Chuyển đến nội dung chính

CẬP NHẬT TRỰC TIẾP VỀ VIRUS CORONA: HOA KỲ CHO BIẾT HỌ SẼ SƠ TÁN NGƯỜI MỸ KHỎI DU THUYỀN



Hành khách và đoàn nhân viên cách ly tại Nhật Bản đã được thông báo trong một email từ Đại sứ quán Mỹ rằng một chuyến bay hợp lệ sẽ đến ngày Chủ nhật để đưa họ trở về Hoa Kỳ.
GIẬT TÍT Pháp tuyên bố đã có 01 người chết và thêm người thứ 12 mắc bệnh COVID-19.
Hoa Kỳ tuyên bố sẽ sơ tán người Mỹ ra khỏi du thuyền bị cách ly tại Nhật Bản
Du thuyền Diamond Princess đã cập cảng tại Yokohama, Nhật Bản hồi thứ Sáu. Hơn 200 trường hợp nhiễm virus Corona được xác nhận trên tàu kể từ khi nó bị cách ly vào tuần trước. Jae C. Hong/Associated Press
Hoa Kỳ sẽ sơ tán người Mỹ khỏi du thuyền đã bị cách ly hơn một tuần tại Nhật Bản vì nhiễm virus Corona trên tàu, Đại sứ quán Hoa Kỳ nói với người Mỹ trên tàu vào thứ Bảy.
Hành khách và đoàn nhân viên người Mỹ đã được thông báo từ một email đến từ đại sứ quán rằng một chuyến bay hợp lệ sẽ đến vào Chủ nhật đón những ai muốn trở về Hoa Kỳ.
Con tàu Diamond Princess đã bị cách ly tại thành phố Yokohama đầu tuần trước với khoảng 3.700 hành khách và đoàn nhân viên trên tàu, sau khi một người đàn ông đã lên bờ tại Hồng Kông được xét nghiệm dương tính với virus Corona. Kể từ đó đã có chí ít 218 trường hợp xác nhận nhiễm dịch trên tàu.
Có khoảng 400 người Mỹ trên tàu và ít nhất 40 người bị nhiễm virus đã được đưa ra khỏi tàu để tiếp nhận điều trị.
Người Mỹ sẽ bắt buộc phải chịu cách ly trong 14 ngày và được lưu trú tại hai trạm cách ly ở California và ở Texas, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết trong một phát biểu vào thứ Bảy.
Nhật Bản đã xác nhận nhiều trường hợp nhiễm virus Corona hơn ở bất kỳ nước nào bên ngoài Trung Quốc – phần lớn trong số đó đến từ con tàu – và họ đã báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên do virus này hôm thứ Năm.
KHỐN CẢNH Nhiều hành khách tỏ ra lo sợ rằng việc cách ly kiểm dịch sẽ khiến họ rơi vào tình cảnh nguy hiểm.
Một bài phát biểu mới được công bố: Tập Cận Bình bắt đầu chống chọi với virus sớm hơn được biết trước đó
Bị chỉ trích nặng vì phản ứng ban đầu với đại dịch Corona, chính phủ độc tài Trung Quốc dường như đang thúc đẩy một tường thuật mới về các sự kiện thể hiện Chủ tịch Tập Cận Bình đã hành động sớm để chống lại dịch bệnh đang bùng phát tại nước này.
Nhưng khi làm như vậy, lần đầu tiên chính quyền đã thừa nhận rằng ông Tập biết về dịch bệnh gần hai tuần trước khi ông nói chuyện công khai đầu tiên về nó – và trong khi các quan chức tại trung tâm điểm thành phố Vũ Hán vẫn đang cố ém nhẹm với những nguy hiểm của nó.
Lời tường thuật mới kia có nguy cơ kéo ngài Chủ tịch, nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, trực tiếp đặt vấn đề liệu các quan chức hàng đầu có làm quá ít, quá muộn hay không.
Trong bài phát biểu nội bộ mới phát hành được ông Tập tuyên đọc ngày 3-2, khi dịch bệnh đã bùng phát thành những biến động quốc gia, chủ tịch Trung Quốc nói rằng ông đã “đưa ra những yêu cầu về những nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát” virus Corona vào ngày 7-1, trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – hội nghị tối cao của đảng Cộng sản có những phiên họp thường rất bí mật.
Trong bài phát biểu, ông nói mình đã ủy quyền phong tỏa chưa từng có đối với thành phố Vũ Hán và những thành phố khác bắt đầu vào ngày 23-1.
“Lúc nào tôi cũng theo dõi sự lây lan của dịch bệnh và tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn nó, liên tục đưa ra khẩu mệnh và cũng có các chỉ thị,” ông Tập nói về dính líu gần đây hơn của mình.
Các cố vấn của ông Tập có thể hy vọng rằng việc công bố bài phát biểu sẽ xua tan suy đoán về sự trốn tránh gần đây của ông khỏi quan điểm công khai và trấn an người dân của ông rằng ông tin chắc có thể lãnh đạo nhân dân thoát khỏi đại dịch.
Bài phát biểu có thể khiến ông Tập bị phê phán rằng ông đã không xử lý mối đe dọa ban đầu thật khẩn cấp, và khiến ông gặp khó khăn trong việc đổ lỗi cho các quan chức địa phương với những điều mà nhiều người cho rằng chính phủ đã xử lý không thỏa đáng cơn đại dịch từ đầu.
Các chỉ trích cũng đặt ra câu hỏi về việc các lãnh đạo hàng đầu biết gì vào thời điểm đó và những chỉ thị nào họ đã ban hành dựa trên kiến thức đó.
Đầu tháng 1, các nhà lãnh đạo ở Vũ Hán – thành phố ở chấn tâm bùng phát dịch, đã đưa ra những đảm bảo công khai rằng không có bằng chứng về lây nhiễm bệnh từ người sang người.
Pháp tuyên bố trường hợp tử vong vì virus Corona đầu tiên và trường hợp mắc bệnh thứ 12 ở châu Âu
Các du khách ở Paris tháng 1-2020. Một du khách Trung Quốc phải nhập viện trong thành phố hồi 25-1 đã tử vong vào thứ Sáu. Gonzalo Fuentes/Reuters
Nhà chức trách Pháp đã công bố một trường hợp mắc virus Corona mới vào thứ Bảy, chỉ vài giờ sau khi có báo cáo rằng một du khách Trung Quốc 80 tuổi đã chết vì virus Corona tại một bệnh viện ở Paris.
Bệnh nhân trong trường hợp xác nhận mới đây là công dân Anh quốc ở tại căn nhà gỗ Les Contamines-Montjoie, nơi dồn lại của năm vụ khác được phát hiện hơn một tuần trước. Bệnh nhân được theo dõi ở một bệnh viện tại Lyon kể từ thứ Bảy tuần trước.
Trường hợp mới đưa số ca bệnh được xác nhận ở Pháp lên 12 người. Có 4 người trong số bệnh nhân đã hồi phục và 7 người vẫn đang nằm viện.
Người qua đời này là ca tử vong do virus Corona đầu tiên ở châu Âu và là ca tử vong thứ 4 ở bên ngoài Trung Quốc đại lục. Anh ta không thuộc về phần các vụ dồn lại được phát hiện ở căn nhà gỗ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp, Agnès Buzyn, cho biết hôm thứ Bảy rằng bệnh nhân chết hồi thứ Sáu đến từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trung tâm bùng phát dịch. Ông ấy đã đến Pháp ngày 16-1 và nhập viện tại bệnh viện Bichat-Claude Bernard từ ngày 25-1.
VIRUS CORONA TẠI CHÂU ÂU Kinh tế gián đoạn do bùng phát dịch bệnh đang trở nên rõ ràng hơn ở châu Âu.
“Tình trạng của anh ấy đã xấu đi rõ nhanh và anh ấy rơi vào tình trạng nguy kịch trong vài ngày,” Cô Buzyn phát biểu trong một chương trình truyền hình.
Cô không nói tên bệnh nhân. Con gái của người đàn ông xấu số cũng bị nhiễm virus Corona và cũng phải nhập viện ở Paris, cô Buzyn nói và cho biết thêm cô bé có khả năng sẽ được xuất viện sớm.
Ở Trung Quốc đại lục có khoảng 1,500 người đã chết, hầu hết họ ở tỉnh Hồ Bắc. Philippines, Hồng Kông và Nhật Bản mỗi nơi đều báo cáo có 01 trường hợp tử vong.
Trung Quốc báo cáo hơn 2,000 trường hợp nhiễm dịch mới và 139 người tử vong hầu hết tại Hồ Bắc
Nhân viên y tế với các bệnh nhân tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, Trung Quốc hồi thứ Sáu 14-2. EPA, via Shutterstock
Con số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng sau khi chính phủ thay đổi các tiêu chí về cách theo dõi các trường hợp trong tuần này. Các quan chức vào đầu thứ Bảy đã báo cáo 2,641 nhiễm virus Corona mới và 143 trường hợp tử vong thêm trong 24 giờ trước.
Số ca mới xuất hiện vài giờ sau khi Bắc Kinh tuyên bố những hạn chế mới đối với người dân trở về thủ đô từ những nơi khác trong nước.
Hầu hết các trường hợp mới và tử vong đã được báo cáo ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch.
Tổng cộng có hơn 66.000 người đã bị nhiễm bệnh và ít nhất 1.523 ca tử vong trên toàn thế giới. Phần lớn các trường hợp, và tất cả trừ một số trường hợp tử vong, đều ở Trung Quốc đại lục, tập trung nặng nề nhất ở Hồ Bắc.
Số liệu tính toán tại Hồ Bắc đã tăng vọt vào thứ Năm sau khi chính quyền thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán để đếm các trường hợp mới. Chính phủ hiện tính đến các trường hợp được chẩn đoán trong môi trường lâm sàng, bao gồm cả việc sử dụng quét CT, và không chỉ những trường hợp được xác nhận bằng các bộ xét nghiệm chuyên dụng.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters vào thứ Sáu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, tuyên bố rằng dịch bệnh bùng phát “tóm lại đều nằm dưới sự kiểm soát.”
“Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp chính xác, nghiêm ngặt và quyết đoán nhất,” ông nói, bác bỏ những lời chỉ trích rộng rãi rằng chính quyền đã đàn áp các cảnh báo và hạn chế thông tin quan trọng trong những ngày đầu của vụ dịch.
Bộ trưởng cũng nói với Reuters rằng một số hạn chế đi lại đối với công dân Trung Quốc bởi các quốc gia khác đưa ra là một phản ứng thái quá và có thể nên nới lỏng.
Ông nói thêm: “Tôi chắc rằng khi hình thế phát triển, các nước ấy đang nghĩ lại điểm này, vì chung cuộc thì những nước này cần phải tương tác với Trung Quốc.”
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Munich hôm thứ Bảy, Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi cảnh giác xoay quanh vụ virus Corona, nhưng cảnh báo chống lại nỗi sợ hãi và hoảng loạn thông qua thông tin sai lệch.
“Chúng ta phải được dẫn dắt bởi sự đoàn kết,” ông nói, thêm rằng tổ chức này đang làm việc với Facebook, Google, Twitter, TikTok và các công ty truyền thông khác để ngăn chặn sự truyền bá thông tin sai lệch về virus.
CÂN NHẮC VỀ DỊCH BỆNH Lời giải thích ở đây cho lý do sao số các trường hợp đột nhiên thay đổi.
Châu Phi vội lo đào tạo các nhân viên y tế
Một nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ của một du khách như một phần của thủ tục sàng lọc virus Corona tại sân bay quốc tế Kotoka ở Accra, Ghana. Francis Kokoroko/Reuters
Châu Phi đang tăng cường nỗ lực phát hiện virus Corona vì lo ngại rằng trường hợp đầu tiên của lục địa, được xác nhận vào thứ Sáu, có thể dẫn đến một vụ dịch có tính khu vực và khi nhiều công dân Trung Quốc quay trở lại châu Phi để làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Các quốc gia trên khắp châu Phi đang gấp rút đào tạo nhân viên y tế. Các nhà chức trách cũng đang sàng lọc hành khách tại các sân bay và trang bị các phòng thí nghiệm ở tất cả 54 quốc gia để phát hiện virus. John Nkengasong, giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, nói với các phóng viên vào thứ Sáu rằng trong khi 16 quốc gia hiện có khả năng kiểm tra virus Corona, 20 nước khác sẽ đạt được như vậy vào ngày 20-2.
“Chúng tôi đang mở rộng rất nhanh trên khắp lục địa,” ông nói. “Khi chúng tôi nói ở đây, có một khóa đào tạo đang diễn ra ở Nairobi, Kenya, về giám sát nâng cao tại các sân bay và cảng sàng lọc nhập cảnh.” Hơn 40 quốc gia sẽ được đào tạo, ông nói.
Tiến sĩ Nkengasong cho biết, có thể nhiều trường hợp nhiễm virus Corona đã xuất hiện ở châu Phi nhưng chưa được phát hiện vì lục địa này có hệ thống giám sát yếu.
Châu Phi C.D.C. đã kêu gọi các chính phủ ở châu Phi đưa bất kỳ sinh viên châu Phi nào hiện đang bị mắc kẹt ở Trung Quốc trở về, dưới sự phong tỏa thành phố Vũ Hán – tâm chấn của vụ dịch. Tiến sĩ Nkengasong cho biết tình hình ở Vũ Hán có thể dễ dàng trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo, giống như ở Châu Phi.
“Chúng tôi đang chứng kiến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, rằng ngay cả với lượng tài nguyên, rằng ở Trung Quốc, đó là một cuộc đấu tranh,” ông nói. “Nếu virus tấn công vào một quốc gia mong manh ở Châu Phi, mối lo ngại là hậu quả sẽ rất, rất tàn phá.”
Các cuộc biểu tình phản đối các phòng khám virus Corona mọc lên ở Hồng Kông
Người dân mang khẩu trang tại một khu chợ ẩm ướt ở Hồng Kông. Lam Yik Fei for The New York Times
Các cuộc biểu tình phản đối các phòng khám khu phố được chính phủ Hồng Kông chỉ định để điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Corona thình lình xuất hiện ở nhiều quận trên toàn thành phố vào thứ Bảy.
Nhiều người biểu tình, lên số hàng trăm người, mặc trang phục màu đen, màu sắc đặc trưng của các cuộc biểu tình chống chính phủ của thành phố.
Chính phủ đã nói rằng các phòng khám sẽ điều trị cho những người có triệu chứng nhẹ của virus để giảm bớt áp lực cho bệnh viện, nhưng các nhà phê bình cho biết họ đã không hội ý với cư dân.
Tại thị trấn phía bắc Thiên Thủy Vi, những người biểu tình đã cố gắng phóng hỏa vào một trạm dừng xe lửa, và các sĩ quan chống bạo lực đã bắn hơi cay vào những người biểu tình khác, theo báo cáo địa phương.
Ngoài ra, Cơ quan quản lý bệnh viện thành phố nói rằng một phòng khám ở quận Đại Bộ đã bị phá hoại. Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết những mảnh thủy tinh vỡ đã được tìm thấy gần cửa phòng khám bệnh vào sáng thứ Bảy và một chai chứa chất lỏng không xác định được tìm thấy gần đó, nhưng anh ta không nói tài sản bị hư hại hay không.
Một phòng khám khác đã phải chịu hai cuộc tấn công đốt phá trong tuần qua.
Tháng trước, chính phủ đã từ bỏ kế hoạch biến một dự án nhà ở không người trú thành một trung tâm cách ly kiểm dịch sau khi những người biểu tình phóng hỏa ở sảnh.
Các công nhân giúp xây dựng một bệnh viện virus Corona mới trong 10 ngày đã bị nhiễm bệnh
Khai công xây dựng trên Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 2-2. Bệnh viện được làm bằng các đơn vị đúc sẵn, hầu hết đã được hoàn thành trong 10 ngày. Getty Images
Chí thiểu hai công nhân được gửi đến Vũ Hán vào cuối tháng 1 để giúp xây dựng một trong những bệnh viện mới để điều trị nạn nhân đã bị nhiễm bệnh virus Corona này, công ty và các viên chức y tế cho biết.
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, có nghĩa là núi thần lửa, là một trong hai bệnh viện được xây dựng tại thành phố trong vài ngày để giúp đối phó với sự chen chúc của bệnh nhân.
Mã Khả, 28 tuổi, đã thử nghiệm dương tính với virus Corona hôm thứ Năm, một người quản lý công ty Xây dựng Đại Uy – Hồ Nam của mình cho biết. Thứ hai, một công nhân 48 tuổi chỉ xác định được là mang họ Lâm, đã xét nghiệm dương tính với virus vào ngày 10 tháng 2 sau khi trải qua hai ngày cách ly trong một bệnh viện ở Tương Đàm, theo ủy ban y tế thành phố.
Đại Uy Hồ Nam đã cử 10 công nhân, bao gồm cả ông Mã, để giúp đỡ việc xây dựng. Tổng giám đốc của công ty, Lý Quang Đại, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng điều kiện làm việc tại công trường xây dựng rất kém và thiếu thiết bị bảo hộ, bao gồm cả mặt nạ chất lượng cao.
“Có một vài loại công nhân làm việc đồng thời,” ông Lý nói. “Những công nhân ở đó cũng chen chúc nhau khi họ làm việc. Mật độ số người ăn ở rất cao.”
Ông Lý nói rằng ông Mã cùng với những người khác làm việc lắp đặt nước và điện, không có triệu chứng bệnh. Tình trạng của ông Lâm cũng không được biết ngay lập tức.
Các ngân hàng Trung Quốc đang chen chân đi khử trùng tiền mặt
Một nhà hàng Bắc Kinh đã thiết lập bệ dốc để phục vụ thức ăn trong khi vẫn duy trì khoảng cách an toàn với khách hàng. Carlos Garcia Rawlins/Reuters
Các cơ quan ngân hàng trung ương của Trung Quốc đang khử trùng, cất giấu và thậm chí tiêu hủy tiền mặt trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Phạm Dật Phi, phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo vào thứ Bảy rằng tiền mặt thu được từ các ngân hàng mậu dịch phải được khử trùng trước khi trả lại cho khách hàng.
Tiền mặt thu được từ các bệnh viện và thị trường thực phẩm phải được xử lý riêng và khử trùng trước khi gửi các giấy bạc cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ông Phạm nói. Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề, tiền thu được phải trải qua khử trùng bằng tia cực tím hoặc nhiệt độ cao và được lưu trữ trong 14 ngày trước khi quay trở lại thị trường, ông nói thêm. Trong các khu vực ít bị ảnh hưởng, các giấy bạc ngân hàng phải được khử trùng và lưu trữ trong một tuần trước khi sử dụng.
Theo một báo cáo của Nam Phương, một đại lý quốc doanh ở tỉnh Quảng Đông, một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở phía nam thành phố Quảng Châu thậm chí đang tiêu hủy các tờ tiền giấy xuất phát từ các bệnh viện, chợ thực phẩm và giao thông công cộng.
Nhiều người dân ở các thành phố lớn Trung Quốc sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) chủ yếu để thanh toán mọi thứ, ngày càng khiến tiền mặt trở nên lỗi thời. Nhưng hàng trăm triệu người trong nước không được kết nối với internet và một số cư dân lớn tuổi vẫn thích xài tiền mặt hơn.
Virus đang gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực đồ xa xỉ phẩm toàn cầu
Một trung tâm mua sắm gần như vắng hoe ở Bắc Kinh hôm thứ Sáu 14-2. Kevin Frayer/Getty Images
Cách ly kiểm dịch, hạn chế đi lại và đóng cửa diện rộng các cửa hàng và trung tâm thương mại ở Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực đồ xa xỉ phẩm toàn cầu, phụ thuộc lâu vào chi tiêu của người mua sắm Trung Quốc trong và ngoài nước.
Ngân hàng đầu tư Jefferies ước tính rằng người mua hàng Trung Quốc chiếm 40% trong số 281 tỷ euro, tương đương 305 tỷ USD, đã chi cho hàng hóa xa xỉ trên toàn cầu vào năm ngoái và thúc đẩy 80% tăng trưởng doanh số của năm trước trong lĩnh vực này, khiến họ tăng trưởng nhanh nhất nhân khẩu mua sắm sang trọng trên thế giới.
Với mùa mới nhất của tuần lễ thời trang đang diễn ra tốt đẹp – và một số cuộc hủy bỏ show diễn ở New York, London, Milan và Paris – một số tên tuổi lớn nhất trong ngành đang công khai tính chi phí cho sự hủy hoại do virus Corona.
TÁC ĐỘNG KINH TẾ Một số lo ngại rằng lĩnh vực hàng hóa xa xỉ có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc nguy cơ tài chính toàn cầu năm 2008.
Một cặp vợ chồng người Nhật đến du lịch Hawaii xét nghiệm dương tính với virus Corona
Bãi biển Waikiki ở Honolulu. Một cặp vợ chồng đi nghỉ ở đó đã thử nghiệm dương tính với virus Corona tại Nhật Bản trong tuần này. Caleb Jones/Associated Press
Một người đàn ông bị bệnh khi đi nghỉ ở Hawaii và người vợ đang đi du lịch cùng anh ta, cả hai đều cho kết quả dương tính với virus Corona, nhà chức trách cho biết.
Cặp vợ chồng đều ở độ tuổi 60, đã đến thăm Hawaii vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, và người đàn ông bị ốm trong tuần thứ hai của kỳ nghỉ, trong khi họ đang ở tại timeshare ở Honolulu, trên đảo Oahu. Trước đó, cặp đôi đã ở Maui, nhưng không có triệu chứng gì khi ở đó.
Các quan chức cho biết người chồng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh vào ngày 3-2 và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài timeshare, Grand Waikikian. Ông có khả năng bị nhiễm bệnh trước khi đến Hawaii hoặc trong khi ông đang trên đường đến Hawaii vào cuối tháng 1, Tiến sĩ Sarah Park, nhà dịch tễ học công vụ nói. Người chồng đã xét nghiệm dương tính với virus Corona tại Nhật Bản vào thứ Sáu.
Cùng ngày, người vợ đến bệnh viện bị sốt, và trường hợp của cô đã được xác nhận vào thứ Bảy, theo Bộ Y tế Nhật Bản. Bộ cho biết cô đến từ Nagoya, thành phố lớn thứ tư của quốc gia. NHK, đài truyền hình công cộng và các quan chức thành phố Nagoya cho biết cô và người đàn ông có kết quả xét nghiệm dương tính là vợ chồng đã kết hôn.
Phó thống đốc Josh Green, một bác sĩ cấp cứu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Sáu rằng các nhà chức trách đã liên hệ với quản lý tại các cơ sở khách sạn nơi người đàn ông ở lại, cũng như những người đang làm việc ở đó.
“Cách duy nhất để làm điều này là liên hệ với tất cả mọi người,” ông nói. Chúng tôi không lo lắng về việc liên lạc tối thiểu, nhưng những người có liên hệ rộng rãi sẽ được cung cấp bất cứ sự hỗ trợ nào là cần thiết.”
ĐIỂM LIÊN HỆ HAWAII Một quan chức chính phủ cho biết họ đã lường trước tình huống này.

Báo cáo và nghiên cứu được đóng góp bởi Elian Peltier, Motoko Rich, David Yaffe-Bellany, Keith Bradsher, Elaine Yu, Claire Fu, Elizabeth Paton, Alex Marshall Nicholas Bogel-Burroughs và Melissa Eddy.

Theo tờ New York Times
Người dịch: Nguyễn Thành Sang


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi thứ 1 (Nam Bắc triều Đại chiến Diễn nghĩa)

  b õ a   NAM–B Ắ C TRI Ề U ĐẠ I CHI Ế N DI Ễ N NGH Ĩ A Romance of Northern and Southern dynasties 南北朝大戰演義     Tác gi ả CỰ LANG (NGUY Ễ N TH À NH SANG) H ồ i th ứ 1: Cảnh hàn vi, cô mợ khinh bỉ Thi võ tr ạ ng, anh hùng long vân Có bài th ơ r ằ ng: Cu ồ n cu ộ n C ấ m Giang đ ông ra bi ể n, H ả i D ươ ng long khí thu ỷ phong li ề n. R ồ i đ ây thiên h ạ ba đ ào n ổ i, Th ế s ự bi ế t ai m ớ i thánh hi ề n? Tương truyền từ cổ đại, bên nước Tàu ( 匿艚 ) có tam đại Hạ ( 夏 ), Thương ( 商 ), Chu ( 周 ). Tổ của nhà Chu là Văn Vương Cơ Xương ( 文王姬昌 ) có một trăm con, trong số đó có người con thứ tên là Cơ Chấn Đạc ( 姬振鐸 ) sau này được phong làm bá tước ( 伯爵 ) ở nước Tào ( 曹國 ), truyền hai mươi sáu đời đến Tào bá Dương ( 曹伯陽 ) thì bị diệt quốc, có người hậu duệ là Cơ Chất Khiết ( 姬騭絜 ) ở lại làm dân của nước Tống ( 宋國 ). Nước Tống sau này bị nước Tề ( 齊國 ) diệt vong, dòng dõi Cơ Chất Khiết lại trở thành dân nước Tề. Nước Tề cuối cùng bị n

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ”

NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH (NIYĀMA) TRONG “LUẬN SỰ” [1] Tác giả: JAMES P. MCDERMO. Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang. Nguyên tác: “The Kathāvatthu Niyāma Debates,” trích Chuyên san Hiệp hội Phật học Quốc tế (The Journal of the International Association of Buddhist Studies), tập 12, năm 1989, số 1. Một loạt những biện luận về các điều được phiên dịch nhiều kiểu khác nhau là “đảm bảo” (assurance), “tính cố định” (fixity), “định số” (destiny), và “xác định” (certitude; Pāḷi: niyāma , tham khảo thêm về niyata ) được phân bố rộng rãi thông qua Luận Sự phẩm loại luận ( Kathāvatthuppakaraṇa ). [2] Những cuộc luận chiến này chủ yếu được quan tâm với những hàm nghĩa của sự tiến nhập giải thoát đạo. Theo Luận Sự phẩm loại luận Nghĩa sớ ( Kathāvatthuppakaraṇa Aṭṭhakathā ), những giáo đồ bộ phái phân phụ của Án-đạt-la bộ ( Andhaka ) là Tây Sơn Trụ bộ ( Aparaseliya ) với Đông Sơn Trụ bộ ( Pubbaseliya ), và Bắc Đạo bộ ( Uttarāpathaka ), cũng như giáo đồ Thượng Tọa bộ ( The

CÁC CHÍNH QUYỀN QUY TỤ BÍ MẬT BỊ NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG GẮN NHÃN “PHẢN ĐỘNG” VÀ THỦ TIÊU (Kỳ 1)

Các chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t v ớ i mong mu ố n xây d ự ng chính quy ề n c ủ a h ọ , vô tình hay h ữ u ý vì ra đờ i trong th ờ i đạ i có chính ph ủ C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa hình thành nên đ ã b ị quy k ế t là nh ữ ng l ự c l ượ ng “ph ả n độ ng” và b ị nhà n ướ c Trung C ộ ng ra s ứ c đ à n á p. Nh ữ ng th ự c th ể chính quy ề n này đ ã ho ạ t độ ng trong lãnh th ổ c ủ a C ộ ng hoà Nhân dân Trung Hoa, sau đ ó đ ã b ị chính ph ủ các c ấ p, c ơ quan t ư ph á p v à qu â n độ i Trung C ộ ng th ẳ ng tay tiêu di ệ t. Chúng ta hãy cùng tìm hi ể u v ề quá trình hình thành và b ị di ệ t c ủ a các chính quy ề n này. Giai đ o ạ n tr ướ c n ă m 1960 1. Th ượ ng Minh qu ố c ( 尚明國 ) Th ờ i gian t ồ n t ạ i: 1937–1951 (14 n ă m) Hoàng đế : L ư u Kim Lan ( 劉金蘭 ) Niên hi ệ u: Th ượ ng Minh ( 尚明 ) Th ủ đ ô d ự đị nh: Trung Kinh (t ứ c B ắ c Kinh) C ă n c ứ đị a: huy ệ n Oa D ươ ng, t ỉ nh An Huy Th ượ ng Minh Qu ố c là chính quy ề n quy t ụ bí m ậ t do th