quảng Đông.
Song miền núi Quảng Tây lại là nơi tạp cư của các dân tộc, vì giáo dục lạc hậu nên chịu ảnh hưởng văn hóa Nho gia tương đối thấp, tiếp nhận vị thần mới Thượng đế này cũng tương đối dễ. Điều này giống như ông Cao Kiến Quần khi phân tích phong tình địa phương ở vùng Thiểm Bắc đã nói “Thánh nhân giảng đạo lại bỏ sót nơi này.” Nhằm cung cấp một nơi lý tưởng để truyền bá Bái Thượng Đế giáo, cũng là để người anh hùng Phùng Vân Sơn có đất dụng võ.
Quảng Tây trước giờ lại luôn là thiên đường của các hội đảng khởi nghĩa, bọn họ nhiều lần dấy lên khởi nghĩa vũ trang vươn đến cao trào đấu tranh phản Thanh. Trong đó nổi tiếng hơn thì có tới mấy chục lần. Năm 1840, Vi Ngọc Lâm khởi sự tại Tượng Châu; năm 1845, Đặng Ngọc Kỳ tự xưng là Bình Địa vương ở huyện Đằng, Chung Mẫn Hòa tự xưng là Cao Sơn vương; tháng 5 năm 1848, Trần Á Quý khởi nghĩa tại Đông Hương, Vũ Tuyên, quân khởi nghĩa đánh thành chiếm đất, chuyển sang đánh lưu vực sông Tầm Giang. Tháng 10 năm 1848, Lôi Tái Hạo khởi sự tại biên cảnh Tương Quế, chiếm lĩnh vùng Toàn Châu. Cùng lúc đó, Thiên địa hội các nơi nhao nhao hưởng ứng, trong đó, Lý Nguyên Phát đã đẩy cuộc đấu tranh của Thiên địa hội lên cao trào, năm 1849, ông dẫn hội chúng đánh phá Tân Ninh, giết chết quan viên nhiệm mệnh của nhà Thanh, về sau chuyển mặt trận sang vùng núi Đại Diêu.
Những cuộc đấu tranh này đều thất bại dưới sự đàn áp của chính phủ nhà Thanh, để lại một lượng lớn viên lính hậu bị cho cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. Sau thất bại, họ chuyển đại bộ phận vào rừng núi, có nhóm người thì ẩn vào dân gian, khi Bái Thượng Đế giáo truyền bá, nhóm người này cũng gia nhập giáo hội, ban đầu họ gia nhập là để tự bảo vệ mình, mượn thế lực của Bái Thượng Đế giáo chống lại sự bách hại của chính phủ, song nhóm người này bị chính phủ nhà Thanh bách hại ghê gớm nhất nên quyết tâm phản kháng cũng lớn nhất, trở thành một nhánh lực lượng cốt cán của Bái Thượng Đế giáo. Lúc Kim Điền nổi dậy càng có không ít thủ lĩnh hội đảng và lực lượng tàn dư quân khởi nghĩa dẫn chúng đi theo, những người còn lại càng lũ lượt hưởng ứng. Có thể thấy, khởi nghĩa hội đảng như gió nổi mây bay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm Bái Thượng Đế giáo tấn tốc phát triển.
Nhưng trong quá trình truyền giáo cũng không thể đánh giá thấp tác dụng của Phùng Vân Sơn. Về phương diện này, Phùng Vân Sơn là nhà tuyên truyền và là nhà tổ chức thiên tài, ông vốn xuất thân là người có học, biết rõ tầm quan trọng của sự tuyên truyền. Cho nên ông đi khắp đường làng ngõ xóm dốc sức để tuyên dương sự tích của Hồng Tú Toàn và giáo lý của Bái Thượng Đế giáo, đồng thời chỉ ra rằng gia nhập Bái Thượng Đế giáo có thể sẽ được Thượng đế che chở, đương nhiên cũng sẽ được giáo hội bảo vệ. Sự tuyên truyền của ông có hai ưu thế, một là ông có ăn học rành rẽ, bản thân rất được sự kính trọng và quý mến của những bách tính nghèo khổ, được người ta kính gọi là “Phùng tiên sinh,” khi phân tích vấn đề thì càng gãy gọn có lý, chứng cứ đầy đủ. Hai nữa là ông không phải tuyên truyền cho bản thân mà lấy tư cách là người chứng kiến nên có sức thuyết phục hơn.
Tóm lại, từ nhiều nguyên nhân đã khiến Bái Thượng Đế giáo tấn tốc phát triển tại vùng núi Tử Kinh, có được cái thế lớn mạnh không kìm kẹp nổi. Đến năm 1847, hội viên đã phát triển đến vài ngàn người. Bái Thượng Đế giáo phát triển lớn mạnh đã gây hoang mang cho nhiều người, họ nhao nhao đứng lên phản đối. Điều này chúng ta sẽ bàn tiếp ở sau.
Ngay khoảng thời gian này, Hồng Tú Toàn đi đến Quảng Tây lần thứ hai. Khi ông biết tin vui là Phùng Vân Sơn không hề rời khỏi Quảng Tây và đã phát triển được hàng loạt hội viên, hình thế Bái Thượng Đế giáo đã mạnh lên vượt ngoài mong đợi, ông quá vui mừng vội đi đến núi Tử Kinh để tìm gặp Phùng Vân Sơn.
Đây chính là lần đầu tiên giáo chúng ở miền núi Tử Kinh được gặp vị giáo chủ trong lòng của họ, con thứ của đức Thượng đế, vị thần tiên cứu vớt họ thoát khỏi bể khổ, sự vui sướng và kích động trong lòng không thể nói bày cho xiết. Mọi người đi tuyên bố khắp nơi nơi. Không bao lâu, tin tức Hồng giáo chủ xuất hiện đã đồn khắp nơi xung quanh.



[1] Cần bổ sung một ý quan trọng cho nguyên nhân này, trong cuộc đánh nhau giữa người Thổ và người Khách ở Quảng Đông hơn một trăm năm trước, vì bảo vệ chính mình nên người Khách gia đã tập trung đoàn kết lại sửa sang công tác vũ trang, chính phủ nhà Thanh cũng cảm thấy lo sợ thật sự đối với lực lượng vũ trang có quy mô như thế, sau khi triều Thanh đưa quân đi đàn áp họ mới phát hiện là Lục doanh Bát kỳ đánh trận không nổi, dưới sự cổ vũ thắng lợi của người Khách gia đã kích thích cho hành động bùng khởi của Bái Thượng Đế giáo được Hồng Tú Toàn lãnh đạo!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th