![]() |
Bái Thượng Đế giáo vì chủ trương thờ Thiên Chúa nên bất khoan dung với các thần tượng khác, thường đập phá chùa miếu, phá bài vị Khổng Tử, thần, Phật... |
Trong quá trình truyền giáo, Hồng Tú Toàn còn gặp cản trở
trùng trùng trong nội bộ, như là bị phụ huynh la mắng, đánh đập, sự phản đối của
tộc trưởng gia tộc v.v… Chúng ta biết trong xã hội phong kiến, tộc trưởng là
người có quyền lực tối cao, dù ông ấy không phải là quan phủ nhà nước nhưng có
khi còn có thể quyết định đến danh dự thậm chí là tính mạng của một thành viên
gia tộc. Sách sử ghi lại, rằm tháng giêng năm 1844 nông lịch, vì địa phương có
phong tục tập quán “đài hội” (hội khiêng rước), người trưởng tộc lệnh cho Hồng
Tú Toàn soạn bài thơ văn để ca tụng thần Phật, Hồng Tú Toàn biết là không thể
làm trái mệnh lệnh của tộc trưởng nhưng cũng không thể viết, nên đã phao tin rằng
nếu ai bắt ông viết văn nữa thì nhà kẻ đó sẽ chịu tang tóc, sau khi tộc trưởng
biết tin cũng không muốn xé to chuyện nên không làm cho ra lẽ. Hệt vậy, hai người
đám Phùng Vân Sơn cũng có trải nghiệm tương tự. Thế là trở thành bọn người ngớ
ngẩn ở cái thôn này.
Qua tháng giêng, Hồng Tú Toàn kiếm một vị trí dạy tư thục ở
ngoài thôn, thấy học vấn của ông cũng có chỗ đáng bội phục, chí ít tìm việc làm
cũng không quá thành vấn đề.
Mới đầu học, Hồng Tú Toàn tập trung bọn học trò lại tuyên bố
bằng giọng điệu lớn lối quen dùng của mình, nói thế giới chỉ có một vị thần đó
chính là Thượng đế, những thần khác đều là bàng môn tà đạo, đều là tượng gỗ, đất
sét, là yêu ma quỷ quái, chúng ta phải diệt trừ chúng. Cất lời nói lên rồi nhấc
luôn bài vị Khổng Tử trên bàn thờ đập liệng xuống đất, lấy chân giẫm lên nói:
Đây chính là yêu ma.
Đó là lần đầu tiên Hồng Tú Toàn thách thức với bài vị Khổng
Tử, thái độ kịch liệt này của ông biểu thị sự quyết liệt triệt để đối với Khổng
Tử và Nho học, hoặc có thể nói đó là sự quyết liệt với văn hóa truyền thống
Trung Quốc, làm được đến như vậy thật không dễ dàng gì. Từ đó, Hồng Tú Toàn như
lao theo mũi tên, nhất loạt đem dẹp bỏ hết tất cả những bài vị thần linh đã
quen trong lòng người như Táo quân, Long vương v.v… Hành vi đó về sau đã phát
triển thành đập chùa miếu, đốt tượng thần, thậm chí giết người có học. Kỳ thực,
đây cũng là biểu hiện méo mó về tâm tính của Hồng Tú Toàn, ông đi thi nhiều lần
không đậu nên sâu thẳm đáy lòng đầy bất mãn cực độ đối với chế độ khoa cử, bây
giờ đem oán hận đầy bụng phát tiết lên bài vị của Khổng Tử và những người có học,
nhưng mặt khác ông lại không thể không mưu sinh nên kiếm nghề dạy tư thục. Vào
thời xưa, địa vị của Khổng Tử được tôn kính. Đặc biệt là đời Thanh, nhằm ổn định
nền thống trị nên nhà thống trị tôn sùng Khổng Tử là bậc Văn Thánh, “Chí thánh
Tiên sư” – tức là thần linh mà người đọc sách có học trong thiên hạ thờ phụng
chung.
Đập bài vị Khổng Tử tất nhiên là không thể làm thầy dạy học
được rồi, nói cách khác là Hồng Tú Toàn thất nghiệp luôn. Phùng Vân Sơn cũng
không khá hơn, mất đi nghề kiếm cơm may áo.
Truyền đạo ở Quảng Đông gặp trắc trở, chi bằng xoay con đường
khác. Bắt đầu từ lúc đó ông với Phùng Vân Sơn khởi hành lộ trình chuyên đi truyền
giáo của đời mình.
Tháng 4 năm 1844, Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn rời khỏi
quê nhà huyện Hoa, Quảng Đông, cất bước chu du thiên hạ, một mặt truyền giáo giảng
đạo, nhưng hiệu quả rất kém, 34 ngày sau hai người mới đến được thôn Tứ Cốc,
huyện Quý, Quảng Tây.
Thôn Tứ Cốc là cứ điểm giảng đạo đầu tiên của nhóm người Hồng
Tú Toàn và Phùng Vân Sơn. Đó là một miền núi biên viễn. Đời sống nhân dân khá
gian khổ, cách tuyệt với thế giới bên ngoài, đại sự bên ngoài không đồn tới được,
người sống trong đó rất ít tiếp xúc với tin tức bên ngoài nên đã hình thành thế
cục núi cao xa lệnh vua, một mình nơi non thẳm.
Hồng Tú Toàn đến nơi này đương nhiên có mục đích của ông, ở
đó có người họ hàng của ông tức là anh họ Vương Thịnh Quân. Một đằng có ý là
rong ruổi hang cùng ngõ vực, hai nữa là tìm một chốn dừng chân truyền giáo.
Nhìn thấy họ, người bà con xa tự dưng vui ra mặt, tiếp đãi nhiệt tình. Không
bao lâu, nhờ có Vương Thịnh Quân giới thiệu, hai người đều đảm nhiệm làm thầy dạy
tư học cho ngôi trường gần đó. Những ngày tiếp theo, hai người ban ngày lên dạy,
ban đêm khóa cửa để tuyên truyền giáo lý Bái Thượng Đế giáo cho những người
nghèo khổ ấy, giảng giải câu chuyện Hồng Tú Toàn đắc đạo với trời, mọi người đều
nghe thấy rất thú vị. Hình tượng của Thượng đế bắt đầu khắc sâu vào lòng người
nơi ấy, không ít người đã chấp nhận lễ rửa tội, trở thành tín đồ của Bái Thượng
Đế giáo.
Trong đó có hai sự kiện làm cho Bái Thượng Đế giáo lan truyền
và mở rộng nhanh chóng ở địa phương đó.
Một là giải cứu con của Vương Thịnh Quân ra khỏi ngục, con
của Vương Thịnh Quân là Vương Duy Chính lúc đó bị giam trong ngục tù, nói là phạm
tội, thực ra có khả năng là do vu cáo, hoặc giả là không có chứng cứ phạm tội.
Dẫu vậy cứ bị giam trong ngục mà vẫn không thể định tội. Sau khi Hồng Tú Toàn
biết tin bèn nói với Vương Thịnh Quân chỉ có tín ngưỡng Thượng đế mới có thể miễn
trừ tai họa này. Tiếp theo, Hồng Tú Toàn viết một bức thư cho quan tri huyện
huyện Quý, chắc có lẽ bức thư này nói có lý có cứ, hơn nữa thư pháp của Hồng Tú
Toàn cũng khá lắm, quan tri huyện huyện Quý không rõ hoàn cảnh của người viết
thư, muốn yên chuyện cho xong, với lại bản thân Vương Duy Chính cũng không có
gì to tát nên mới thả cậu ta ra.
Giáo đồ Bái Thượng Đế giáo bèn quy công chuyện đó là do Thượng
Đế phù hộ và Hồng Tú Toàn thần thông quảng đại, mà thật nếu chúng ta nhìn thì
cũng có tính kỳ dị nhất định, tính kỳ dị của Hồng Tú Toàn là không thể dùng mê
tín giản đơn mà có thể thuyết phục, kiểu như đồng cốt vu thuật, còn có một số
chuyện thần kỳ trong dân gian rất khó mà nói rõ liền.
Sau đó, cả nhà Vương Thịnh Quân gia nhập Bái Thượng Đế giáo
ngay lập tức, trở thành phần tử tích cực tuyên truyền giáo lý, đặc biệt là
Vương Duy Chính tuổi trẻ đang hăng, lại đem trải nghiệm bản thân mình để tuyên
truyền uy lực đức Thượng đế và thần thông quảng đại của Hồng giáo chủ, tất
nhiên là đạt hiệu quả hơn gấp bội, từ đó thu hút được nhiều người gia nhập Bái
Thượng Đế giáo hơn.
Sự kiện khác là khiêu chiến với Lục Ô thần. Dưới ngọn Ô Sơn
có một ngôi miếu Lục Ô, cách thôn Tứ Cốc chỉ vài dặm, trong miếu có thờ hai tượng
thần một nam một nữ, nghe đồn thần này vốn là nam nữ hợp hoan mà chết, từ đó trở
thành thần. Kiểu thần này trong dân gian gọi là tà thần, rõ ràng độc ác, không
phải khoan dung độ lượng như bậc chính thần, ai thờ nó thì được phù hộ, còn như
bất kính thì sẽ bị nó giáng tội, kinh nghiệm nhiều lần trước đây đều chứng minh
nó linh nghiệm vô cùng.
Sau khi Hồng Tú Toàn và Phùng Vân Sơn bàn bạc qua bèn nhắm
mục tiêu vào Lục Ô thần đang có ảnh hưởng ấy. Hai người dẫn theo một số giáo đồ
của Bái Thượng Đế giáo, nhằm phao rộng thanh thế, họ khua trống gõ to cất khẩu
hiệu lớn là đuổi cổ miếu Lục Ô.
Ở trước tượng thần, Hồng Tú Toàn rảo đứng bước, kêu giáo đồ
đệ bút lông, mài mực ra rồi quẹt bút lông thấm đầy mực viết một bài thơ nên
vách tường cạnh tượng thần, nội dung tất nhiên là trách mắng thần Lục Ô, viết
xong chữ cuối cùng ông dùng quản bút quăng vào tượng thần một cái cất lớn giọng
hô “trảm yêu.” Lạ lùng thay, bức tượng ứng thanh ngã xuống đất. Người đời sau
đoán chắc là có thể tượng thần sớm đã bị mối mọt ăn rỗng, chỉ cần một chút ngoại
lực nhẹ là tự nhiên vỡ vụn. Cũng có người nói tượng thần Lục Ô sớm đã bị sắp xếp
có mưu đồ rồi. Những điều này chúng ta cứ hẵng tạm tin vậy.
Sự tích Hồng Tú Toàn một bút làm lật ngã thần Lục Ô lan
truyền đi tức tốc ở địa phương, người ta không thấy thần linh giáng tội theo hạn
trước đây, ngược lại thấy Hồng giáo chủ thần thái ngút trời đi nghênh ngang
truyền giáo ngoài đường. Cứ như thế mọi người đều biết có một vị Hồng giáo chủ
đến từ Quảng Đông thần thông quảng đại, có thể trảm yêu trừ ma, cứu vớt trăm họ.
Hồng Tú Toàn trở thành vị thần mới được dân bản địa coi như vị thần sống luôn,
thế là người gia nhập Bái Thượng Đế giáo càng đông hơn, người theo Bái Thượng Đế
giáo cứ thế phát triển lên tới mấy trăm người.
Về sau, nhóm người Hồng Tú Toàn lại dùng phương pháp tương
tự phá hủy miếu Cam Vương ở miền núi Tử Kinh, nảy sinh ảnh hưởng còn lớn hơn nữa.
Có thể thấy trong quá trình truyền giáo tại Lưỡng Quảng, Hồng
Tú Toàn đã áp dụng biện pháp cùng vẽ bằng hai bút, một mặt truyền bá giáo lý
khuyên nhủ người dân gia nhập Bái Thượng Đế giáo, mặt khác là nhắm vào tâm lý
mê tín thần linh ngu muội vô tri của bách tính địa phương, phá hủy những ngẫu
tượng được họ sùng bái kính sợ. Từ đó đã dựng nên quyền uy cao thượng tột bậc của
Bái Thượng Đế giáo.
Nên nói rằng thủ đoạn của Hồng Tú Toàn thật là cao minh, tục
ngữ có câu: “Miệng nói vô bằng,” không phải anh nói Thượng đế là chân thần duy
nhất của nhân gian, mình là con thứ hai của Thượng đế, do Thượng đế phái xuống
nhân gian để trảm yêu trừ ma sao? Có bằng cứ gì không nào? Lật nhào mấy tên tà
thần kia, hơn nữa họ còn không tài nào giáng tội anh được, hoặc nói là không
dám giáng tội. Đó chính là cách chứng minh hay nhất. Nó chứng minh rằng thần
thông của vị Hồng giáo chủ này lớn hơn đám thần linh kia, lúc này, người ta cải
sang tín ngưỡng đức Thượng Đế thần thông quảng đại hơn cả Hồng giáo chủ là điều
tự nhiên dĩ nhiên.
Lợi dụng tâm lý mê tín của người ta quả là một liều thuốc
hay của những kẻ làm công tác tạo phản xưa nay, Bái Thượng Đế giáo của Hồng Tú
Toàn đã thủy chung vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
Nhưng
quá trình truyền giáo này cũng không giữ được lâu dài, giữa Hồng Tú Toàn xảy ra
bất đồng ý kiến với Phùng Vân Sơn, sau đó Hồng Tú Toàn cả giận rồi bỏ về quê
nhà, tháng 9 năm 1844 Phùng Vân Sơn cũng rời khỏi thôn Tứ Cốc đi đến vùng núi Tử
Kinh bắt đầu quãng thời gian truyền giáo một mình suốt hơn hai năm.
Người dịch: Nguyễn Thành Sang
Nhận xét
Đăng nhận xét